Or you want a quick look: ENFJ là gì?
ENFJ là một nhóm tính cách trong bài test 16 personalities (tạm dịch: 16 nhóm tính cách). Đây là một phương pháp đưa ra các bài trắc nghiệm tâm lý cho phép người tham gia chọn ra các câu trả lời đúng nhất đối với họ nhằm lựa chọn nghề nghiệp và lối sống thích hợp. Để biết ENFJ là gì, hãy theo dõi bài viết sau đây của BachkhoaWiki nhé.
ENFJ là gì?
ENFJ còn được gọi bằng những cái tên như: người cho đi, người chỉ dạy, người hướng dẫn là những người có tính cách hướng ngoại, trực giác, đa cảm và phán xét. Họ là người ấm áp, thẳng thắn và yêu thích việc giúp đỡ người khác. Họ sẽ làm mọi cách để có thể có thể đạt được kết quả mà họ mong muốn.
Kiểm tra nhóm tính cách của mình qua bài test MBTI.
Đặc điểm tính cách của nhóm tính cách ENFJ là gì?
Những người mang nhóm tính ENFJ có cảm giác rằng mình được sinh ra để hoàn thành các mục đích cao đẹp của cuộc đời. Họ là những người chu đáo và duy tâm và họ luôn mong mỏi được tạo ra các tác động tích cực đến những người xung quanh. Họ không sợ khi làm những việc đúng đắn kể cả khi điều đó rất khó nhằn.
Điểm mạnh của ENFJ
- Khả năng kết nối: ENFJ có khả năng thấu hiểu và giao tiếp với người khác làm cho họ cảm thấy an toàn và được quan tâm.
- Mong muốn tạo ra cuộc sống tốt đẹp: Khi yêu thích một ai đó, người hướng dẫn thường sẽ tìm mọi cách để giúp đỡ những người này. Những lời khuyên chân thành của ENFJ giúp ích cho nhiều người.
- Nhạy bén với cảm xúc: Vì người chỉ dạy là người có trực giác tốt và tính cảm quan cao nên họ dễ dàng nhận biết và cảm thông cho cảm xúc của những người xung quanh.
- Yêu cầu cao về cơ cấu và tổ chức: Tuy là người thiên hướng trực giác và cảm giác, ENFJ cũng có cho họ sự phán xét. ENFJ chỉ cảm thấy an toàn khi họ làm theo những công việc được lên kế hoạch kỹ càng.
- Sự nhiệt tình trong động viên và truyền cảm hứng: Sự phấn khích và hết lòng của ENFJ có tính cộng hưởng, họ là những người truyền cảm hứng bẩm sinh. Sự hiện diện của họ lam cho những người xung quanh trở nên lạc quan hơn.
Điểm yếu của ENFJ
- Không thực tế: Người chỉ dẫn thường tự đứng ra sửa chữa tất cả lỗi sai. Nhưng họ không thể hoàn toàn sửa mọi lỗi sai dù bỏ ra bao nhiêu công sức đi nữa, việc này hoàn toàn không thực tế. Hệ quả của việc này là vì gánh vác quá nhiều việc mà họ không thể làm việc gì đủ tốt như khi làm riêng lẻ.
- Lý tưởng hóa mọi thứ: Đối với người cho đi, mọi thứ diễn ra trên cuộc đời chỉ có thể trả lời bằng 2 cách: Đúng và Sai. Nên họ sẽ dễ bị sốc khi ai đó làm việc gì trái với công lý hoặc đưa ra các câu trả lời mơ hồ.
- Quá cao thượng: Việc giúp đỡ hay chỉ bảo người khác là công việc thường ngày của các ENFJ. Nhưng cũng có nhiều khi, những người tham gia quá nhiều vào cuộc sống những người xung quanh và khai sáng họ bằng sự uyên thâm của mình, điều này không may là làm cho nhiều người thấy bực bội, khó xử.
- Nghiêm khắc với bản thân: Người chỉ dẫn có quyết tâm mãnh liệt trong việc cải thiện bản thân mà không quan tâm rằng những việc đó được phụ trách bởi người khác. Cùng lúc họ cũng thúc đẩy mọi người quá mức khi họ không cảm thấy cần thiết.
- Đồng cảm thái quá: Sự thông cảm, thấu hiểu là năng lực mạnh nhất của kiểu người này. Nhưng họ cũng phải nhận ra rằng nhiều người không muốn người khác có mặt quá nhiều trong cuộc sống của họ cũng như rằng ai cũng có quyền riêng tư của mình.
Xu hướng phát triển, lựa chọn nghề nghiệp của ENFJ
Trong công việc, ENFJ thường động viên và thúc đẩy người khác làm việc, họ muốn tạo ra một môi trường làm việc hòa đồng và lành mạnh, nơi mà mọi người luôn giúp đỡ lẫn nhau. Đó là lý do mà những người chỉ dạy thường đóng vai trò là lãnh đạo hoặc cố vấn.
Môi trường làm việc lý tưởng của những người này là luôn tiến về phía trước và lấy con người làm trung tâm. Họ mang sứ mệnh nhân đạo và có thể làm những công việc tạo ra được nhiều phúc lợi cho xã hội và cải thiện hoàn cảnh cũng như nâng cao sự hạnh phúc của con người.
Điểm mạnh của ENFJ trong công việc
- Người gìn giữ hòa bình: Người cho đi không chỉ là động lực thúc đẩy các đồng nghiệp mà còn là người giải quyết các vấn đề để tránh xảy ra mâu thuẫn. Họ tin rằng các mối quan hệ tốt đẹp mới có thể tạo ra hiệu quả cao trong công việc.
- Chìa khóa giao tiếp: Người chỉ dạy có khả năng sử dụng từ ngữ và câu nói sao cho dễ nghe và dễ hiểu. Họ có sự khéo léo khi truyền tải câu chuyện của họ làm cho khán giả đón nhận nồng nhiệt. Bất kể là một nhóm nhỏ hay một khán phòng thì người chỉ dạy cũng có thể xử lý một cách ổn thỏa.
- Thiên tài thuyết phục: Người hướng dẫn có khả năng thuyết phục người khác rất tốt nhưng họ không hề lạm dụng việc này để lợi dụng người khác mà chỉ muốn làm mọi thứ tốt nhất có thể. Điều này làm cho người khác tin tưởng và thường nghe theo sự sắp xếp của người hướng dẫn.
- Nhà lãnh đạo tài ba: ENFJ có những mối quan hệ xã hội bền vững và có thể giúp mọi người kết nối với nhau. Cách thức lãnh đạo của họ làm cho mọi người vừa vui vẻ vừa tạo ra được hiệu suất cao. Khả năng truyền đạt và dạy dỗ mọi người cùng với sự duy tâm giúp cho ENFJ tìm thấy được tiềm năng riêng của mỗi người mà cho phép họ làm những công việc thích hợp.
Điểm yếu của ENFJ trong công việc
- Thực hành trước thực tế: Những người chỉ dạy thường quá nhiệt tình và nóng nảy nên họ thường lao đầu vào một việc mà chưa có những cuộc thăm dò kỹ lưỡng và toàn diện. Bản năng trực giác của họ nghĩ rằng những thứ hiện có đã đủ để họ thành công mà không cần những chi tiết nhỏ nhặt.
- Cố gắng quá mức: ENFJ thường quá nhiệt thành với mọi thứ xung quanh, những việc làm của họ dễ tạo ra cảm giác choáng ngợp cho người xung quanh. Kết quả là họ thường làm các việc đòi hỏi phải tìm hiểu và nghiên cứu sâu một cách quá hời hợt và có thể bỏ ngang các công việc đã nhận mà không thể hoàn thành.
- Khó đưa ra quyết định: Trong khi làm việc, người hướng dẫn thường có xu hướng bỏ qua các quyết định thiếu tính nhân đạo. Người hướng dẫn thường được xem là có lòng nhân ái, nhưng có nhiều việc đòi hỏi lập luận chặt chẽ, thông qua số liệu cụ thể khá khó nhằn, và thường không mong muốn, họ thường bị coi là không công bằng vì xem trọng các quyền lợi cá nhân lên trên tập thể.
- Xem nhẹ bản thân: Vì quá quan tâm lo lắng cho người khác mà những người cho đi thường bỏ qua bản thân mình. Họ cũng sợ khi mình thể hiện những suy nghĩ của bản thân có thể đem lại nhiều xung đột dẫn đến việc mất đoàn kết. Nếu họ không thể nâng cao cái tôi cá nhân thì họ dễ bị mất đi bản thân trong các mối quan hệ, làm cho họ luôn cảm thấy cô độc.
Tính cách ENFJ phù hợp với nghề gì?
ENFJ có thiên phú lãnh đạo bẩm sinh, nên họ thường làm những ngành nghề như chính khách, huấn luyện viên hay giáo viên. Niềm đam mê và sức hút của họ truyền cảm hứng cho nhiều người không chỉ trong lĩnh vực nghề nghiệp mà ở mọi lĩnh vực trong đời sống bao gồm cả tình yêu và các mối quan hệ. Đây là một trong những niềm đam mê lớn nhất cuộc đời của các ENFJ.
ENFJ nên làm gì để thành công trong sự nghiệp?
Để phát triển toàn diện hơn trong công việc, các ENFJ cần phải:
- Quan tâm đến các tiểu tiết: Những điều mà người chỉ dẫn phải dành thời gian lâu hơn để xem xét như đọc bản hợp đồng của đối tác hay đưa ra một quyết định có liên quan đến công việc. Nó có thể khá tốn thời gian nhưng là một hành động cần thiết. Việc suy nghĩ nhiều lần sẽ giảm thiểu các trở ngại mà bạn thường không có thời gian nghĩ đến.
- Gắn liền với những gì đang làm: ENFJ có thói quen tham công tiếc việc, họ không ngần ngại làm mọi việc có thể, nhưng nhiều khi họ không có đủ thời gian và sức lực để làm hết các việc đó nên dễ từ bỏ. Thay vì nhìn nhận một dự án một cách toàn diện thì hãy chia nhỏ nó ra thành nhiều phần rồi lần lượt giải quyết từng việc một.
- Thoải mái tạo ra các xung đột: Việc chia ly hay mất đoàn kết không phải là thứ quá tệ để trốn tránh, những người chỉ dạy thích việc giao tiếp một cách thân thiện, nhưng đôi khi để phát triển các mối quan hệ thì cần có tác động của một chút áp lực. Nếu người chỉ dạy dám đương đầu với các cuộc xung đột, có khi các mối quan hệ của họ sẽ trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
- Sống cho hiện tại: Bản năng của người cho đi là luôn suy tính đến tương lai và điều này giúp cho họ nhận diện các tiềm năng. Trong khi dự kiến cho tương lai, người cho đi có thể cùng lúc đó suy nghĩ và lên các kế hoạch cho hiện tại để có thể đạt được các mục tiêu mà họ đặt ra cho tương lai.
- Tự tạo ra một giới hạn: ENFJ luôn luôn lo lắng cho người khác trên bản thân mình, nhưng họ cũng phải biết quan tâm những tài năng và thu nhập cá nhân, 2 việc này không hề bất khả thi khi biết điều chỉnh thích hợp. Họ cũng cần phải chú ý nhiều hơn tới công việc và hiệu suất để không làm cho những người xung quanh thất vọng về khả năng của chính họ.
ENFJ trong các mối quan hệ
Trong tình yêu, các ENFJ là chỗ dựa tinh thần và luôn toàn tâm toàn ý hỗ trợ nửa kia. Họ nhạy cảm trong những sự thay đổi cảm xúc và biết làm vui lòng đối tác.
Khi là cha mẹ, người hướng dẫn có vai trò đúng với tên gọi, họ hướng dẫn con cái và đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của con. Họ sẵn lòng dạy dỗ con của họ về thế giới và những điều đúng và sai một cách ấm áp.
Là một người bạn, người cho đi hòa đồng và kiên nhẫn thấu hiểu những gì mà bạn họ biểu đạt và đang cảm thấy. Họ luôn luôn muốn tạo ra các mối quan hệ bền vững và lâu dài nên sẽ luôn luôn hết lòng đối xử với những người họ xem là bạn.
Người chỉ dạy là những người ấm áp và giàu lòng trắc ẩn, họ biết điều gì nên và không nên, đúng và sai và cũng rất sẵn lòng chỉ ra cho những người xung quanh. Họ tạo ra một cảm giác khiến người khác cảm thấy những ý kiến của họ được quý trọng. Bởi vậy, họ có nhiều mối quan hệ tốt trong cuộc sống.
Điểm mạnh của ENFJ trong các mối quan hệ
- Khả năng giao tiếp tốt.
- Khả năng nhìn ra các ẩn ý trong câu nói và hành động.
- Truyền được năng lượng tích cực cho người xung quanh.
- Nồng nhiệt
- Có khiếu hài hước.
- Sử dụng tài sản một cách thông minh.
- Dễ vực dậy sau những lần tan vỡ.
- Chung thủy.
- Luôn muốn đẹp lại ích lợi cho mọi người xung quanh.
Điểm yếu của ENFJ trong các mối quan hệ
- Có xu hướng bảo vệ quá mức một mối quan hệ.
- Có xu hướng kiểm soát và thao túng.
- Không quan tâm đến bản thân và thường tự trách.
- Thường chê bai, chỉ trích cái ý kiến không đồng nhất với ý kiến của họ.
- Đôi khi không đi theo các quy chuẩn của xã hội.
- Trốn tránh các xung đột có ích.
- Khó thay đổi theo xã hội vì những quy tắc tự đặt ra.
- Mong muốn được sự công nhận của người khác quá mức.
ENFJ trong tình yêu
Trong tình yêu, người chỉ dẫn là những người nồng nhiệt, chân thành và luôn muốn tạo dựng một mối quan hệ lâu dài.
Cách ENFJ thể hiện tình yêu
ENFJ là kiểu người vừa thực tế, vừa lãng mạn khi yêu. Họ sẽ làm mọi thứ trong khả năng mà người yêu họ cần hoặc mong muốn. ENFJ cũng luôn cố hoàn thiện và phát triển bản thân để nửa kia cảm thấy tự hào.
ENFJ sẽ làm tất cả để theo đuổi một người, dù có bị từ chối. Họ không chỉ cố gắng cho tình yêu mà còn cố gắng cho mối quan hệ đó được bền chặt và sẽ không từ bỏ khi gặp khó khăn, trắc trở. Họ sẽ chiến đấu cho tình yêu, họ không còn sợ phải trở thành những gì xã hội mong muốn và luôn ưu tiên cho tình yêu.
Sự thực tế trong tình yêu của ENFJ được thể hiện bằng cách họ sẽ làm ra các hành động để chỉ ra tình yêu đối với họ không chỉ là giấc mộng ban trưa. Họ sẽ tìm cách kéo dài tình yêu và lập ra các kế hoạch để chắc chắn rằng mọi việc đi theo đúng hướng. Mối quan hệ yêu đương thường làm choáng ngợp các ENFJ vì họ hi sinh quá nhiều cho tình yêu và luôn muốn trở thành một phiên bản tốt nhất của mình để đem lại sự hạnh phúc cho người mình yêu.
ENFJ phù hợp với nhóm tính cách nào nhất khi yêu
Người hướng dẫn có thể kết giao với bất kỳ ai nhưng bản chất cầu toàn và muốn yêu lâu dài của họ làm cho họ trở nên kỹ càng hơn trong việc lựa chọn người yêu.
- Với ENFP: ENFJ và ENFP (Người vận động) có nhiều điểm chung vì cả hai có nhiều điểm chung. Tuy nhiên, ENFP thường bốc đồng làm cho mối quan hệ có nhiều xung đột không đáng có. Cả hai nên tìm hiểu về tính cách của nhau trước khi tiến tới để có một mối quan hệ yêu đương lành mạnh.
- Với ESFJ: Cũng như với ENFP, ENFJ và ESFJ cũng tiếng nói chung nên mối quan hệ này sẽ khá thuận lợi. Nhưng tình yêu của ENFJ và ESFJ có thể có nhiều hiểu lầm vì cả hai đều có xu hướng né tránh các cuộc cãi vã làm cho mối quan hệ này khó mà trở nên sâu sắc. Nếu họ sẵn sàng giải quyết các vấn đề này thì mối quan hệ của cả hai là hoàn hảo.
- Với INFJ: Tuy cả hai không phải hoàn toàn phù hợp về mặt tính cách, mối quan hệ này cũng có những thế mạnh riêng. Họ luôn muốn có các cuộc nói chuyện để hiểu rõ hơn về đối phương, vì ENFJ có nhiều lần làm cho INFJ nghĩ rằng đối tác của họ nông cạn bởi những sự thẳng thắn trong lời nói và hành động.
Những điều cần lưu ý khi yêu ENFJ
Có một số lưu ý nhỏ dành cho những ai muốn có mối quan hệ yêu đương với ENFJ:
- Bày tỏ sự cảm kích: ENFJ luôn quan tâm đến các cảm nhận của đối phương nhưng ít khi thể hiện rằng mình cũng muốn được sự công nhận của người yêu. Hãy luôn nhắc đi nhắc lại những gì họ đã làm và những gì bạn cảm thấy sau những hành động đó để thể hiện rằng bạn yêu họ và giúp họ cảm thấy điều đó là xứng đáng cho tình yêu.
- Đáp ứng những nhu cầu chưa được nói: ENFJ ít nghĩ tới bản thân và sẽ không nói ra những gì họ muốn. Nếu bạn muốn thể hiện rằng bạn yêu họ thì bạn cần phải dành thời gian để tìm hiểu họ vì họ không muốn thể hiện rằng mình đòi hỏi những điều vô lý trong tình yêu.
- Nhẹ nhàng nói ra các lời phê bình: ENFJ là những người rất nhạy cảm với những lời chê bai, họ có xu hướng suy nghĩ quá nhiều cho một sự việc hay một lời nói. Đó là lý do bạn cần phải chú ý đến từng cử chỉ, lời nói khi đang muốn phê bình một ENFJ. Bạn có thể bắt đầu bằng việc chỉ ra những điểm tốt của họ rồi sau đó mới đưa ra các lỗi muốn họ phải sửa chữa và cuối cùng là thể hiện sự cảm kích vì họ đã lắng nghe.
- Khuyến khích họ theo đuổi ước mơ: ENFJ sẽ luôn ưu tiên cho tình yêu, vì vậy đôi khi họ từ bỏ những gì họ muốn làm cho mối quan hệ này. Để yêu một ENFJ, bạn có thể cổ vũ người yêu của mình theo đuổi giấc mơ và giải thích rằng việc từ bỏ nó cho tình yêu là không cần thiết.
Những ENFJ nổi tiếng
- Barack Obama: Vị tổng thống người da màu đầu tiên của Hoa Kỳ
- Oprah Winfrey: Nữ giám đốc truyền thông, diễn viên, người có sức ảnh hưởng và một nhà hoạt động từ thiện người Mỹ.
- John Cusack: Nam diễn viên điện ảnh, biên kịch Hoa Kỳ.
- Ben Affleck: Nhà biên kịch từng nhận 2 giải Oscar cho giải Phim xuất sắc nhất và Kịch bản gốc xuất sắc nhất.
- Jennifer Lawrence: Nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ từng nhận nhiều giải thưởng danh giá trong đó có giải Oscar cho hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.
Xem thêm:
Tham khảo: Truity, 16personalities, Onlinepersonalitytests, Personality-central, Personalitypage