Câu Chuyện Của Yeonmi Park Là Ai, 2 Nghìn “Phụ Nữ Giải Khuây” Cùng Kim Jong

Or you want a quick look: Cô gái trẻ 23 tuổi người Triều Tiên vừa cho ra mắt cuốn sách tự thuật của mình có tên “In order to live”. Cuốn sách kể về con đường khổ ải gần một thập kỷ dẫn cô thoát khỏi miền Bắc Triều Tiên.

Bạn đang xem: Yeonmi park là ai

Cô gái trẻ 23 tuổi người Triều Tiên vừa cho ra mắt cuốn sách tự thuật của mình có tên “In order to live”. Cuốn sách kể về con đường khổ ải gần một thập kỷ dẫn cô thoát khỏi miền Bắc Triều Tiên.

Bạn đang xem: Yeonmi park là ai

Khác với nhiều người cố tình chôn vùi ký ức đau thương, cô gái Triều Tiên Park Yeon-Mi đã quyết định kể lại cuộc chạy trốn kinh hoàng cách đây hơn 10 năm. Đó là hành trình chông gai giúp cô thoát khỏi một trong những xứ sở tàn bạo nhất thế giới. Thông qua quá khứ đau đớn và kinh hoàng mà cô từng trải qua, Park Yeon-Mi muốn gửi đến cộng đồng quốc tế một thông điệp: có một đất nước như Bắc Triều Tiên, nơi luôn luôn có nhiều người chết vì đói, và những người muốn chạy trốn.

*

Sau khi qua sông, họ không ngừng phải trốn tránh các vệ sĩ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Sau đó đến được biên giới của Trung Quốc và chui vào một căn nhà gỗ. Nhưng đến đây người môi giới bắt đầu đe doạ hai mẹ con cô và ép cô phải quan hệ với hắn. Nếu không phục tùng, hắn sẽ báo lại với chính phủ Bắc Triều Tiên. Lúc này mẹ của cô đã nguyện đứng ra và tình nguyện thay thế con gái để “phục tùng” người này. Mắt nhìn mẹ mình bị hãm hiếp, cô không biết làm thế nào ngoài cách đứng bên cạnh không ngừng khóc. Sau đó người môi giới lại nói với họ, muốn ở lại Trung Quốc bắt buộc phải bán thân mình để làm vợ lẽ cho người khác. Bản thân cô đã bị bán cho một doanh nhân 32 tuổi ở Thẩm Dương làm thê thiếp.

*

Trong khi tiếp tục chạy trốn khỏi gia đình Trung Quốc, cả nhà cô đã bị công an Trung Quốc bắt và trao trả lại cho chính quyền Bắc Triều Tiên. Giống như tất cả những ai tìm cách trốn khỏi nước này, gia đình cô bị đưa vào trại “cải tạo” và bị đối xử hết sức tàn khốc. May mắn thay, cả mẹ và hai chị em đã trốn được khỏi trại và một lần nữa vượt sông sang Trung Quốc. Park Yeon-mi đã vượt qua Mông Cổ, sa mạc Gobi để cuối cùng đến được Hàn Quốc, miền đất hứa của những người tỵ nạn Bắc Triều Tiên.

READ  Vì sao phải sử dụng đất hợp lý? Cải tạo và bảo vệ đất

Hiện tại sống ở Seoul cùng mẹ và người chị em trong một căn hộ cấp cho người tỵ nạn, Park Yeon-mi cảm thấy hài lòng, dù cô biết thân phận của một người tỵ nạn. Điều chủ yếu ám ảnh người thiếu nữ Bắc Triều Tiên này là số phận của đồng bào mình ở miền Bắc. Cô lo ngại chế độ độc tài khép kín nhất trên thế giới này sẽ còn trở nên tàn bạo hơn nữa. Niềm hy vọng mơ hồ đặt vào một khả năng thay đổi, vào thời điểm Kim Jong-Un, người kế vị trẻ tuổi của chế độ Bình Nhưỡng lên nắm quyền, đã nhanh chóng tắt ngấm. Cô mới nhận được thông tin, lính tuần tiễu được lệnh bắn vào những người chạy trốn sang Trung Quốc.

Xem thêm: "Giang Hồ Mạng" Phú Lê Là Ai ? Chi Tiết Tiểu Sử Top 10 Giang Hồ Mạng Phú Lê


*

Khi được hỏi, tại sao khổ cực và bế tắc như vậy mà người dân ở Bắc Triều Tiên lại không nổi dậy, Park Yeon-Mi giải thích :

“Ngay cả người miền Nam Triều Tiên cũng đặt câu hỏi như vậy. Tại sao người miền Bắc không nổi dậy ? Hoặc là họ ngớ ngẩn ngu dốt, hoặc là mọi thứ thật là tốt đẹp ở đấy. Dân Bắc Triều Tiên như chúng tôi, về bản chất, không phải là ngu dốt gì, nhưng chúng tôi không có thông tin, chúng tôi sống trong một xã hội hoàn toàn khép kín. Thậm chí chúng tôi không nhận thấy rằng, chế độ này đã biến chúng tôi thành những con người ngu dốt”.

READ  Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt vuidulich.vn

Trong cuốn hồi ký vừa xuất bản, theo lời kể của Park Yeon-Mi, người đọc có thể thấy “sự tẩy não” hay nói cách khác, nền giáo dục tuyên truyền nhồi sọ của chế độ hiện hành ở Bắc Triều Tiên hết sức có hiệu quả. Khi đặt chân tới Trung Quốc, cô đã nhiều lần tự hỏi : “Tại sao người ta lại nói xấu đất nước của cô đến thế?”. Người thiếu nữ Triều Tiên đã phải mất rất nhiều thời gian để có thể nhận ra được bản chất thực của chế độ đã đày đọa cô. Đến tận bây giờ, theo nhận xét của những người đã tiếp xúc với Park Yeon-Mi, cô vẫn cảm thấy khó khăn khi nói về hai lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il, hai triều đại mà cô đã từng biết đến.


*

Dường như để giải thích về việc tại sao cô không căm thù họ một cách mãnh liệt, Park Yeon-Mi kể lại là, trước khi biết đến nạn đói, gia đình cô cũng không đến nỗi nào, cô đã từng được ăn kem, mẹ cô đã rất tự hào về cô khi đến xem con hát ở trường.

Điều ám ảnh nhất hiện nay đối với Park Yeon-Mi là làm một điều gì đó cho đồng bào mình, một khi đất nước thống nhất. Cô tâm sự :

“Tôi sẽ tiếp tục việc học tập, tôi muốn trở thành một nhà tâm lý cho trẻ em. Tới ngày tái Thống nhất hai miền Triều Tiên, tôi muốn làm công việc giảm nhẹ đi nỗi đau khổ của những em nhỏ miền Bắc Triều Tiên. Tất nhiên đấy chỉ là một việc làm nhỏ để đóng góp vào việc tái thống nhất, để giúp cho những người ở miền Bắc bớt đau khổ”.

READ  Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt vuidulich.vn
See more articles in the category: wiki

Leave a Reply