Ngô Quyền là ai? Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng có gì đặc biệt?

Or you want a quick look:

Nói đến Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng, chúng ta sẽ nhớ đến một sự kiện lịch sử hào hùng và đầy vẻ vang. Chiến thắng Bạch Đằng có nhiều nét độc đáo và mới lạ. Chúng ta hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu rõ hơn về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng để biết vì sao đây được coi là một trong những cột mốc thể hiện tình đoàn kết dân tộc của dân ta.

Nội dung chính bài viết

Ngô Quyền là ai? Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng

Ngô Quyền (còn gọi là Tiền Ngô Vương), là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô của Việt Nam. Ngô Quyền sinh ngày 12/03/897 (năm Đinh Tỵ), ở tại Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Tây), cha là Ngô Mân – một Hào trưởng có tài đức.

Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa). Nhà Hán có con là Vạn Vương Hoằng Thao, đưa quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, đem quân giết tên phản bội là Kiêu Công Tiễn và đón đánh quân Nam Hán.

Để đánh thắng quân Nam Hán, lợi dụng thủy triều lên xuống, ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt, cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi chiến thuyền của giặc hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng, quân ta nhử cho giặc vượt qua trận địa cọc, đợi cho thủy triều xuống, đánh trước mặt và hai bên bờ sông làm cho thuyền giặc tháo chạy va vào cọc nhọn bịt sắt bị đắm chìm gần hết. Quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân Nam Hán.

Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới dựng nền độc lập tự chủ, tức là đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, Ngô Quyền làm vua từ năm 939 đến 944 thì mất.

Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến trên sông Bạch Đằng

  • Nguyên nhân cuộc chiến trên sống Bạch Đằng là do Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ

Diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng

  • Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này thủy triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm (do Ngô Quyền huy động quân dân vào rừng đẵn gỗ, vót nhọn, bịt sắt rồi cho đóng xuống lòng sông thành hàng dài tạo thành một bãi cọc, một bãi chướng ngại dày đặc ở hai bên sông. Khi thủy triều lên mênh mông thì cả bãi cọc ngập chìm, khi thủy triều xuống thì hàng cọc nhô lên cản trở thuyền qua lại. Bãi cọc tăng thêm phần hiểm trở cho địa hình thiên nhiên).
  • Khi thủy triều rút xuống, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Trận chiến diễn ra ác liệt, thuyền của quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách, còn thuyền của quân địch to, cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc, lúc này đã nhô lên do thủy triều rút.
  • Cuối năm 938, vua Nam Hán vội ra lệnh rút quân về nước. Trận chiến trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai của quân dân ta kết thúc thắng lợi hết sức oanh liệt. Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra nhanh, gọn, triệt để đến mức độ vua Nam Hán đang đóng quân ở sát biên giới mà không kịp tiếp ứng. 
  • Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua và xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô và đóng đô ở Hoa Lư.

ngô quyền và chiến thắng bạch đằng hiển hách non sông Ngô Quyền là ai? Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng có gì đặc biệt?

Nguyên nhân thắng lợi và Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng

Nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng

  • Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc – một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
  • Do sức mạnh đoàn kết chiến đấu và sự đồng lòng chống giặc ngoại xâm của toàn dân ta.
  • Sự lãnh đạo tài giỏi của Ngô Quyền: Đặc biệt trong việc sử dụng nghệ thuật quân sự, huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm, biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.
  • Quân Nam Hán: mặc dù mạnh nhưng lại kiêu ngạo chủ quan. Mang quân đi xâm lược nhưng lại không tìm hiểu địa hình, không được nhân dân ủng hộ.

ngô quyền và chiến thắng bạch đằng cùng hình ảnh minh họa Ngô Quyền là ai? Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng có gì đặc biệt?

Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng

  • Chiến thắng Bạch Đằng là một chiến thắng lịch sử vĩ đại và lẫy lừng của dân tộc ta.
  • Chiến thắng này đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của quân Nam Hán, khẳng định chủ quyền, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
  • Chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của các nước phong kiến phương Bắc và kết thúc thời kỳ đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỷ.
  • Đồng thời, mở ra thời kỳ mới, đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

ngô quyền và chiến thắng bạch đằng đầy ý nghĩa Ngô Quyền là ai? Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng có gì đặc biệt?

Công lao của Ngô Quyền trong cuộc chiến trong quân Nam Hán?

  • Ngô Quyền đã huy động được sức mạnh của toàn dân đứng lên chống lại quân xâm lược Nam Hán.
  • Ông đã có cách đánh thông mình từ việc lợi dụng được vị trí và địa thế tự nhiên của sông Bạch Đằng.
  • Chủ động đưa ra kế hoạch chống giặc độc đáo để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.

Qua bài viết trên đây, chúng ta có thể thấy Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền độc lập dân tộc của nước ta, giúp dân ta thoát khỏi sự nô lệ của bọn phong kiến phương Bắc suốt hơn 1000 năm. Chúng ta phải luôn ghi nhớ chiến tích lịch sử hào hùng về Ngô Quyền cà chiến thắng Bạch Đằng để củng cố tinh thần yêu nước hơn nữa.

Một số câu hỏi liên quan:

  • Giới thiệu vài nét về Ngô Quyền
  • Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?
  • Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán để chống lại Ngô Quyền?
  • Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?
  • cần lưu ý gì về ngô quyền và chiến thắng bạch đằng?
See more articles in the category: wiki
READ  Lời Bài Hát Mới Ngồi Sát Lyrics & MP3 Ca Sĩ Jun Phạm

Leave a Reply