Or you want a quick look: Tính từ là gì trong tiếng việt
Việc phân biệt các tính từ trong Tiếng Việt khá là phức tạp. Để làm rõ vấn đề này thì Tiếng Việt online sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn các loại tính từ trong Tiếng Việt.
Bạn đang xem: Từ chỉ tính chất là gì
Tính từ là gì trong tiếng việt
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái…. Và có ba loại tính từ đặc trưng : Tính từ chỉ đặc điểm, tính từ chỉ tính chất, tính từ chỉ trạng thái.Tính từ thường được đặt sau danh từ: quả táo đỏ
Phân loại và ví dụ về tính từ trong tiếng Việt
Tính từ trong tiếng Việt có thể được phân loại thành :
-Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, sạch, bẩn, đúng, sai, hèn nhát.
-Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xám, đen, trắng, nâu, chàm, xám
-Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, to, nhỏ, bé, khổng lồ, tí hon, mỏng, dầy.
-Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, cong, thẳng, quanh co, thoi…
-Tính từ chỉ âm thanh: ồn, ồn ào, trầm, bổng, vang.
-Tính từ chỉ hương vị: thơm, thối, hôi, cay, nồng, ngọt, đắng, chua, tanh.
-Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, đủ, nhanh, chậm, lề mề.
-Tính từ chỉ lượng/dung lượng: nặng, nhẹ, đầy, vơi, nông, sâu, vắng, đông.
Tính từ tiếng Việt chỉ đặc điểm
Đặc điểm là nét riêng biệt của một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,…). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,… Đó là các nét riêng, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,…của sự vật. Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát,suy luận, khái quát,…ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật… Nhưng chủ yếu sẽ thiên về đặc điểm bên ngoài hơn.
Xem thêm: #1✅ Tiểu Sử Diễn Viên Hài Huỳnh Lập Sinh Năm Bao Nhiêu, Tin Tức Tiểu Sử Huỳnh Lập
-Tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài : xinh, đẹp, cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, đỏ,…
Ví dụ : Cô gái kia cao quá!
Lá cây chuyển vàng vào mùa thu.
-Tính từ chỉ đặc điểm bên trong : chăm chỉ, ngoan, bền, chắc,…
Ví dụ : Con gái tôi học lớp 7. Bé rất ngoan.
Cái vali này rất nhẹ.
Tính từ tiếng Việt chỉ tính chất
Đây cũng là để chỉ đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng. Bao gồm cả tính chất xã hội, hiện tượng cuộc sống hay thiên nhiên. Tính từ này chủ yếu thể hiện những đặc điểm phẩm chất bên trong. Những thứ mà chúng ta không nhìn được, không quan sát hay sờ, ngửi được. Mà chúng ta phải quan sát, phân tích, tổng hợp mới có thể biết được. Có những tính từ chỉ tính chất thường gặp sau : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, thân thiện, vui vẻ, hiệu quả, thiết thực, dễ gần, hào phóng, lười biếng…
Ví dụ về từ chỉ tính chấtTính chất là đặc điểm riêng, dùng để phân biệt sự vật này với sự vật khác (theo wiki).
Ví dụ : Tính chất của nước là không màu không mùi, không vị
Tính chất của metan là nhẹ, không màu, không mùi
Buổi đi chơi hôm nay rất thú vị.
Cô ấy rất lười biếng.
Tính từ tiếng Việt chỉ trạng thái
Tính từ chỉ trạng thái là những từ chỉ tình trạng của con người, sự vật, hiện tượng trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài. Từ này biểu đạt hiện tượng khách quan trong cuộc sống. Một số tính từ trạng thái thường gặp : hôn mê, ốm, khỏe, khổ, đau, yên tĩnh, ồn ào…
Ví dụ :
Thành phố náo nhiệt.
Vì bị ốm nên tôi không thể đi học được.
Những từ ngữ miêu tả tính cách con người tiếng việt
Về tính cách con người có một số tính từ miêu tả tính cách tiếng Việt như :
Chăm chỉ – lười biếng, biếng nhác
Thông minh – ngu dốt
Nhanh nhẹn – chậm chạm
Cẩn thận, chu đáo – cẩu thả
Thật thà – lươn lẹo
tốt bụng – xấu tính
Dễ gần – khó gần
Điềm đạm – nóng nảy, nóng tính, cộc cằn
Dễ tính – khó tính
Niềm nở – lãnh đạm, lạnh lùng
Ham học – lười học
Tính từ miêu tả hương vị tiếng Việt
Về hương vị, tiếng Việt có một số tính từ như sau :
mặn, đặm, vừa phải – nhạt, lạt
Ngọt, đắng, cay, chát, nóng, lạnh, nồng, chua, tanh
thơm, thối, thum thủm, thoang thoảng, nồng nặc
Từ chỉ mức độ trong tiếng Việt
Cao – thấp – vừa phải, nặng – nhẹ, nghiêm trọng – nhẹ, bình thường, nhanh – chậm,
Trên đây Tiếng Việt online vừa giới thiệu đến các bạn bài viết: Các loại tính từ trong Tiếng Việt. Xem các bài viết tương tự khác tại mục: Tiếng Việt cơ bản