Or you want a quick look: Tết Đoan Ngọ là gì?
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều quen với tết diệt sâu bọ hằng năm vào ngày mùng 5 tháng năm âm lịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cái tên chính xác của nó là Tết Đoan Ngọ. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki đi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé! Cùng tìm hiểu ngay thôi nào!
Tết Đoan Ngọ là gì?
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ hay còn được biết đến là tết Đoan Dương, thường được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Đây được coi là một ngày lễ tết truyền thống tại nhiều quốc gia Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan,…
Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ thường được biết đến với cái tên dân gian là “tết diệt sâu bọ”. Đơn giản có thể hiểu đây chính dịp người dân phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh có hại cho cây trồng.
Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
Ngày Tết Đoan Ngọ được dựa trên tích truyện xưa: Khi sâu bọ trở thành vấn nạn lớn, khiến người dân không thể giải quyết, thì từ đâu một ông lão đi tới tự xưng là Đôi Truân, ông bày cho người dân các phương thức diệt sâu bọ, bảo vệ mùa màng.
Để tưởng nhớ công đức của ông, dân chúng đặt ngày này là “Tết diệt sâu bọ”, cũng được biết đến là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ. Cùng với đó, vào ngày này, người nông dân thường cúng bái cầu mong một mùa bội thu, ít sâu bệnh hay tai ương.
Phong tục trong Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ nên cúng gì?
Theo phong tục dân gian vẫn còn lưu giữ, khi cúng tết Đoan Ngọ thường gồm 2 phần: lễ cúng gia tiên và lễ cúng ngoài trời. Mâm cũng có thể là đồ chay hoặc đồ mặn tùy vào từng gia đình:
Lễ gia tiên: Mâm cúng gia tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ thường bao gồm:
- Mâm cơm
- Các loại bánh chay, xôi chay
- Mâm hoa quả ngũ sắc gồm đủ năm vị là đắng,chua, cay, ngọt, mặn.
- 9 bông hoa đồng tiền đỏ để trên mâm ngũ quả
- Ba chén rượu ba màu trắng, đỏ, vàng có pha một chút hùng hoàng
- Ba chén nước trà với ba hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá
- Một ít tiền âm phủ
Lễ cúng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên: Chuẩn bị đàn lễ cúng ngoài trời, quay về hướng Nam bao gồm:
- Bàn lễ trải một tấm vải đỏ
- Các loại bánh chay, cùng một mâm xôi
- Mâm hoa quả ngũ sắc gồm đủ năm vị là đắng,chua, cay, ngọt, mặn.
- 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả.
- 5 chén rượu ba màu trắng, đỏ, vàng, xanh, đen có pha một chút hùng hoàng
- 5 chén nước trà với năm hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá
- Một chiếc lọng đỏ có viền vàng.
Và chú ý ở phần lễ này, tuyệt đối không cúng tiền âm phủ.
Tết Đoan Ngọ ăn gì?
Rượu nếp, nếp cẩm: đây là thứ thiết yếu vào ngày tết Đoan Ngọ. Theo phong tục xưa, rượu nếp và nếp cẩm có tác dụng tiêu diệt các loại ký sinh gây hại, chúng thường nằm sâu trong bụng chỉ khi ngày 5 tháng 5 âm lịch chúng mới ngoi lên.
Bánh tro: loại bánh có màu vàng đậm, được làm từ gạo nếp ngâm cùng với nước tro của các loại cây khô.
Hoa quả: thường là những loại quả chua với mong muốn “tiêu diệt sâu bệnh”, thường được ăn vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy.
Thịt vịt: đây là món ăn phổ biến với người miền Trung trong ngày tết Đoan Ngọ.
Chè trôi nước: Đây cũng là món ăn đặc trưng của ngày tết Đoan Ngọ. Phần bánh được làm từ gạo nếp với nhân đậu xanh, ăn kèm với nước cốt dừa mang vị ngọt mát, thơm ngon.
Những lưu ý cần biết trong ngày Tết Đoan Ngọ
Trong ngày tết Đoan Ngọ bạn cần tránh làm những điều sau:
- Để giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”. Vì vậy, việc để giầy dép lộn xộn dễ chiêu dụ “tà khí”.
- Tránh để rơi tiền: Trong tết đoan Ngọ khi để rơi tiền đồng nghĩa bạn sẽ làm rơi mất tài lộc của mình.
- Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày này, nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái để tránh rước “tà khí” về nhà.
- Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, những vị trí này thường tập trung năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.
- Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này, bạn nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí nặng, dễ nhiễm bệnh tật, tà khí.
Tết Đoan Ngọ Trung Quốc
Sự tích Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc
Sự tích Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc gắn liền với sự tích về Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở, cũng như nhà văn hóa nổi tiếng. Tương truyền, ông là tác giả bài thơ Ly tao (thể loại Sở từ), thể hiện tâm trạng thất vọng vì đất nước suy vong dẫn đến họa mất nước. Do can ngăn Hoài vương, đến khi cuối đời ông lại bị vua Tương Vương đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử).
Khuất Nguyên thất chí, cho rằng bản thân phải sống trong thời đục, ca hát cả ngày như người điên, làm bài phú “Hoài Sa” rồi ôm một phiến đá, rồi gieo mình xuống sông Mịch La tự tử. Theo tích này, để tưởng nhớ ông, hàng năm người dân Trung Quốc tổ chức ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
Phong tục trong Tết Đoan Ngọ của Trung Quốc
Bên cạnh những phong tục như cúng gia tiên và ăn những món ăn đặc trưng như ở Việt Nam. Ở Trung Quốc vào ngày tết Đoan Ngọ còn có nhiều hoạt động vô cùng thú vị:
- Đua thuyền rồng: Đua thuyền rồng đã trở thành một hoạt động truyền thống đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc.
- Đeo túi thơm: Người Trung Quốc có tục làm và đeo túi thơm trong ngày Tết Đoan Ngọ. Người Trung Quốc tâm niệm rằng đeo túi thơm vào Tết Đoan Ngọ có thể chống bệnh tật, cũng như xua đuổi tà ma.
- Ăn bánh ú: Loại bánh này rất phổ biến trong ngày lễ này ở Trung Quốc. Nhân bánh thường là thịt, đỗ xanh, long nhãn, trứng mặn hay hạt dẻ nhuyễn, hạt tiêu… tùy vào từng địa phương.
- Uống rượu: Rượu Hùng Hoàng là thứ không thể thiếu trong dịp này. Theo quan niệm của người Trung Quốc, rượu Hùng Hoàng có tác dụng diệt sâu bọ rất tốt.
Xem thêm:
Như vậy, thông qua bài viết bạn đã có thêm những kiến thức thú vị về ngày Tết Đoan Ngọ rồi đúng không? Hãy like và share bài viết của BachkhoaWiki và tiếp tục ủng hộ những bài viết tiếp theo của bọn mình nhé!