Dung dịch là gì? Nồng độ dung dịch là gì? Có những loại dung dịch nào? Và nồng độ trong dung dịch có những đặc điểm nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh hiện nay. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm ra lời giải cho những thắc mắc này qua bài viết về dung dịch dưới đây nhé.
Nội dung chính bài viết
Dung dịch là gì? Các đặc tính của dung dịch
Khái niệm dung dịch
Dung dịch là gì lớp 5 chúng ta đã được tìm hiểu qua. Và sau dung dịch là gì lop 5, đến lớp 8, chúng ta sẽ một lần nữa tiếp cận trong hóa học. Vậy dung dịch là gì hóa 8 nói riêng và dung dịch nói chung có nghĩa là gì? Hãy cùng tìm hiểu khái niệm của dung dịch để hiểu rõ hơn về phần kiến thức thú vị này nhé.
Có thể hiểu, dung dịch là một loại hỗn hợp. Khi một chất được hòa tan trong chất khác sẽ tạo thành một dung dịch. Chất được hòa tan gọi là chất tan và chất dùng để hòa tan gọi là dung môi. Dung dịch chỉ có một pha.
Dung dịch sẽ mang những đặc điểm của dung môi và chất tan. Trong dung dịch, dung môi thường chiếm phần nhiều lớn. Tỉ lệ của các dung dịch khác nhau là khác nhau. Tỉ lệ các chất trong dung dịch sẽ phụ thuộc và lượng chất tan và dung môi được sử dụng.
Cho ví dụ về dung dịch khá dễ dàng. Chẳng hạn như khi ta hòa tan đường trong nước, ta sẽ thu được dung dịch nước đường, với chất tan là đường và dung môi là nước. Tương tự như vậy chúng ta hãy tự trả lời câu hỏi: dung dịch là gì cho ví dụ để hiểu hơn về khái niệm dung dịch nhé.
Đặc tính của dung dịch
Dung dịch là một loại hỗn hợp đồng nhất. Dùng mắt thường quan sát, chúng ta sẽ không thể thấy được các phân tử chất tan trong dung dịch. Đồng thời, dung dịch có tính ổn định cao, khi dùng phương pháp cơ học thông thường, ta sẽ không thể tách riêng chất tan và dung môi.
Phân loại dung dịch và nồng độ dung dịch
Sau khi đã hiểu dung dịch là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số đặc điểm của nó, đặc biệt là về phân loại và nồng độ dung dịch nhé.
Phân loại dung dịch
Dung dịch được chia thành 3 loại chính:
- Dung dịch khí: là loại dung dịch có dung môi ở dạng khí. Chúng chỉ có thể hòa tan những khí khác ở điều kiện cho phép. Đây là một dạng dung dịch đặc biệt. Ví dụ như không khí là hỗn hợp oxi và các chất được hòa tan trong nitơ.
- Dung dịch lỏng: là dung dịch có dung môi là chất lỏng. Với dạng này, dung môi chất lỏng có thể hòa tan được chất tan ở cả dạng rắn, lỏng, khí. Ví dụ như dung dịch oxi được hòa tan trong nước, dung dịch nước muối là sự hòa tan của phân tử muối trong nước ….
- Dung dịch rắn: tương tự vậy, dung dịch rắn là dung dịch có dung môi là chất rắn. Ví dụ: hòa tan thủy ngân trong vàng,… Đây là loại dung dịch hiếm gặp hơn so với dung dịch khí và đặc biệt là dung dịch lỏng.
Nồng độ dung dịch
Nồng độ dung dịch là gì? Nồng độ dung dịch được chia thành 2 loại đó là nồng độ phần trăm và nồng độ mol.
- Nồng độ phần trăm: được ký hiệu là C% và cho biết số gam chất tan được hòa tan trong 100g dung dịch.
Công thức tính: (C = frac{m_{ct}}{m_{dd}}cdot 100) với (m_{ct}) là khối lượng chất tan và (m_{dd}) là khối lượng dung dịch. Vậy m dung dịch là gì? Cụ thể, m dung dịch là tổng khối lượng chất tan và dung môi, m dung dịch được tính theo công thức: (m_{dd}=m_{ct}+m_{dm}), trong đó (m_{dm}) là khối lượng dung môi.
- Nồng độ mol: được ký hiệu là CM, Thông số này cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch
Công thức tính: (CM=frac{n}{V}) với n là số mol và V là thể tích dung dịch.
Dung dịch bão hòa và độ tan
Dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa
Khi nhắc tới dung dịch, chúng ta không thể bỏ qua phần kiến thức về dung dịch bão hòa. Theo đó, dung dịch bão hoà là dung dịch cân bằng với lượng chất tan khi chưa được hòa tan ở điều kiện cho trước.
Ví dụ về dung dịch bão hòa như khi ta hòa tan muối vào nước, ta sẽ thu được nước muối. Nhưng với lượng nước cho trước, ta chỉ hòa tan được lượng muối nhất định. Nếu tiếp tục cho thêm muối đến khi không thể hòa tan được nữa, ta sẽ thu được dung dịch gọi là dung dịch bão hòa.
Với dung dịch bão hòa, ta sẽ không thể hòa tan chất tan được nữa. Ngược lại với dung dịch bão hòa là dung dịch chưa bão hòa. Với dung dịch chưa bão hòa, ta vẫn có thể tiếp tục hòa tan chất tan.
Độ tan
Để phân biệt giữa 2 loại dung dịch này, người ta thường dựa vào độ tan. Độ tan được hiểu là mức đo lượng một chất tan nhất định có thể được hoà tan vào trong một lượng dung môi đã xác định ở điều kiện cho trước.
Độ tan thường dùng để biểu diễn ra số gam chất tan trên 100 gam dung môi hoặc số mol chất tan trên 1 lít dung dịch, hoặc theo một đơn vị khác. Đây là đại lượng dùng để biểu thị mối quan hệ giữa dung môi và chất tan trong một dung dịch bão hoà.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về dung dịch là gì, cũng như các loại dung dịch và nồng độ dung dịch rồi. Nếu có bất cứ thắc mắc hay có đóng góp gì về bài viết dung dịch là gì, mời bạn để lại nhận xét dưới đây để cùng DINHNGHIA.COM.VN trao đổi thêm nhé!
Xem thêm >>> Mol là gì? Định nghĩa khối lượng mol và Công thức tính khối lượng mol