Để tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông thì không thể bỏ qua đặc trưng hình thành của các quốc gia đó như thế nào? Văn hoá và xã hội ra sao? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về điều này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính bài viết
Sự hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông
Các quốc gia cổ đại phương Đông bao gồm 4 nền văn minh, đó là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc, ra đời trong khoảng thế kỷ IV – III TCN. Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông, đều thấy có 1 điểm chung là hình thành bên cạnh lưu vực của các dòng sông lớn:
- Ai Cập là sông Nin.
- Lưỡng Hà là sông Ti-gơ và sông Ơ-phơ-rát.
- Ấn Độ là sông Ấn, sông Hằng.
- Trung Quốc là sông Hoàng Hà, sôngTrường Giang.
Chính nhu cầu trị thuỷ để làm nông nghiệp, bảo vệ mùa màng của các quốc gia này đòi hỏi phải có nhiều người sống quần tụ và được tổ chức một cách khoa học, vì thế mà nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời.
Việc sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và phát triển thủ công nghiệp từ các bộ lạc nguyên thuỷ đã tạo ra dư thừa của cải thường xuyên. Đồng thời phân hoá thành các giai cấp, nên đã thúc đẩy sự hình thành nên các quốc gia cổ đại phương Đông.
Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Xã hội cổ đại Phương Đông bao gồm 3 tầng lớp chính bao gồm:
- Tầng lớp quý tộc: Đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành và quan lại quản lý hành chính từ trung ương đến địa phương.
- Tầng lớp nông dân công xã: Đây là tầng lớp chiếm đa số trong các quốc gia cổ đại phương Đông, cũng là tầng lớp chính sản xuất ra của cải cho xã hội.
- Tầng lớp nô lệ: Chủ yếu phục vụ cho quý tộc và quan lại, có thân phận phụ thuộc, hèn kém, ít tham gia sản xuất.
Văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông
Văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông có những thành tựu rực rỡ vẫn còn tồn tại đến ngày nay, trong đó có kể đến các lĩnh vực sau:
Thiên văn học và lịch pháp
Do nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, dựa vào thiên nhiên nên lịch pháp và thiên văn học được ra đời sớm nhất ở đây. Sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời được cư dân tại các quốc gia cổ đại phương Đông ghi lại và chia thành ngày tháng và các giờ khác nhau, gọi là nông lịch.
Lịch của các quốc gia cổ đại phương Đông gần chính xác với lịch hiện đại mà chúng ta sử dụng.
Chữ viết
Chữ viết là phát minh lớn nhất khi ghi lại những thành tựu hoặc các kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của các quốc gia cổ đại phương Đông. Ban đầu là các chữ tượng hình, sau là các loại chữ tượng ý.
Từ việc hình thành chữ viết thì các loại giấy cũng ra đời tại các quốc gia như: giấy Papyrus của người Ai Cập, thẻ tre, xương thú, mai rùa… của người Trung Quốc, viết trên đất sét, đem nung của người Lưỡng Hà.
Toán học
Toán học tại các quốc gia cổ đại phương Đông cũng rất phát triển khi nó gắn liền với việc chia ruộng đất và xây dựng.
Điển hình nhất là người Ai Cập tính ra số Pi, người Lưỡng Hà tìm ra các phép tính cộng trừ nhân chia, người Ấn Độ tìm ra số 0…
Kiến trúc
Kiến trúc của các quốc gia cổ đại phương Đông phát triển rất phong phú, điển hình như:
- Ai Cập có Kim tự tháp.
- Các đền tháp ở Ấn Độ.
- Thành treo Babylon nổi tiếng của Lưỡng Hà.
Các công trình kiến trúc còn tồn tại đến ngày nay như Kim tự tháp Ai Cập được coi là kỳ quan của thế giới và cũng là kỳ tích, sự sáng tạo, thành tựu rực rỡ của văn minh phương Đông cổ đại.
Sự hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông là bước đi tất yếu của lịch sử khi xã hội có sự phân chia giai cấp. Sự phát triển của các thành tựu văn hoá rực rỡ của nhân loại mà các giá trị còn được lưu truyền tới ngày nay được hình thành một phần từ nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Xem thêm >>> Các quốc gia cổ đại phương Tây: Sự hình thành và Đặc điểm xã hội