- Khá lâu rồi, sau thành công của đêm nhạc “Đường chúng ta đi” năm 2018, khán giả Hà Nội mới được tái ngộ với tam ca Việt Hoàn- Đăng Dương- Trọng Tấn. Anh có thể chia sẻ về đêm nhạc này?
+ Đêm nhạc “Đường chúng ta đi” diễn ra vào 5-9 tới tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia là món quá tri ân sâu sắc mà tam ca muốn dành tặng những người yêu nhạc. Trong chương trình “Đường chúng ta đi” diễn ra vào năm 2018, tam ca kỷ niệm chặng đường 20 năm ca hát cùng nhau. Ngày đó, chúng tôi đã chia sẻ nhiều câu chuyện riêng tư trên sân khấu, đó là đêm nhạc của kỷ niệm. Còn hôm nay, “Đường chúng ta đi” sẽ là một cuộc chơi âm nhạc của ba anh em.
Bạn đang xem: Tiểu sử ca sĩ việt hoàn
Đêm nhạc sẽ kể câu chuyện đầy tính nghệ thuật thông qua những bản nhạc cách mạng, thính phòng đã làm nên tên tuổi của ba anh em trong suốt 20 năm qua. Đồng thời, Việt Hoàn, Đăng Dương, Trọng Tấn có những tiết mục ngẫu hứng và biến hóa đầy lạ lẫm với miền âm nhạc acoustic, dân gian, nhạc dance sôi động. Đặc biệt, khách mời Thu Minh và Thanh Lam cùng với tài năng của nhạc sĩ Thanh Phương sẽ mang đến món ăn quen mà mới lạ cho khán giả. Chúng tôi cũng đầy cảm hứng chuẩn bị cho đêm nhạc này.
- Lâu nay, Việt Hoàn khá im hơi lặng tiếng, còn Đăng Dương và Trọng Tấn đều theo đuổi sự nghiệp riêng và khá thành công. Anh có thể chia sẻ về cuộc sống hiện tại của mình?
+ Tôi là nghệ sĩ của Đài Tiếng nói Việt Nam, công việc chính là thu thanh và giới thiệu tác phẩm mới để những ca khúc đó được sống và lan tỏa trong khán giả. Lượng khán giả nghe đài chủ yếu là những người lớn tuổi, họ rất yêu dòng nhạc truyền thống này. Ngoài ra, tôi cũng tham gia các show diễn.
Đó là con đường tôi chọn và đã đi bền bỉ với nó hơn 20 năm qua. Nhóm Kendy Kid mà tôi và NSND Thanh Hoa thành lập toàn con cháu nghệ sĩ hợp thành một nhóm hát đang phát triển. Tôi trực tiếp dạy về ký xướng âm, nhạc lý cơ bản, NSND Thanh Hoa dạy kỹ thuật thanh nhạc và cách truyền tải hồn bài hát giờ bắt đầu ổn định, các con rất yêu âm nhạc và nhiều con có năng khiếu.
Tôi nghĩ, những khởi đầu đó sẽ dạy cho các con tình yêu âm nhạc và đi con đường đúng hơn nếu sau này các con theo nghề. Điều đó rất ý nghĩa, ý nghĩa hơn cả những show đi kiếm tiền.
- Anh có nghĩ mình đã già và cần những thế hệ trẻ kế cận để dòng nhạc truyền thống vẫn luôn được vang lên ở mọi nơi?
+ Dòng nhạc này sẽ trường tồn với thời gian, còn chúng tôi khi theo đuổi dòng nhạc này, chúng tôi có cơ hội được hát nhiều hơn và tuổi nghề dài hơn. Như NSND Quang Thọ, NSND Thanh Hoa đến tuổi này vẫn hát và cống hiến cho khán giả theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, tôi vẫn mong muốn có những bạn trẻ kế cận dòng nhạc của chúng tôi. Như thầy Trung Kiên từng lạc quan rằng, sau NSND Thanh Hoa, NSND Quang Thọ bỗng dưng có Trọng Tấn, Việt Hoàn, Đăng Dương.
Tam ca Trọng Tấn - Đăng Dương - Việt Hoàn. |
Những bài hát ngợi ca quê hương đất nước hay những bài hát về chiến tranh hôm nay đều được phối mới để bắt kịp với xu hướng của thời đại và phù hợp với các bạn trẻ. Tuy nhiên, để theo đuổi dòng nhạc này, các bạn cần thời gian, sự kiên trì, đừng vội vàng chạy theo sự cám dỗ của đồng tiền. Khi có tiếng hát, sự thành công và tiền bạc sẽ đến. Dòng nhạc chính thống đi vào trái tim khán giả bằng chính những cảm xúc từ ca từ đẹp, khi hát về một giọt mồ hơi rơi phải cảm nhận được sự vất vả của người lao động như thế nào.
-Hơn một năm nay, anh lựa chọn cuộc sống ngoại thành và làm một nông dân thực thụ. Lý do nào cho sự chuyển dịch đó?
+ Tôi vốn thích trồng cây và chăn nuôi, vì thế tôi làm một nhà vườn sinh thái, vừa trồng cây lâu năm và nuôi công, hươu sao… Tôi muốn dành cho các con là những đứa trẻ đầu tiên được trải nghiệm cuộc sống giữa thiên nhiên. Rồi sau này, khi khu sinh thái định hình, tôi muốn liên kết với các trường học để cho các con đến đây trải nghiệm cuộc sống thực giữa cỏ cây, hoa lá. Tôi ra nước ngoài, đi thăm các trang trại, ông chủ thực sự là những nông dân mộc mạc.
Mơ ước của tôi nữa là, những động vật hoang dã được giải cứu có thể về đây sống một thời gian và sau đó trả nó về rừng. Tôi yêu thiên nhiên và yêu đời sống hoang dã. Một năm gây dựng rất vất vả và khó khăn, tôi phải nỗ lực, tự tay trồng cây, tưới cây, làm những ngôi nhà nhỏ cho thú vật ở. Đến lúc nào đó, mọi người sẽ ngạc nhiên với thành quả mà tôi có được, một khu sinh thái hoàn toàn thân thiện với môi trường, không bê tông, cốt thép và là một nơi có thể sinh sôi nảy nở được.
- Liệu sự lăn lộn vất vả như vậy có ảnh hưởng đến hình ảnh người nghệ sĩ của anh hay không? Vì khán giả hay mặc định rằng, nghệ sĩ phải lung linh, hào quang, là những ông hoàng bà chúa trong cuộc sống. Xem thêm: Diễm Hằng “Nhật Ký Vàng Anh” Vực Dậy Sau Liên Tiếp Biến Cố Đắng Cay, Kiệt Quệ
+ Với dòng nhạc của tôi, việc đẹp trai xinh gái không quá quan trọng mà đó là vẻ đẹp nội tâm, sự chuyển tải ngôn ngữ âm nhạc, tình cảm, ý tưởng của người nhạc sĩ đến khán giả như thế nào. Tôi nghĩ mình không cần cố về hình thức nữa mà cần trau dồi cho giọng hát, tâm hồn truyền cảm hơn, sâu lắng hơn thôi.
Gia đình ca sĩ Việt Hoàn. |
Hơn nữa, tôi luôn quan niệm, những việc làm chân chính, lương thiện của mình sẽ không làm giảm đi ánh hào quang mà tôi có. Tôi cũng kết bạn với một số nghệ sĩ lớn trên thế giới, họ cũng có những giây phú rất bình dị. Vấn đề là người nghệ sĩ nên bình dị ở đâu và xuất hiện như một ngôi sao ở chỗ nao, còn khi đã bước chân về cánh cổng nhà mình, cánh cổng khép lại có thể mình là người bét trong gia đình, vợ con mới là số một.
- Có hay không chuyện nhiều người không nhận ra anh ngoài đời, thậm chí cho rằng, anh mượn danh ca sĩ Việt Hoàn vì họ không hình dung được nghệ sĩ lại giản dị đến vậy?
+ Thú thực, tôi gặp nhiều người thì 3 người nhận ra tôi còn 7 người bảo ngờ ngợ, nhất định không tin đó là ca sĩ Việt Hoàn.
- Tại sao để cho khán giả thất vọng đến thế? Điều đó có làm anh suy nghĩ không?
+ Một Việt Hoàn ngoài đời không phải là một Việt Hoàn trên sân khấu. Khi bước ra khỏi sân khấu, không còn ánh đèn tôi là một Việt Hoàn khác. Tôi thấy hạnh phúc vì được sống hai cuộc đời, khi lên sân khấu dưới ánh đèn là nghệ sĩ, còn ra ngoài tôi là người bình thường, thích ăn vỉa hè, uống trà đá, trò chuyện với anh xe ôm. Tôi không muốn mình khác biệt với họ, cho nên khán giả có nhận ra hay không, đối với tôi không quan trọng.
- Nhưng có vẻ như vợ anh, ca sĩ Hoa Trần lại là người chú trọng hình thức, anh không ngại bị vênh với vợ chăng?
+ Ngày xưa Hoa hay để ý hình thức chứ bây giờ, Hoa cũng biết lúc nào cần lộng lẫy, lúc nào cần giản dị. Chúng tôi ảnh hưởng bởi nhau khá nhiều. Trước kia tôi hay chú tâm làm việc lớn trong gia đình hơn chứ không để ý những việc nhỏ như đưa con đi ăn kem, đi bơi, chơi với con. Đến giờ tôi nghĩ, mình phải thay đổi để hợp với người vợ trẻ và những đứa con nhỏ.
Tôi vẫn là mẫu người truyền thống, tôn vinh những giá trị bền vững của nền nếp, gia phong. Với tôi, các con phải có kỹ năng, phải tự làm việc nhà. Các con bây giờ học quá nhiều nhưng không biết làm gì. Ngày xưa một đứa trẻ 12 tuổi có thể làm mọi việc trong nhà, đó là kỹ năng sinh tồn, khi tôi về sống ở ngoại ô, con tôi biết thế nào là đi ra vườn cây, tưới cây, chăm sóc các con vật.
Ngày xưa các con sợ nhện, sợ thằn lằn, giờ không còn sợ nữa. Các con có thể tự xuống ao xách nước tưới cây… còn ở Hà Nội, tôi không thể thay đổi được cuộc sống của mình.
- Hiện tại, anh có nghĩ mình là người giàu có không?
+ So với các ca sĩ cùng trang lứa, tôi là người nghèo nhất. Trong tất cả mọi việc tôi phải nỗ lực rất nhiều. Nhưng nhìn một góc khác, có thể tôi giàu có, tôi có nhiều cây, nhiều đất, nhiều con cái, nhiều trải nghiệm cuộc sống hơn. Nhưng tôi đâu có được mặc đồ hiệu, đi xe quá đẹp, tôi ăn rau mình trồng, gà mình tự nuôi. Nhưng mình tự hào vì giàu sức khỏe, giàu cảm xúc, trải nghiệm cuộc sống và được thỏa mãn những đam mê của mình ngoài ca hát.