Trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm [TOP bài viết SÂU SẮC]

Or you want a quick look:

Nghị luận xã hội suy nghĩ về bệnh vô cảm để thấy tình yêu thương, sự quan tâm chính là cái quý giá với mỗi người. Như một nhà văn đã từng viết “Nếu như bạn không chia sẻ với những người yêu thương bạn, bạn sẽ không cho những người yêu thương bạn cơ hội để yêu bạn nhiều hơn…” Đại văn hào Maksim Gorky từng cho rằng “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Suy nghĩ về bệnh vô cảm giúp mỗi người nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của trái tim tràn đầy yêu thương. Bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn có những ý văn nghị luận hay cho đề bài “trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm”, cùng tìm hiểu nhé!.

Mở bài: Sự tất bật, xô bồ của cuộc sống đôi khi khiến con người cũng phải vội vã chạy theo những guồng quay mà vô tình bỏ quên, thờ ơ với những thứ tồn tại xung quanh. Đó cũng là lúc ta đã để cho căn bệnh vô cảm ngự trị tâm hồn mình. Đó cũng là mặt trái đáng buồn đang từng ngày diễn ra trong cuộc sống trong những trái tim lạnh giá… Sự vô cảm chính là “căn bệnh lâm sàng” mà mỗi người luôn cần phải đấu tranh xóa bỏ. 

Nội dung chính bài viết

Suy nghĩ về bệnh vô cảm là gì? 

“Bệnh vô cảm” được hiểu là một vấn đề xã hội đang ngày một trở nên phổ biến và lây lan nhanh chóng, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay. Vô cảm là một khái niệm không mới. Đây là khái niệm chỉ độ thờ ơ, không có cảm xúc trước các sự vật, hiện tượng đang diễn ra xung quanh mình. 

Khi suy nghĩ về bệnh vô cảm sẽ thấy người có trạng thái tinh thần này thường không bận tâm đến những gì không liên quan đến mình. Ngay cả khỉ thấy người khác đang chịu đựng những nỗi đau khổ, bất hạnh, người đó cũng trơ lì về cảm xúc. Họ chẳng những không tỏ ra một chút rung động với cái đẹp, không đồng tình với cái tốt mà đến cả khi nhìn thấy, nghe được những cái xấu, cái ác thì cũng không tỏ thái độ lên án hay phản kháng lại. 

Lâu dần, thái độ thờ ơ vô cảm ấy trở thành một thói quen trong cách hành xử của họ với những thứ diễn ra xung quanh, họ trở thành một người sống vô trách nhiệm và ích kỉ. Đấy là lúc họ thật sự đã mang “hồ sơ bệnh án vô cảm”.

Bệnh vô cảm thực chất không phải là một chứng bệnh thuộc về y học. Đó là một căn bệnh thuộc về tâm hồn của số đông những người có trái tim lạnh giá, sống ích kỉ và lạnh lùng. Đây là một căn bệnh có tính xã hội chứ không phải thuộc về hiện tượng đơn lẻ bởi hiệu ứng lây lan của nó.

Thực trạng và biểu hiện của bệnh vô cảm

Suy nghĩ về bệnh vô cảm sẽ thấy rằng trong xã hội hiện nay, căn bệnh này đã diễn ra khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi với nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Biểu hiện bằng sự thờ ơ với cuộc sống xung quanh, có những người khi thấy một đứa trẻ lạc mẹ thì vô tình lướt qua, ngồi trên xe buýt thấy người lớn tuổi bước lên cũng vẫn ngồi yên vị ở vị trí của mình mà không có động thái nhường ghế, đi đường thấy một người khuyết tật cần được giúp đỡ cũng bình thản dửng dưng. 

Người vô cảm cũng có thể thản nhiên đứng nhìn đám cháy, tai nạn hay cãi vã trên đường, thay vì can thiệp để sự việc không trở nên tồi tệ hơn thì họ xuất hiện ở đó với vai trò như một người khán giả, thậm chí còn sẵn sàng lấy điện thoại ra quay rồi tung lên mạng xã hội và tự hào vì mình là người mang đến thông tin cho người khác. 

Suy nghĩ về bệnh vô cảm cũng cho thấy rằng trên thực tế không ít những trường hợp có thể dẫn ra cho thấy lối sống vô cảm ở con người. Cách đây không lâu tại Thành phố Hồ Chí Minh, dư luận không khỏi bức xúc khi xem lại đoạn clip ở camera khu vực ghi lại cảnh tai nạn đêm khuya giữa taxi với xe máy. Điều đáng nói là người tài xế taxi đã bỏ đi ngay sau vụ va chạm và đáng lẽ cô gái trẻ đi xe máy sẽ không tử vong nếu người tài xế ấy hay những người qua đường không bỏ mặc cô nằm lại bên vệ đường lạnh lẽo trong đêm.

Không chỉ vô tình với những điều bản thân chứng kiến mà ngay cả những vấn đề lớn nhỏ của xã hội, người có triệu chứng của căn bệnh vô cảm thường cũng tỏ thái độ thờ ơ. Cả nước chung tay lên tiếng vì hành động xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia khác lên đất nước mình thì lại có những người không một chút bận tâm. Đồng bào bị bão lụt, người người đi hiến máu thì cũng mặc kệ vì đó là việc chung hoặc là việc của những người khác. Mình không lo thì cũng có người khác lo.

Ngay cả đến sự sống của con người, sinh mệnh của dân tộc còn không lo thì những gì thuộc về môi trường, thiên nhiên có như thế nào thì ắt hẳn cũng không mong người bị bệnh vô cảm mảy may một chút đoái hoài. Họ sẽ không xao xuyến trước vẻ đẹp của cảnh vật và cũng chẳng tỏ ra bất bình khi cảnh đẹp ấy bị tàn phá.

Với cái ác, sự bình thản vô tình sẽ làm họ lờ đi như không thấy khi nhìn bọn côn đồ giở thói ức hiếp hay kẻ gian móc túi hành khách trên xe. Họ có thể thấy bình thường với việc cô nữ sinh bị hiếp đáp, bạo hành hay nhìn cảnh đánh ghen đến dã man và bao chuyện ngang trái khác trên đời, trạng thái thờ ơ cũng không bất biến.

Ngay cả với cuộc sống của chính mình, họ cũng mặc kệ. Họ phó mặc cho cuộc đời muốn đưa đẩy mình đến đâu thì đến mà chẳng cần bận tâm ngày mai sẽ sống ra sao, tương lai rồi sẽ thế nào.

Nguyên nhân của bệnh vô cảm là gì?

Tìm hiểu và suy nghĩ về bệnh vô cảm, chúng ta nhận thấy nguyên nhân của căn bệnh này có thể xuất phát từ đặc tính của xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, con người có những mối bận tâm của riêng mình nên không có thời gian quan tâm đến những điều khác. Họ bị cuốn vào guồng quay của công việc và học tập nên quỹ thời gian và sức lực họ có không có đủ để họ sớt chia cho những vấn đề khác. 

Họ có thể tất bật bật công việc, vì học tập nhưng cũng có rất nhiều trường hợp bị thu hút bởi những thiết bị công nghệ hiện đại, những nhu cầu cá nhân mà không dành thời gian cho gia đình, con cái và vì thế với những người xung quanh, họ cũng ít quan tâm.

Bên cạnh đó, bệnh vô cảm cũng có thể thành hình trong mỗi con người vì sự dè chừng của họ trước những bất ổn của hội. Việc xuất hiện nhan nhản của những vụ án về cướp của, giết người, những màn kịch mà những kẻ lừa đảo dựng nên để bịp bợm, trục lợi trên các mặt báo hay phương tiện thông tin đã không còn là điều xa lạ. Trước sự tiếp cận những vụ việc ấy, người đọc trở nên quan ngại, sợ hãi và sống thu mình lại, ít cởi mở hơn để bảo vệ chính mình. 

Thế nhưng “cái bao bảo vệ” được tạo nên từ ý nghĩ sẽ tránh được những rủi ro, tai ương cũng chính là “thứ bao” ngăn cách con người với con người, khiến họ sống trong cùng một không gian, cùng một cộng đồng nhưng giữa họ lại tồn tại những khoảng cách rất lớn. Mỗi người đều sợ sự can thiệp của mình vào việc cộng đồng sẽ khiến bản thân bị liên lụy và gặp phiền phức. Thấy người bị cướp cũng không dám lên tiếng vì sợ trả thù, thấy kẻ xấu làm điều sai trái cũng không tố cáo vì sợ vướng vào vòng lao lý, sợ bị vạ lây, sợ mất thời gian vì tra hỏi.

Suy nghĩ về bệnh vô cảm, chúng ta dễ dàng nhận thấy căn bệnh này có thể có mầm mống từ một môi trường thiếu vắng tình yêu thương. Một đứa trẻ lớn lên mà không nhận được tình yêu thương của những người thân trong gia đình, nhất là từ bố mẹ cũng sẽ rất có thể trở thành người vô cảm. Bố mẹ vì một lí do nào đó không quan tâm con cái, chúng sẽ không cảm nhận được tình yêu thương và khó có thể học được cách yêu thương và dành tình cảm ấy cho những người xung quanh.

Ngược lại với trường hợp bố mẹ vô tâm với con cái lại có những bậc phụ huynh nuông chiều con thái quá nhưng lại sai cách cũng khiến đứa trẻ của họ cũng mắc bệnh vô cảm, thờ ơ với cuộc sống của chúng. Chúng được bố mẹ hoạch định sẵn cho cuộc đời của chúng, được trải thảm cho con đường chúng đi nên chúng thấy bản thân không cần cố gắng, không cần nỗ lực thì cũng có người lo cho mình. Thế nên, tương lai của những đứa trẻ ấy, chúng từ bỏ đi cơ hội tự mình quan tâm, chăm chút cho nó.

Tác hại, hậu quả của bệnh vô cảm

Tìm hiểu, suy nghĩ về bệnh vô cảm cũng như tác hại của nó, chúng ta nhận thấy bệnh vô cảm gây nguy hiểm vô cùng to lớn cho chính mỗi “bệnh nhân” của nó. Nó khiến cho con người sống trong một thế giới lạnh lẽo, thiếu vắng tình yêu thương. Một khi không dành tình yêu thương cho đời, cho người, họ cũng sẽ không thể nhận lại được những tình cảm tốt đẹp ấy. 

Như vậy, họ cũng tự hủy hoại đi cuộc sống của chính mình. Họ không cho bản thân mình có cơ hội tin tưởng vào cái thiện, cái tốt khi nhìn đâu họ cũng chỉ thấy tiềm tàng những cái xấu xa, gàn dở. Điều đáng buồn hơn, mặc dù có thể có lúc sự nhận diện cái xấu, cái ác là chính xác nhưng họ lại mặc kệ để chúng tự tung tự tác làm hại cuộc sống đồng loại.

Không chỉ gây nguy hiểm cho mỗi cá nhân mà bệnh vô cảm còn có tác động rất tiêu cực đến xã hội, đến những người xung quanh. Vì sự vô cảm của mọi người, cô gái trong vụ tai nạn ở Thành phố Hồ Chí Minh nói trên đã không được cứu sống dù cô có cơ hội. 

Trong lần người tài xế chở bia gặp tai nạn năm nào, sự vô cảm của mọi người (thậm chí một vài người không chỉ thờ ơ với tai nạn của tài xế mà còn lợi dụng cơ hội hôi của) tuy không làm xảy ra những mất mát về sinh mạng nhưng khiến người gặp nạn chắc hẳn ít nhiều tổn thương và hoài nghi về hai chữ tình người trong cuộc sống. Sự việc lợi dụng cơ hội để trục lợi ấy thực sự đã khiến cho dù thời gian có trôi qua như thế nào nhưng khi nhớ lại, đó vẫn là một hình ảnh xấu xí, đáng hổ thẹn khó có thể xóa nhòa.

Suy nghĩ về bệnh vô cảm còn cho thấy nếu như căn bệnh này cứ đeo đẳng trong một người chắc chắn sẽ có lúc lây lan đến nhiều người khác. Đó cũng chính là tác nhân làm xã hội bị “lệch chuẩn” trong đạo đức, lối sống. Con người sống cùng nhau nhưng chỉ biết ích kỉ, nhỏ mọn, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi cách yêu thương với mọi người. Bao nhiêu giá trị tốt đẹp của truyền thống “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân” mà tổ tiên, ông cha ta cất công xây dựng từ ngàn đời nay đều vì chứng bệnh ấy làm cho đổ vỡ.

Bài học nhận thức và hành động đẩy lùi bệnh vô cảm

Bệnh vô cảm tuy không phải là căn bệnh vô phương cứu chữa nhưng cũng là một căn bệnh không dễ loại bỏ. Thế nên, việc đẩy lùi chứng bệnh ấy cần phải có những biện pháp cụ thể và thiết thực. Thiết nghĩ cách thiết thực nhất chính là phục dựng lại niềm tin của con người về sự tốt đẹp trong cuộc sống để từ đó họ có động lực thay đổi lối sống vô cảm của bản thân mà sống tích cực hơn.

Mở rộng lòng yêu thương và nhân rộng tình nhân ái chưa bao giờ là điều xưa cũ để xây dựng một xã hội tốt đẹp, đó cũng là cách để loại trừ bệnh vô cảm ra khỏi cuộc sống. Trong xã hội, bên cạnh những câu chuyện gây bức xúc của sự thờ ơ, vô cảm lại có vô vàn những minh chứng chân thực về tấm lòng nhân ái của con người. 

Khi suy nghĩ về bệnh vô cảm, ta bỗng nhớ đến hình ảnh hai chiến sĩ cảnh sát giao thông đưa một em bé đi cấp cứu giúp người mẹ đang hoảng loạn trong dòng xe bị ùn tắc mà họ gặp trên đường. Đó là sự việc hàng trăm người giúp người tài xế thu gom hàng tấn cá tràn trên mặt đường sau sự cố xe tải do anh điều khiển bị lật. 

Đó còn là câu chuyện cảm động về thầy giáo Đặng Văn Cương chăm sóc, đồng hành trên chặng đường đến trường và trị bệnh của cậu bé tí hon người dân tộc K’Rể khi lên tuổi 8, 9 nhưng chỉ nặng hơn 3 kg. Những bằng chứng sống động về sự tồn tại của tình người trong cuộc đời ấy thật sự không thể nào không khiến cho trái tim con người có một chút rung động để rồi biết tin, biết hi vọng vào một cuộc sống có tình thương con người. 

Nếu những câu chuyện này được lan tỏa, được mỗi người nhân rộng bằng những biểu hiện của việc biết yêu thương, biết đồng cảm với những người xung quanh thì ắt hẳn có lúc nào đó, nó cũng sẽ chạm đến trái tim của người từng sống trong những ngày lạnh lẽo, tối tăm của sự vô cảm.

Kết bài: Tin rằng mỗi người sinh ra trên đời đều có một trái tim dạt dào tình yêu thương. Mặc dù có thể do một tác động nào đó mà tình yêu thương trong tâm khảm con người bị những tế bào vô cảm bủa vây. Nhưng hãy suy nghĩ về bệnh vô cảm một cách đúng đắn, hãy mạnh dạn, cương quyết loại bỏ tế bào này để trái tim được hồi sinh bởi những nhịp đập yêu thương. Để rồi chính bản thân mình cũng nhận lại những yêu thương, những điều tuyệt vời từ cuộc sống tươi đẹp này….

trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm Trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm [TOP bài viết SÂU SẮC]
Trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm hiện nay

Dàn ý nghị luận xã hội suy nghĩ về bệnh vô cảm 

Để nắm được những ý chính cho đề bài “trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm” cũng như nội dung của bài viết trên, DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn khái quát dàn ý nghị luận xã hội suy nghĩ về bệnh vô cảm. 

Mở bài trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm 

  • Dẫn dắt từ câu nói của đại thi hào người Nga – Marsim Gorky hoặc đi từ sự xô bồ ồn ào của cuộc sống hiện đại.
  • Trình bày vấn đề “suy nghĩ về bệnh vô cảm” hiện nay. 

Thân bài trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm

  • Trình bày khái niệm, suy nghĩ về bệnh vô cảm là gì?.
  • Thực trạng và biểu hiện của bệnh vô cảm.
  • Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm ngày nay.
  • Những hậu quả, tác hại của bệnh vô cảm.
  • Bài học về sự nhận thức cùng hành động đẩy lùi bệnh vô cảm.

Kết bài trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm 

  • Nêu lại khái quát vấn đề bệnh vô cảm.
  • Nhấn mạnh, khẳng định vai trò của tình yêu thương cùng tác hại của bệnh vô cảm.
  • Trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm của bản thân. 

Nếu như người ta cổ vũ và ngợi ca tình đoàn kết và sự vị tha bao nhiêu thì sự thờ ơ, thói vô cảm và lạnh nhạt lại bị lên án và phê phán bấy nhiêu. Bệnh vô cảm có thể sẽ thành thói quen hàng ngày nếu như mỗi người không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Chính vì thế mà mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được tầm quan trọng của sự quan tâm và tình yêu thương, đồng thời là những tác hại của bệnh vô cảm. Cuộc đời sẽ đẹp hơn biết bao khi mỗi người sống có ích, sống tốt đẹp hơn chỉ qua những chỉ cử rất nhỏ hàng ngày. Như vậy, bản thân sẽ sống có ích hơn với xã hội và mọi người. Như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ…”.

Bài viết 2: Trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

Nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm để thấy đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm đang ngày càng trở nên phổ biến mà chỉ có sự thay đổi trong chính suy nghĩ của bản thân mỗi người mới là cách chữa hoàn thiện nhất. Tình yêu thương, sự quan tâm và sẻ chia chính là bí kíp hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi người. Bởi vậy mà bệnh vô cảm chính là “khắc tinh” làm mất đi những thương yêu quan trọng đó. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về chủ đề “nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm” qua bài viết dưới đây nhé!. 

Mở bài: Có những thời điểm con người rơi vào trạng thái thờ ơ, dửng dưng với nhiều điều diễn ra xung quanh mình bởi những mải miết chạy theo nhịp sống tất bật với biết bao nỗi lo toan. Chính lúc ấy, con người đã mang hồ sơ “bệnh án vô cảm” – một căn bệnh rất nguy hiểm không chỉ với riêng mỗi người mà còn có ảnh hưởng lớn đến đời sống cộng đồng.

Giải thích khái niệm bệnh vô cảm là gì? 

Vô cảm là một khái niệm đã khá quen thuộc trong nhận thức của con người ngày nay. Đây là căn bệnh vốn không có trong danh sách y học nhưng lại có tác động rất lớn đến cuộc sống của mỗi người. Vô có nghĩa là không, cảm chính là tình cảm, cảm xúc. Một cách đơn giản, có thể hiểu vô cảm chính là việc con người dửng dưng, không có cảm xúc với những thứ tồn tại trong cuộc sống của chính mình. 

Bệnh vô cảm chính là căn bệnh về đời sống tâm hồn của con người. Suy nghĩ về bệnh vô cảm sẽ thấy đó là những người có thói quen sống khép mình, thờ ơ và lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh. Có những người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân, đồng thời lại quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó thì nhiều mình lại làm cho bản thân trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không quan tâm sẻ chia đến niềm vui nỗi buồn của người khác…

Người có biểu hiện vô cảm thường thờ ơ, vô tâm với những thứ không liên quan, không ảnh hưởng đến bản thân họ. Thậm chí cảm xúc của họ cũng trơ lì nếu thấy một người, một vật nào đó đang chịu đựng những xót đau của cuộc đời. Với cái đẹp, cái tốt trong cuộc đời họ cũng không màng bận tâm đến vì trong lòng họ không có sự rung động. Và đương nhiên khi chứng kiến những điều độc ác, xấu xa thì họ cũng không mảy may có một phản ứng nào thể hiện thái độ phê phán hay sự tố cáo của mình với những điều ấy. 

Từ những biểu hiện nhỏ như vậy, nếu họ cứ lập đi lập lại thì nó lại trở thành thói quen và khi thói quen được duy trì trong một khoảng thời gian thì họ chính là những con người có lối sống vô trách nhiệm. Lúc này, họ chính là những bệnh nhân của căn bệnh vô cảm.

Suy nghĩ về bệnh vô cảm ta cũng nhận thấy căn bệnh này khó tìm được thuốc trị liệu như những căn bệnh thuộc về y khoa bởi đây là căn bệnh thuộc về đời sống tinh thần. Căn bệnh của một con người có đời sống tâm hồn héo hon, khô cháy bởi sự chế ngự của thói ích kỉ và lạnh lùng. Càng ngày, mức độ phủ sóng của căn bệnh này lại càng phổ biến trong đời sống xã hội và gây những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt trong thời đại công nghệ như hiện nay. 

trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm hiện nay Trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm [TOP bài viết SÂU SẮC]

Nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm hiện nay

Trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm cần lưu ý đến thực trạng, biểu hiện của chứng bệnh “tầm hồn” này, nguyên nhân bệnh vô cảm, những hậu quả mang lại cũng như các giải pháp nhằm đẩy lùi bệnh vô cảm. 

Biểu hiện và thực trạng của bệnh vô cảm trong cuộc sống 

Khi suy nghĩ về bệnh vô cảm ta thấy biểu hiện của căn bệnh này thường không khó để nhận thấy. Đó chính là sự vô tâm với những vấn đề xung quanh. Người có bệnh vô cảm là người có thể vô tình lướt ngang cụ già cần qua đường nhưng đang rụt rè, sợ hãi; có thể vô tư yên vị trên chỗ ngồi của mình ở xe buýt công cộng và không nghĩ đến chuyện nhường ghế cho một đứa trẻ. Người đó cũng có thể đứng yên nhìn nhóm người nào đó to tiếng cãi vã và ngay cả việc nếu gặp một tai nạn trên đường, thay vì giúp đỡ nạn nhân thì họ chỉ liếc mắt nhìn qua rồi bỏ đi ngay sau đó vì sợ liên lụy, phiền phức đến bản thân…

Tồi tệ hơn nữa, một số người ngày nay lại có thói quen xấu tính là gặp một hiện tượng, một vấn đề gì trên đường thì tiện tay lấy điện thoại ra để quay phim, chụp hình rồi đăng lên các diễn đàn và trang mạng để thu hút sự chú ý của cộng đồng. Họ làm những điều đó có thể để bản thân mình được chú ý trong khi nhân vật của trong những tấm hình, những đoạn clip có thể đang trong tình trạng nguy cấp thì lại không nhận được sự giúp đỡ…

Tìm hiểu và suy nghĩ về bệnh vô cảm ta sẽ thấy, người mắc bệnh vô cảm sẽ thờ ơ với tất cả mọi thứ diễn ra trong đời sống xã hội dù đó là sự việc nhỏ hay vấn đề lớn. Từ việc vô tâm với đứa trẻ đang khóc vì đi lạc, với người bị tai nạn đang cần giúp đỡ trên đường, người vô cảm sẽ không bận tâm đến những sự kiện mang tính trọng đại của đất nước. Họ cảm thấy những hoạt động, những sự kiện hay những vấn đề quan trọng của cộng đồng nếu mình không tham gia thì chắc chắn cũng có người đứng ra gánh vác nên không nhất thiết phải quan tâm. Thế nên, mỗi một ngày sống trôi qua, họ chỉ biết làm những gì có lợi cho bản thân, họ thiếu đi lòng nhân ái và cả tính cộng đồng.

Với những điều xấu xa, họ cũng lờ đi cho xong chuyện để tránh liên lụy, phiền phức. Nếu vô tình thấy tên móc túi đang trộm đồ của người khác, có thể vì sợ trả thù người sống vô cảm sẽ bình thản mặc kệ coi như không biết. Lại có những trường hợp một số người ỷ đông ức hiếp một người nào đó, họ cũng ngại can thiệp vì sợ bản thân cũng bị vạ lây.

Người sống vô cảm có khi không để tâm đến cả những người thân trong gia đình mình, ít có những lời thăm hỏi, động viên hoặc nếu có cũng chỉ là những lời sáo rỗng chứ chẳng phải sự quan tâm thật lòng. Và suy nghĩ về bệnh vô cảm sẽ nhận ra, thậm chí, ngay cả với bản thân của mình, người sống vô cảm cũng mặc kệ, buông trôi nó. Họ sẽ luôn cảm thấy hài lòng với bản thân nên rất ngại thay đổi, ngại tiếp xúc với những điều mới lạ, họ sống thu mình lại để rồi làm cho tâm hồn của mình cứ thế héo mòn đi.

Nguyên nhân của bệnh vô cảm là gì?

Nguyên nhân của bệnh vô cảm có thể xuất phát từ chính lối sống thực dụng của con người. Một con người nếu chỉ sống và làm những gì để phục vụ cho những lợi ích của bản thân mình sẽ rất thường đắn đo trước khi đưa ra quyết định làm một việc gì đó. Tức là khi thấy người khác cần sự giúp đỡ, họ sẽ xem xét nếu giúp đỡ người đó thì họ có nhận được cái lợi gì cho mình, nếu không thì không nhất thiết họ không cần phải giúp.

Cũng có khi, vì công việc bận rộn, vì nhịp sống hối hả và những nhu cầu về công danh, chức vụ hay nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền” khiến cho con người ít có thể dành thời gian bận tâm đến những điều diễn ra xung quanh. Suy nghĩ về bệnh vô cảm, ta sẽ thấy cuộc sống của họ là sự tiếp nối đến nhàm chán những chuỗi ngày làm việc và những áp lực về công danh sự nghiệp, danh vọng tiền tài. Họ bó hẹp mình trong không gian của công sở và ngôi nhà của mình, họ dùng hết sức lực để làm việc nên có rất ít ỏi thời gian nghỉ ngơi. Thế nên, thời gian dành cho những điều khác cũng bị co hẹp hoặc đôi khi là không có.

Ngoài ra, bệnh vô cảm cũng có thể hình thành từ tư tưởng phòng vệ cho bản thân của con người. Suy nghĩ về bệnh vô cảm, ta thấy có thể do chứng kiến rất nhiều vụ việc như lừa đảo, dàn cảnh để lợi dụng lòng tin nên bản thân mỗi người cảm thấy e sợ mình cũng sẽ là nạn nhân. Thế nên, họ đã tự phòng vệ cho mình bằng cách tránh xa việc dính líu tới những người gặp nạn mà họ tình cờ gặp trên đường.

Nguyên nhân của bệnh vô cảm cũng có thế bắt nguồn từ tác hại của việc ảnh hưởng từ các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực, nhất là ở đối tượng trẻ em. Khi tiếp xúc với những loại hình này, tinh thần con người sẽ chỉ quan tâm và bị chi phối bởi những suy nghĩ, hành động tiêu cực trên trò chơi và trên phim. Họ mê mẩn, quan tâm đến chúng và không màng đến những thứ xung quanh, trái tim vì vậy cũng trở nên sắt đá, nguội lạnh.

nghị luận xã hội suy nghĩ về bệnh vô cảm Trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm [TOP bài viết SÂU SẮC]

Những hậu quả của bệnh vô cảm trong cuộc sống

Sống vô cảm, bản thân người đó sẽ phải tự chịu lấy những ảnh hưởng tiêu cực. Đó là căn bệnh biến con người trở thành người ích kỉ, mất đi lương tâm và phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Nhìn thấy những điều đẹp đẽ nhưng bàng quan, không rung động, con người tự triệt tiêu những cảm xúc tích cực của mình. 

Suy nghĩ về bệnh vô cảm sẽ thấy, đó là khi nhìn cái xấu không dám lên tiếng có nghĩa là con người đang thỏa hiệp với nó, tiếp tay cho nó để nó hoành hành, tự tung tự tác trong cuộc sống. Sự vô cảm có khi làm con người trở nên an phận với cuộc sống của chính mình, họ sống trong vùng an toàn, trong vỏ ốc mà mình tạo ra và khi gặp những khó khăn, thách thứ, họ không có đủ sự mạnh mẽ để vượt qua nó. Họ sống trong nỗi ám ảnh, nỗi sợ của riêng mình.

Không chỉ gây ảnh hưởng cho mỗi một cá nhân mắc bệnh mà sự vô cảm còn có ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh và đời sống cộng đồng. Chứng bệnh ấy tàn nhẫn đến nỗi có thể bỏ mặc sự sống còn của người khác. 

Những ví dụ thực tế sẽ là minh chứng rõ nét cho những suy nghĩ về bệnh vô cảm. Chuyện về cô bé Duyệt Duyệt (người Trung Quốc) năm nào nằm thoi thóp trên đường vì tai nạn trong sự vô cảm của mọi người là một ví dụ chân thực cho sự tàn nhẫn của bệnh vô cảm. Trong đoạn clip ghi lại, sau khi tông phải em, người tài xế đã bỏ đi. Tiếp đó em bị một chiếc khác cán lên phần gần đầu. Sau tai nạn, có rất nhiều người đi ngang qua em một cách thản nhiên, họ mặc kệ em nằm trên đất lạnh hàng giờ trong tình trạng nguy kịch mà lẽ ra em được đưa đến bệnh viện sớm hơn. Đó thật sự là câu chuyện thật sự khiến người ta rất đỗi ngỡ ngàng về sự ngự trị của bệnh vô cảm trong đời sống xã hội.

Sự vô cảm từ một cá nhân khi lan rộng sẽ nguy cơ tạo thành một xã hội vô cảm. Sẽ ra sao nếu nhìn đâu trong cuộc đời ta cũng chỉ toàn thấy hiện diện những người ích kỉ, hẹp hòi, không biết yêu thương mọi người và chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân?. Chính những biểu hiện sống tiêu cực nói trên nếu trở nên phổ biến chẳng phải làm cho cuộc sống con người trở nên rất tồi tệ hay sao?

Những biện pháp đẩy lùi bệnh vô cảm hiện nay

Suy nghĩ về bệnh vô cảm ta sẽ thấy chính những tác động tiêu cực nên cần phải đẩy lùi căn bệnh ấy ra khỏi đời sống của con người. Có lẽ một trong những cách làm hữu hiệu chính là tạo dựng lòng nhân ái trong lòng mỗi người. Chính tình cảm tốt đẹp ấy từ ngàn đời của dân tộc sẽ có làm tăng “sức đề kháng” cho xã hội trong việc phòng tránh căn bệnh tinh thần nói trên.

Trong xã hội, nếu con người sống biết yêu thương thì chắc chắn sẽ không có chuyện làm ngơ, bỏ mặc người khác chịu đựng khổ đau mà sẽ đồng cảm, san sẻ để giúp đỡ nhau cùng tiến về phía trước. Thực tế cho thấy có rất nhiều câu chuyện cảm động về lòng nhân ái khiến cho người nghe, người xem không khỏi bùi ngùi và ta cũng có động lực, có niềm tin vào những điều tốt đẹp để rồi mình sống cũng biết yêu thương hơn. 

Cộng đồng ta đã tổ chức rất nhiều những chương trình hướng đến những mảnh đời có phần kém may mắn trong cuộc sống. Khi suy nghĩ về bệnh vô cảm, ta thấy minh chứng điển hình như “Trái tim cho em” – là một chương trình nhằm vận động mọi người giúp đỡ cho những bệnh nhân bị mắc bệnh tim bẩm sinh. Chương trình “Ước mơ của Thúy” có rất nhiều hoạt động để kêu gọi mọi người dành sự quan tâm cho những bệnh nhi ung thư… 

Lòng nhân ái không chỉ thể hiện trong hoạt động của cộng đồng nói chung mà nó còn tồn tại trong bản thân mỗi người. Đó là câu chuyện của chú Ba Dân ở quận Bình Thủy (Cần Thơ). Chú tuy là người có đôi chân không lành lặn, phải sống bằng nghề bán vé số để nuôi gia đình nhưng hằng tháng chú vẫn trích ra một chút từ số tiền ít ỏi chú kiếm được để mua cát, đá, xi măng trám lại những ổ voi, ổ gà trên đường. Chú làm công việc ấy xuất phát từ chính tấm lòng của mình để mong sao không có ai bị tai nạn vì chúng…

Có một câu chuyện khác nữa về vợ chồng anh chị Nguyễn Thị Ngọc Phương và Huỳnh Quốc Tín đã vượt nghìn cây số lên vùng núi cao ở Mường Lát (Thanh Hóa) để đón bé Pàng về Thành phố Hồ Chí Minh. Anh chị làm vậy vì muốn trị lành cho đôi chân yếu ớt, đôi chân chưa từng giúp em có thể đứng vững được dù em đã lên sáu tuổi. Anh chị chỉ tình cờ biết được gia cảnh khó khăn của em qua báo, mạng và đã dùng tấm lòng thương người của mình để giúp đỡ cho bé. 

Những câu chuyện đó chính là những minh chứng rõ nhất cho tấm lòng nhân ái của con người trên cuộc đời mà khi biết đến, ta cũng như một lần khắc sâu thêm bài học về lòng nhân ái mà mình được học từ thuở bé để rồi ta tự dặn mình sống cần biết yêu thương. Bởi biết đâu trong một ngày không xa, ta lại có thể là một tấm gương sáng về lòng yêu thương.

Kết bài: Có thể vì một lí do nào đó mà có lúc con người sống vô cảm nhưng sẽ không đáng trách nếu bản thân biết thay đổi để loại bỏ mầm bệnh đó ra khỏi cuộc đời của mình. Có một điều chắc chắn rằng con người không thể có được hạnh phúc nếu sống và vô cảm và một xã hội khó có thể tốt đẹp nếu trong xã hội tồn tại căn bệnh nguy hiểm ấy.Vì vậy, hãy chung tay loại trừ nó để có thể giúp mình và mọi người được sống trong một cuộc sống hạnh phúc và tươi đẹp.

suy nghĩ về bệnh vô cảm và những hậu quả mà bệnh mang lại Trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm [TOP bài viết SÂU SẮC]

Dàn ý trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm – Viết đoạn văn 200 chữ 

Để giúp bạn nắm được nội dung cùng ý nghĩa của bài viết, DINHNGHIA.COM.VN khái quát lập dàn ý trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm hiện nay. 

Mở bài trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm hiện nay – Nghị luận xã hội 

  • Cần dẫn dắt vào vấn đế cần nghị luận xã hội: Một trong những căn bệnh tâm hồn của đời sống hiện đại là bệnh vô cảm.
  • Nhấn mạnh vấn đề cần nghị luận, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc sống yêu thương và quan tâm: Căn bệnh vô cảm là căn bệnh phổ biến và ngày càng lan rộng trong cuộc sống ngày nay.

Thân bài trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm hiện nay – Nghị luận xã hội 

  • Tìm hiểu, giải thích chi tiết khái niệm bệnh vô cảm là gì.
  • Định nghĩa vô cảm là gì?
  • Khái niệm bệnh vô cảm là gì?.
  • Thực trạng, biểu hiện của bệnh vô cảm hiện nay trong cuộc sống.
    • Người mắc bệnh vô cảm sẽ không sẵn sàng giúp người nghèo khổ hay đói khát hơn mình.
    • Người có biểu hiện vô cảm thường không giúp đỡ người tàn tật khi gặp trên đường.
  • Nguyên nhân gây bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay.
    • Cuộc sống hiện đại khi xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi và giải trí
    • Thị trường phát triển và cuộc sống thực dụng.
    • Sự nuông chiều con cái của các bậc phụ huynh.
    • Bởi sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ hiện đại đến con người
    • Sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường tác động tiêu cực đến đạo đức truyền thống.
    • Bởi lối sống thực dụng của đại bộ phận con người ngày nay. 
    • Do sự ích kỷ “sân si” trong lòng người, sợ bị vạ lây, hay sợ mất thời gian…
    • Do trái tim nhạt nhòa và thiếu tình yêu thương.
  • Một số hậu quả do căn bệnh vô cảm mang lại.
    • Lối sống vô cảm tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách cá nhân cũng như phát triển của xã hội.
    • Bệnh vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn những người xung quanh.
    • Căn bệnh này nếu không được giáo dục và không được ngăn chặn sẽ là tác nhân trực tiếp làm suy giảm các giá trị đạo đức. 
  • Những biện pháp ngăn chặn căn bệnh vô cảm hiện nay.
    • Cần cải cách giáo dục một cách triệt để và toàn diện
    • Mỗi người luôn cần yêu thương, sẻ chia, quan tâm và vị tha cho nhau.
    • Mỗi người cần sống với trái tim rộng mở, luôn mở lòng với những người xung quanh mình. 

Kết bài trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm hiện nay – Nghị luận xã hội 

  • Khái quát về căn bệnh vô cảm trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
  • Khẳng định tầm quan trọng của tình yêu thương trong cuộc sống, ý nghĩa của sự quan tâm và chia sẻ. 
  • Nhấn mạnh những ảnh hưởng tiêu cực và tác động trầm trọng của căn bệnh vô cảm. 
  • Bày tỏ và trình bày những suy nghĩ về bệnh vô cảm của bản thân. 

“Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ” – nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết như thế trong ca khúc Mưa hồng. Người nhạc sĩ ấy cũng đã bao lần nhắn nhủ “Sống trên đời cần có một tấm lòng… Để làm gì em biết không?… Để gió cuốn đi”. Cuộc đời này có biết bao sự trân quý, biết bao ý nghĩa bình dị mà quan trọng với mỗi người. Tình yêu thương, sự quan tâm và sẻ chia là chính là mấu chốt giúp mỗi người sống hạnh phúc. Cuộc sống bon chen, hối hả là vậy – Nhưng đừng để sự vội vã ấy cuốn bạn đi. “Sống vội” sẽ khiến bạn trở nên “vô cảm” với mọi người. Đừng để bỗng một khi dừng lại, bạn cảm thấy mình đánh mất đi quá nhiều thứ… Hãy cho đi mọi khi có thể, hãy trao những giá trị mà bạn có để cuộc sống này trở nên đẹp hơn, ý nghĩa hơn… 

Như vậy, DINHNGHIA.COM.VN đã giúp bạn trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm qua bài viết trên đây. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn trong quá trình tìm hiểu và trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm. Mong rằng những ý văn trên sẽ thực sự ý nghĩa với bạn trong quá trình học tập. Chúc bạn luôn học tốt!. 

Xem thêm:

Tu khoa lien quan:

  • tác hại của bệnh vô cảm
  • viết đoạn văn ngắn về sự vô cảm
  • đoạn văn nghị luận về sự vô cảm
  • viết đoạn văn ngắn về bệnh vô cảm
  • viết đoạn văn 200 chữ suy nghĩ về bệnh vô cảm
  • nghị luận về sự vô cảm của con người trong xã hội
  • suy nghĩ của em về lối sống vô cảm trong giới trẻ hiện nay
  • suy nghĩ của anh chị về hiện tượng sống vô cảm trong giới trẻ 
See more articles in the category: wiki
READ  Ai Là Vua Phản Bội Trong Running Man ", Danh Sách Tập Của Running Man

Leave a Reply