Chuyên đề phương pháp nhận biết các chất hóa học

Or you want a quick look:

Chuyên đề nhận biết các chất hóa học là dạng bài tập quen thuộc thường gặp trong chương trình Hóa lớp 9, lớp 11 hay 12. Để giải các dạng bài tập nhận biết các chất hóa học, yêu cầu học sinh cần nắm chắc kiến thức cũng như các phương pháp giải. Bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn tổng hợp các kiến thức về chủ đề nhận biết các chất hóa học, cùng tìm hiểu nhé!. 

Nội dung chính bài viết

Chuyên đề nhận biết các chất hóa học lớp 9

Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết

  • Để phân biệt hay nhận biết các chất hóa học, ta cần dựa vào phản ứng đặc trưng và xem xét các hiện tượng: Như có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng, việc đổi màu dung dịch, giải phóng chất có mùi hoặc có hiện tượng sủi bọt khí. Hoặc để nhận biết các chất hóa học, bạn có thể sử dụng một số tính chất vật lí (nếu như bài cho phép) như nung ở nhiệt độ khác nhau, hay hoà tan các chất vào nước…
  • Phản ứng hoá học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản và có dấu hiệu rõ rệt. Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường muốn nhận biết n hoá chất cần phải tiến hành (n – 1) thí nghiệm.
  • Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu cầu của đề bài, đều được coi là thuốc thử.
  • ***Lưu ý: Khái niệm phân biệt bao hàm ý so sánh (ít nhất phải có hai hoá chất trở lên) nhưng mục đích cuối cùng của phân biệt cũng là nhằm nhận biết tên của một số hoá chất nào đó.

Phương pháp giải bài tập nhận biết các chất hóa học 

  • Bước 1: Đầu tiên cần chiết (trích mẫu thử) các chất cần nhận biết vào các ống nghiệm (có đánh số cụ thể).
  • Bước 2: Chọn thuốc thử thích hợp (tuỳ theo yêu cầu đề bài: thuốc thử tuỳ chọn, hạn chế hay không dùng thuốc thử nào khác).
  • Bước 3: Cho vào các ống nghiệm ghi nhận các hiện tượng, sau đó rút ra kết luận đã nhận biết, phân biệt được hoá chất nào.
  • Bước 4: Viết PTHH minh hoạ. 

Các dạng bài tập thường gặp

  • Dạng 1: Nhận biết hoặc phân biệt các hoá chất (rắn, lỏng, khí) riêng biệt.
  • Dạng 2: Nhận biết hoặc phân biệt các chất trong cùng một hỗn hợp.
  • Dạng 3: Xác định việc có mặt của các chất (hoặc các ion) trong cùng một dung dịch.

Tuỳ theo yêu cầu của bài tập mà trong mỗi dạng có thể gặp 1 trong các trường hợp sau:

  • Nhận biết với thuốc thử tự do (tùy chọn).
  • Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có giới hạn).
  • Nhận biết không được dùng thuốc thử bên ngoài.

Phương pháp nhận biết các chất vô cơ

Đối với chất khí

  • Khí (CO_{2}): Sử dụng dung dịch nước vôi trong có dư, hiện tượng xảy ra là làm đục nước vôi trong.
  • Khí (SO_{2}): Có mùi hắc khó ngửi, làm phai màu hoa hồng hoặc Làm mất màu dung dịch nước Brôm hoặc làm mất màu dung dịch thuốc tím.
    • (5SO_{2} + 2KMnO_{4} + 2H_{2}O rightarrow 2H_{2}SO_{4} + 2MnSO_{4} + K_{2}SO_{4})
  • Khí (NH_{3}): Có mùi khai, làm cho quỳ tím tẩm ướt hóa xanh.
  • Khí Clo: Sử dụng dung dịch KI + Hồ tinh bột để thử clo làm dung dịch từ màu trắng chuyển thành màu xanh.
    • (Cl_{2} + KI rightarrow 2KCl + I_{2})
  • Khí (H_{2}S): Có mùi trứng thối, dùng dung dịch (Pb(NO_{3})_{2}) để tạo thành PbS kết tủa màu đen.
  • Khí HCl: Làm giấy quỳ tẩm ướt hoá đỏ hoặc sục vào dung dịch (AgNO_{3}) tạo thành kết tủa màu trắng của AgCl.
  • Khí (N_{2}): Đưa que diêm đỏ vào làm que diêm tắt.
  • Khí NO (không màu): Để ngoài không khí hoá màu nâu đỏ.
  • Khí (NO_{2}) (màu nâu đỏ): Mùi hắc, làm quỳ tím tẩm ướt hoá đỏ.
    • (4NO_{2} + 2H_{2}O + O_{2} rightarrow 4HNO_{3})

Nhận biết dung dịch bằng quỳ tím

Để dùng quỳ tím nhận biết các chất, ta cần lưu ý như sau:

  • Nhận biết dung dịch bazơ (kiềm): Làm quỳ tím hoá xanh
  • Nhận biết dung dịch axit: Làm quỳ tím hoá đỏ

Nhận biết dung dịch bazơ

  • Nhận biết (Ca(OH)_{2}):
    • Dùng (CO_{2}) sục vào đến khi xuất hiện kết tủa thì dừng lại.
    • Dùng (Na_{2}CO_{3}) để tạo thành kết tủa màu trắng của (CaCO_{3})
  • Nhận biết (Ba(OH)_{2}):
    • Dùng dung dịch (H_{2}SO_{4}) để tạo thành kết tủa màu trắng của (Ba_{2}SO_{4})

Nhận biết dung dịch axit

  • Dung dịch HCl: Dùng dung dịch (AgNO_{3}) làm xuất hiện kết tủa màu trắng của AgCl.
  • Dung dịch (H_{2}SO_{4}): Dùng dung dịch (BaCl_{2}) hoặc (Ba(OH)_{2}) tạo ra kết tủa (BaSO_{4}).
  • Dung dịch (HNO_{3}): Dùng bột đồng đỏ và đun ở nhiệt độ cao làm xuất hiện dung dịch màu xanh và có khí màu nâu thoát ra của (NO_{2}).
  • Dung dịch (H_{2}S): Dùng dung dịch (Pb(NO_{3})_{2}) xuất hiện kết tủa màu đen của PbS.
  • Dung dịch (H_{3}PO_{4}): Dùng dung dịch (AgNO_{3}) làm xuất hiện kết tủa màu vàng của (Ag_{3}PO_{4}).

Nhận biết các dung dịch muối

  • Muối clorua: Sử dụng dung dịch (AgNO_{3}).
  • Muối sunfat: Sử dụng dung dịch (BaCl_{2}) hoặc (Ba(OH)_{2}).
  • Muối cacbonat: Sử dụng dung dịch HCl hoặc (H_{2}SO_{4}).
  • Muối sunfua: Sử dụng dung dịch (Pb(NO_{3})_{2}).
  • Muối phôtphat: Sử dụng dung dịch (AgNO_{3}) hoặc dùng dung dịch (CaCl_{2}), (Ca(OH)_{2}) làm xuất hiện kết tủa mùa trắng của (Ca_{3}(PO_{4})_{2}).

Nhận biết các oxit của kim loại

Hỗn hợp oxit: Hoà tan từng oxit vào nước (Bao gồm 2 nhóm: Tan trong nước và không tan trong nước).

  • Nhóm tan trong nước cho tác dụng với (CO_{2})
    • Nếu không có kết tủa: Kim loại trong oxit là kim loại kiềm.
    • Nếu xuất hiện kết tủa: Kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ.
  • Nhóm không tan trong nước cho tác dụng với dung dịch bazơ.
    • Nếu oxit tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là Be, Al, Zn, Cr..
    • Nếu oxit không tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ.

Nhận biết một số oxit

  • ((Na_{2}O; K_{2}O; BaO)) cho tác dụng với nước (rightarrow) dd trong suốt, làm xanh quỳ tím.
  • ((ZnO; Al_{2}O_{3})) vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ.
  • CuO tan trong dung dịch axit tạo thành dung dịch có màu xanh đặc trưng.
  • (P_{2}O_{5}) cho tác dụng với nước(rightarrow) dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ.
  • (MnO_{2}) cho tác dụng với dung dịch HCl đặc có khí màu vàng xuất hiện.
  • (SiO_{2}) không tan trong nước, nhưng tan trong dd NaOH (Natri hiđroxit) hoặc dung dịch HF.

Nhận biết các chất kết tủa

Màu của một số kết tủa thường gặp

  • (Al(OH)_{3}): kết tủa keo trắng.
  • FeS: kết tủa màu đen.
  • (Fe(OH)_{2}): kết tủa trắng xanh.
  • (Fe(OH)_{3}): kết tủa nâu đỏ.
  • (FeCl_{2}): dung dịch lục nhạt.
  • (FeCl_{3}): dung dịch vàng nâu.
  • Cu: kết tủa là màu đỏ.
  • (Cu(NO_{3})_{2}): dung dịch xanh lam.
  • (CuCl_{2}): tinh thể có màu nâu, dung dịch xanh lá cây.
  • (Fe_{3}O_{4}) (rắn): màu nâu đen.
  • (CuSO_{4}): tinh thể khan màu trắng, tinh thể ngậm nước màu xanh lam, dung dịch xanh lam.
  • (Cu_{2}O): đỏ gạch.
  • (Cu(OH)_{2}): kết tủa xanh lơ (xanh da trời).
  • CuO: kết tủa màu đen.
  • (Zn(OH)_{2}): kết tủa keo trắng.
  • (Ag_{3}PO_{4}): kết tủa vàng.
  • AgCl: kết tủa màu trắng.
  • AgBr: kết tủa vàng nhạt.
  • AgI: kết tủa vàng cam (hay vàng đậm).
  • (Ag_{2}SO_{4}): kết tủa trắng.
  • (MgCO_{3}): kết tủa trắng.
  • (CuS, FeS, Ag_{2}S, PbS, HgS): màu đen.
  • (BaSO_{4}): kết tủa trắng.
  • (BaCO_{3}): kết tủa trắng.
  • (CaSO_{3}): kết tủa trắng.
  • (Mg(OH)_{2}): kết tủa màu trắng.
  • (PbI_{2}): kết tủa vàng tươi.

tìm hiểu chuyên đề nhận biết các chất hóa học Chuyên đề phương pháp nhận biết các chất hóa học

Phương pháp nhận biết các chất hóa học hữu cơ lớp 11

Với đề thi THPT Quốc gia môn Hóa, dạng bài tập nhận biết các chất là dạng bài thường gặp và dễ lấy điểm. Mỗi loại chất sẽ có những thuốc thử thường dùng khác nhau để phân biệt. Dưới đây là bảng nhận biết các chất hữu cơ tổng kết các thuốc thử thường dùng cũng như hiện tượng thu được khi nhận biết các hợp chất hữu cơ thường gặp.

Bảng nhận biết các chất hữu cơ tổng quát

bảng nhận biết các chất hóa học hữu cơ Chuyên đề phương pháp nhận biết các chất hóa học

Bảng nhận biết các chất hữu cơ chi tiết

nhận biết các chất hóa học chi tiết Chuyên đề phương pháp nhận biết các chất hóa học

nhận biết các chất hóa học tóm tắt Chuyên đề phương pháp nhận biết các chất hóa học

Bảng nhận biết các chất hóa học lớp 8

Trạng thái, màu sắc các đơn chất, hợp chất

nhận biết các chất hóa học và trạng thái các chất Chuyên đề phương pháp nhận biết các chất hóa học

nhận biết các chất hóa học và màu sắc chất Chuyên đề phương pháp nhận biết các chất hóa học

bài tập nhận biết các chất hóa học Chuyên đề phương pháp nhận biết các chất hóa học

các dạng nhận biết các chất hóa học Chuyên đề phương pháp nhận biết các chất hóa học

Bảng nhận biết một số cation thường gặp

nhận biết các chất hóa học cùng bảng nhận biết chi tiết Chuyên đề phương pháp nhận biết các chất hóa học

so sánh nhận biết các chất hóa học Chuyên đề phương pháp nhận biết các chất hóa học

Bảng nhận biết một số anion hay gặp

nhận biết các chất hóa học với anion Chuyên đề phương pháp nhận biết các chất hóa học

Như vậy, DINHNGHIA.COM.VN đã giúp bạn tổng hợp những kiến thức hữu ích về chủ đề phương pháp nhận biết các chất hóa học. Chúc bạn luôn học tốt!. 

Xem chi tiết qua video của thầy TUẤN XIPO:

Xem thêm >>> Dung dịch và phản ứng trao đổi ion: Lý thuyết và Bài tập

See more articles in the category: wiki
READ  Khối lượng là gì? Đặc điểm, Đơn vị đo và Kí hiệu của khối lượng

Leave a Reply