Tính chất hóa học của bazơ là gì? Phân loại bazơ và Một số những bazơ quan trọng

Or you want a quick look:

Tính chất hóa học của bazơ là gì? Khái niệm và định nghĩa tính chất hóa học của bazơ, phân loại bazơ và một số những bazơ quan trọng sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết bên dưới. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu nhé! 

Nội dung chính bài viết

Khái quát về bazơ

Định nghĩa bazơ

Bazơ là gì? bazơ là hợp chất hóa học mà trong đó phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit. Có công thức chung dạng B(OH)x

(với x là hóa trị của kim loại khi liên kết với hidroxit)

Cách đọc tên bazơ

Tên bazơ = tên kim loại (được thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit

Thí dụ: (Al(OH)_{3}) : nhôm hidroxit

(Fe(OH)_{2}): Sắt (II) hidroxit

(Fe(OH)_{3}): Sắt (III) hidroxit

>>> Xem thêm: Tính chất hóa học của kim loại và Một số đặc điểm chung của kim loại

Phân loại bazơ

Dựa vài tính tan mà người ta chia bazơ làm hai loại là:

Bazơ tan trong nước tạo dung dịch kiềm như: NaOH, KOH, LiOH,  (Ca(OH)_{2}), (Ba(OH)_{2}),…

Bazơ không tan trong nước: (Cu(OH)_{2}), (Mg(OH)_{2}), (Fe(OH)_{3}),…

Tính chất hóa học của bazơ

Ở lớp 9 ta đã được học tính chất hóa học chung của bazơ bao gồm:

Đổi màu chỉ thị

*Thí nghiệm 1: Nhỏ 1 giọt dung dịch NaOH lên 1 mẩu quỳ tím.

Nhận xét: giấy quỳ đổi từ màu tím sang xanh.

*Thí nghiệm 2: nhỏ 1 giọt dung dịch NaOH và dung dịch phenolphtalein không màu.

Nhận xét: Dung dịch phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.

Hiện tượng cũng giống như vậy khi thực hiện tương tự với các dung dịch bazơ khác.

Kết luận: Các dung dịch bazơ (kiềm) làm đổi màu chỉ thị:

  • Quỳ tím thành màu xanh.
  • Dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

tính chất hóa học của bazơ và thí nghiệm minh họa Tính chất hóa học của bazơ là gì? Phân loại bazơ và Một số những bazơ quan trọng

Tác dụng với axit

Tính chất hóa học này đều đúng cho bazơ tan và bazơ không tan. Chúng đều tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa.

Thí dụ: (KOH_{(dd)} + HCl_{(dd)} rightarrow KCl_{(dd)} + H_{2}O_{(l)})

Tác dụng với oxit axit

Dung dịch bazơ (kiềm)  tác dụng với dung dịch axit tạo thành sản phẩm muối và nước.

Thí dụ: (2NaOH + SO_{2} rightarrow Na_{2}SO_{3} + H_{2}O)

Tác dụng với muối

Dung dịch bazơ tác dụng với một số dung dịch muối để tạo thành muối mới và bazơ mới.

(Na_{2}CO_{3}_{(dd)} + Ba(OH)_{2}_{(dd)} rightarrow 2NaOH_{(dd)} + BaCO_{3}_{(r)})

Điều kiện để phản ứng xảy ra đó là sản phẩm tạo thành có một chất không tan.

Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy

Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.

Thí dụ: (Cu(OH)_{2} overset{t^{0}}{rightarrow} CuO + H_{2}O)

(2Al(OH)_{3} overset{t^{0}}{rightarrow} Al_{2}O_{3} + 3H_{2}O)

Lưu ý: Trong các tính chất ở trên, có một số tính chất chỉ xảy ra với dung dịch bazơ và một số chỉ xảy ra với bazơ không tan và xảy ra với cả hai loại bazơ. Bạn nhớ để ý kỹ nhé.

Một số bazơ quan trọng

Một số hidroxit dưới đây ta hay gặp vì chúng được ứng dụng nhiều trong sản xuất và thực tế.

Natri hidroxit NaOH

Natri hidroxit trong tự nhiên là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt. Dung dịch natri hidroxit có tính nhờn, làm bục vải và ăn mòn da.

  • Natri hidroxit có đầy đủ các tính chất của một dung dịch bazơ điển hình đã nêu.
  • Natri hidroxit có nhiều ứng dụng trong đời sống và công nghiệp như dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, sản xuất giấy, sản xuất tơ nhân tạo,…
  • Sản xuất NaOH trong công nghiệp :

Canxi hidroxit

  • Dung dịch canxi hidroxit (Ca(OH)_{2}) có tên gọi thông thường là nước vôi trong. (Ca(OH)_{2}) tan ít trong nước.
  • Dung dịch canxi hidroxit (Ca(OH)_{2}) có các tính chất của một bazơ tan.
  • Canxi hidroxit có nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và đời sống. Nó được dùng làm vật liệu xây dựng, khử chua đất trồng hoặc dùng trong khử độc chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.

tính chất hóa học của bazơ và một số bazơ quan trọng Tính chất hóa học của bazơ là gì? Phân loại bazơ và Một số những bazơ quan trọng

Chuyên mục tính chất hóa học của bazơ và tính chất hóa học của axit và muối là những vấn đề quan trọng, trọng tâm trong chương trình hóa học lớp 9. Bạn hãy chù ý nắm rõ các tính chất ấy nhé. Hãy xem thêm các thông tin của DINHNGHIA.COM.VN để biết được nhiều kiến thức bổ ích khác nha. Nếu có bổ sung cho bài viết “tính chất hóa học của bazơ”, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

See more articles in the category: wiki
READ  Dương Nhất Linh Là Ai? Nam Ca Sĩ Vượt Khó Của Làng Nhạc Việt

Leave a Reply