Or you want a quick look: OTA là gì?
Thuật ngữ OTA trong du lịch đã phát triển ở rất nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh đó, thì ở lĩnh vực công nghệ thông tin chúng ta vẫn bắt gặp thuật ngữ OTA với một cách hiểu khác. Vậy OTA là gì? Cụ thể cách hiểu trong cả 2 lĩnh vực là như thế nào?. Hãy để BachkhoaWiki giải mã những ẩn số này qua bài viết OTA là gì này nhé.
OTA là gì?
Tại phần đầu tiên của bài viết OTA là gì BachkhoaWiki cùng bạn tìm hiểu về thuật ngữ OTA trong lĩnh vực du lịch và những lợi ích mà nó mang lại cho ngành du lịch nhé.
OTA viết tắt của từ gì?
Đối với một người hay đi du lịch, người có nhu cầu đi du lịch và đặt biệt là những người làm việc trong ngành dịch vụ du lịch, cụ thể hơn là lĩnh vực khách sạn chẵn hẳn đã từng nghe hay quá quen thuộc với thuật ngữ OTA rồi đúng không?. Vậy để biết rõ và chi tiết hơn về OTA là gì trong ngành du lịch chúng ta cùng đi tìm hiểu liệu viết đầy đủ của OTA là gì nhé!
Trên thực tế từ OTA là dạng viết tắt của Online Travel Agent
Về mặt định nghĩa thì OTA là gì? Nó là một trong những nền tảng, hệ thống, công cụ quan trọng nhất cần có khi kinh doanh du lịch trực tuyến. Được sử dụng để chỉ các đại lý kinh doanh dịch vụ du lịch thông qua các kênh online, website du lịch. Tuy nhiên, thông thường các đại lý này sẽ chỉ đóng vai trò trung gian mà không trực tiếp cung cấp dịch vụ đến khách hàng.
Đây là một hệ thống được ưa chuộng đối với các bên cung cấp dịch vụ bao gồm khách sạn, nhà nghỉ, các công ty bán tour du lịch, đại lý vé máy bay,…
OTA và các khách sạn hợp tác dựa trên hợp đồng đã ký kết. Khách sạn trả phí hoa hồng cho các OTA dựa trên các booking được đặt thành công. Khách sạn sẽ quản lý việc bán phòng trên các kênh phân phối OTA này thông qua việc cập nhật cập nhật trình trạng phòng trống cũng như giá của từng loại phòng.
Một câu hỏi nữa đặt ra cho khách hàng cũng như những người làm trong lĩnh vực du lịch là liệu vai trò của những kênh OTA là gì? trong sự phát triển của du lịch sẽ được chúng ta tìm hiểu trong phần sau của bài viết OTA là gì? nhé.
Vai trò của OTA là gì?
Truyền thông rộng rãi trên phạm vi toàn cầu
Hiện nay, Internet đang bùng nổ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc kết nối và chia sẻ thông tin trên toàn cầu bởi việc tiện lợi và những tính năng đặc biệt của nó. Vì thế nó đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm ra những cách hiệu quả nhất để kinh doanh du lịch, việc đẩy mạnh hoạt động thông qua website sẽ là một bước đi đúng đắn, giúp lan tỏa thông tin, gia tăng lượng công chúng tiếp cận, tìm hiểu về các dịch vụ du lịch.
Mặt khác, khi hợp tác với mô hình OTA, thì khi khách hàng trong nước cũng như du khách nước ngoài, họ hoàn toàn có thể tự đặt phòng trên các kênh OTA trực tiếp mà không cần phải đến tận nơi khách sạn. Bên cạnh đó, nó cũng là một nền tảng giúp mọi người đánh giá về các hệ thống du lịch.
Các kênh OTA có thể kết nối với mọi khách hàng trên thế giới miễn là bạn có sử dụng internet. Vì thế đây là một kênh mà các nhà quản trị trong ngành du lịch sử dụng như một công cụ để quảng bá thương hiệu của mình.
Gia tăng, ổn định lợi nhuận bằng cách tăng các nguồn bán dịch vụ
Với nguồn khách hàng lớn mà OTA mang lại, nó giúp cho doanh nghiệp gia tăng việc tiếp cận với khách hàng tiềm năng hiển nhiên sẽ có tác động tích cực đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Ở nhiều mặt thì nó có nhiều cái lợi hơn là bất lợi.
OTA mang lại cho khách sạn có lượng khách hàng đặt phòng ổn định, tuy mất tiền hoa hồng nhưng OTA sẽ giúp khách sạn đảm bảo doanh thu, lượng khách hàng tháng đồng đều. Thực tế thì nếu 1 phòng khách sạn hay 1 dịch vụ không được bán thì nó sẽ mất hoàn toàn vì thuộc tính không lưu kho được của dịch vụ. Các doanh nghiệp lựa chọn thà mất đi một khoản phí thay vì mất toàn bộ doanh thu khi không bán được dịch vụ.
Tăng lượng traffic cho khách sạn
Một vai trò nữa mà OTA mang lại là tăng lượng traffic cho khách sạn.
Không thể phủ nhận được răng OTA chính là một trong những kênh marketing du lịch hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại với ngày du lịch, khách sạn.
Các kênh OTA đảm bảo được độ uy tín bởi đây là nơi khách hàng có thể thỏa mái đưa ra những bình luận sau khi sử dụng dịch vụ mang khách hàng cảm giác hoàn toàn yên tâm khi tìm đến OTA.
Chính vì điểm mạnh này mà các sản phẩm khách sạn của bạn khi hợp tác với OTA sẽ được góp mặt trên các trang web này và đây chính là một trong những hình thức marketing quảng bá thương hiệu không hề tốn bất kỳ chi phí nào và ngoài việc bán phòng khách sạn trên OTA thì bạn còn có thể bán được thêm các dịch vụ khác trên OTA nữa cơ đấy.
Khi một khách hàng có nhu cầu đi du lịch, họ sẽ tìm đến các kênh OTA. Điều này sẽ giúp cho trang website của bạn được tăng lượng traffic góp phần nâng được thứ hạng cho website của bạn nữa đấy các bạn ạ.
Tăng thêm sự hài lòng của khách hàng
Thông qua logo, hình ảnh, sứ mệnh mà bạn cho khách hàng nhìn thấy trên các kênh OTA, khách hàng có thể thấy được sự chuyên nghiệp trong cách làm việc của khách sạn vì thế bạn nên nhờ đến các đơn vị thiết kế website du lịch hoặc khách sạn để tạo được độ tin tưởng ở nơi khách hàng cũng đồng thời làm hài lòng được đại đa số khách hàng.
Ngoài ra đây cũng là nơi khách hàng đánh giá về khách sạn bạn, đối với những đánh giá tích cực nó sẽ giúp mang đến lòng tin cho khách sạn bạn. Bên cạnh những đánh giá tích cực cũng xuất hiện những đánh giá tiêu cực, khách sạn có thể thấy được và liên hệ với khách hàng để giải quyết nhằm lấy lại lòng tin của khách hàng bằng các khuyến mãi.
So sánh TA và OTA
Ngoài OTA thì trong ngành khách sạn cũng xuất hiện 1 thuật ngữ thông dụng không kém đó là TA. Để có thể hiểu rõ hơn nữa về OTA là gì? chúng ta có thể bằng cách so sánh TA và OTA để không nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ này nhé!
TA là gì?
Trong du lịch thì TA là từ viết tắt của Travel Agency
Hiểu một cách đơn giản nhất thì TA là các Đại lý du lịch/ lữ hành, đối tác hợp tác với khách sạn trong việc giới thiệu và tư vấn các sản phẩm dịch vụ – loại phòng nghỉ của cơ sở lưu trú hợp tác đến khách hàng, thường là nằm chung trong gói tour du lịch, bao gồm phương tiện di chuyển, điểm tham quan, nơi ăn uống, nghỉ ngơi…
Nói một cách dễ hiểu, TA chính là kênh bán phòng được thực hiện qua trung gian cho khách sạn khá hiệu quả hiện nay. Bởi vì họ chuyên về tour, họ am hiểu về địa điểm du lịch, mang đến những tư vấn cụ thể và tận tình, trực tiếp phần nào tạo sự tin tưởng và yên tâm khi lựa chọn dịch vụ, nhất là với khách nội địa theo đoàn.
Để có thể không nhầm lẫn giữa TA và OTA, chúng ta cùng nhau đi tìm những điểm giống nhau và khác nhau của TA và OTA là gì? trong phần tiếp theo của bài viết OTA là gì này nhé!
Điểm giống nhau của TA và OTA là gì?
Vậy điểm giống nhau giữa TA và OTA là gì?
Như phần định nghĩa OTA là gì? TA là gì? ta có thể thấy 2 đều là các kênh bán phòng khách sạn được ưa chuộng và tin dùng hiện nay, giúp khách sạn hay các cơ sở kinh doanh lưu trú tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng để tư vấn và bán dịch vụ.
Bên cạnh đó, nó đều thu về một khoản hoa hồng tương ứng theo thỏa thuận cho mỗi giao dịch thành công.
Điểm khác nhau giữa TA và OTA là gì?
Vậy sự khác nhau giữa TA và OTA là gì?
Để nói về sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ này trong du lịch, chúng ta có thể xét nó trên các tiêu chí sau:
Tiêu chí | TA | OTA |
Nơi bán dịch vụ | Có địa điểm cụ thể, bán phòng trực tiếp | Tất cả đều qua online trên website hay app |
Lượng khách hàng tiếp cận | Phụ thuộc vào độ phổ biến của TA, nhưng tiềm năng không lớn hơn OTA | Phổ biến trên toàn cầu, tiếp cận số lượng lớn khách tiềm năng |
Đối tượng khách hàng tiếp cận | Chủ yếu là khách đoàn, khách trung niên muốn đảm bảo dịch vụ | Đa dạng đối tượng khách, phổ biến nhất là người trẻ, thành thạo internet |
Phí hoa hồng | Theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận của mỗi TA với khách sạn | Theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận của mỗi OTA với khách sạn, thường trong khoảng 15-20% cho mỗi giao dịch thành công, riêng Airbnb chỉ 3% |
Tới đây, mình hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn cụ thể về TA là gì? cũng như OTA là gì? để tránh sự nhầm lẫn không đáng có giữa 2 thuật ngữ này.
OTA Update là gì?
Sau khi đã hiểu rõ OTA là gì? trong lĩnh vực dịch vụ, bây giờ chúng ta cũng tìm hiểu OTA là gì? trong lĩnh vực công nghệ nhé!
OTA ( là viết tắt của Over-the-Air) là phương thức cho phép các hãng sản xuất cấu hình tiến hành việc cập nhật phiên bản hệ điều hành mới cho các thiết bị di động của họ thông qua sóng Wi-Fi hay 3G, không cần dùng đến cáp hay các phần mềm hỗ trợ.
Để hiểu một cách đơn giản và không đi sâu vào các kỹ thuật phức tạp, chúng ta có thể hiểu rằng OTA Update là bản cập nhật này để cập nhật các bản cập nhật.
OTA Firmware là gì?
Một thuật ngữ mà ta hay gặp đi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến OTA là gì? đó là OTA Firmware.
Vậy OTA Firmware là gì? OTA firmware là tiến trình tải firmware mới vào ESP module thay vì sử dụng cổng Serial. Trên thực tế, tính năng này thực sự rất hữu dụng trong nhiều trường hợp giới hạn về kết nối vật lý đến ESP Module.
Một điều đáng chú ý đó là không cần dùng cáp kết nối và sử dụng phần mềm cập nhật khá rườm rà mỗi khi muốn nâng cấp firmware, phần lớn các thiết bị di động hiện nay đều hỗ trợ cập nhật firmware thông qua giao thức OTA.
Khi bạn sử dụng cách cập nhật này, bạn chỉ cần bật Wi-Fi hay 3G rồi vào phần cập nhật phần mềm trên từng thiết bị để tìm xem có bản cập nhật mới không. Nếu có, bạn tải trực tiếp phiên bản đó về máy. Khi tải xong, việc nâng cấp firmware sẽ diễn ra hoàn toàn tự động, bạn không cần thiết lập gì thêm. Do vậy, cách cập nhật qua OTA rất tiện lợi đối với những người không có nhiều kinh nghiệm sử dụng.
Vậy những lợi ích cũng như hạn chế khi cập nhật OTA là gì? Sẽ được chúng tôi giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết OTA là gì nhé!
Lợi ích và hạn chế của cập nhật OTA là gì?
Khi xem xét về mặt lợi ích khi cập nhật OTA đó là đây là cập nhật phần mềm cho điện thoại phổ biến nhất hiện nay vì nó không đòi hỏi người dùng phải cài đặt thêm ứng dụng, không cần kết nối điện thoại với máy tính và cũng không phải lọ mọ lên mạng tìm và tải về bản firmware phù hợp với máy. Một cách nhanh chóng và tiện lợi đúng không.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích thì nó vẫn mang lại những hạn chế cho người dùng. Cập nhật OTA chỉ thực hiện được với điện thoại Android chưa root. Nếu đã root máy trước đó, quá trình cập nhật OTA sẽ có cảnh báo thiết bị đã bị root và quá trình cập nhật OTA bị gián đoạn.
Cập nhật iOS qua OTA là gì
Có nhiều cách cập nhật, tại phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cách cập nhật IOS qua OTA là gì?
Lưu ý mà người dùng nên quan tâm: Bạn hãy chắc chắn rằng iPhone của bạn đã được kết nối với mạng Wi-Fi trước.
Các bước thực hiện: Vào Cài đặt -> Chung -> Cập nhật Phần mềm. iPhone của bạn sẽ tự kiểm tra các bản cập nhật, khi bản cập nhật có sẵn xuất hiện, nhấp vào Tải xuống và Cài đặt -> Đồng ý với Điều khoản và Điều kiện và khi tải xuống và cài đặt xong, thiết bị iOS của bạn sẽ khởi động lại.
Cách cập nhật iOS qua OTA khá dễ dàng đúng không? Vậy đối với những bạn sử dụng điện thoại Android thì cách cập nhật OTA là gì? cùng nhau tìm hiểu ở phần sau nhé!
Cách cập nhật OTA cho điện thoại Android
Cập nhật OTA Xiaomi là gì?
Vậy đối với Xiaomi cập nhật OTA là gì? Như thế nào?
Lưu ý chỉ sử dụng đối với: ADB và Fastboot, Công cụ MiFlash
Các bước cập nhật OTA Xiaomi:
- Trước tiên, bạn cần mở khóa bộ nạp khởi động – nhưng cần hết sức cẩn thận và cũng cần lưu ý rằng chương trình mở khóa bộ nạp khởi động Xiaomi gần đây đã trở nên rất chậm.
- Có thể mất vài tuần để nhận được mã mở khóa bootloader. Bạn cũng nên lưu ý về ARB ( Cơ chế bảo vệ chống lật ngược) trong các thiết bị Xiaomi mà bạn đang sử dụng nhé. Nếu bộ tải khởi động của thiết bị của bạn đã được mở khóa, thật tuyệt! Chúng ta có thể tiếp tục.
- Đầu tiên bạn cần truy cập vào Cài đặt> Hệ thống> Giới thiệu về điện thoại> nhấn ‘Số xây dựng’ 7 lần cho đến khi nào Chế độ nhà phát triển được mở khóa.
- Tiếp theo, hãy đi tới Cài đặt> Tùy chọn nhà phát triển> bật Mở khóa OEM.
- Bây giờ hãy tắt thiết bị của bạn và giữ nút Giảm âm lượng + nút nguồn. Nhả các nút khi bạn vào menu Fastboot.
- Bước kế, hãy kết nối Xiaomi Mi A2 với PC của bạn qua USB và khởi chạy thiết bị đầu cuối ADB ( giữ phím Shift + nhấp chuột phải vào thư mục ADB chính của bạn và chọn ‘Mở cửa sổ lệnh tại đây’). Trong thiết bị đầu cuối ADB, gõ lệnh này: mở khóa OEM fastboot
Bạn không nên lo lắng khi điện thoại tự khởi động lại nhé vì một cách hiển nhiên nó sẽ khởi động lại điện thoại của bạn và xóa tất cả dữ liệu của bạn trong khi mở khóa bộ nạp khởi động của bạn.
Cập nhật OTA Samsung
Tại phần này của bài viết OTA là gì? chúng ta sẽ đi các bước để cập nhật OTA đối với dòng máy Samsung nhé!
Các bước để cập nhật OTA Samsung:
- Bước 1: Bạn vào Cài đặt (Setting) > Thông tin thiết bị (About device) > Cập nhật phần mềm (System update). Để dễ liên tưởng hơn, bạn có thể thực hiện dựa vào hình ảnh sau đây:
- Bước 2: Nếu có bản cập nhật bạn vuốt thanh trạng thái xuống > Chọn cập nhật phần mềm (software update) > Chọn tải xuống (download) > Cài đặt chờ máy khởi động lên là được bạn nhé.
Rất đơn giản đúng không? Chúc bạn cập nhật OTA thành công sau khi đã hiểu OTA là gì? cũng như cách cập nhật cụ thể trong bài viết này.
Cập nhật OTA cho máy đã root
Trên thực tế thì việc cập nhật OTA chỉ thực hiện được với điện thoại Android chưa root. Vậy nếu đã root máy trước đó thì có cập nhật được không? Câu trả lời là vẫn được nhé. Tuy nhiên trong quá trình cập nhật OTA sẽ có cảnh báo thiết bị đã bị root và quá trình cập nhật OTA bị gián đoạn.
Để khắc phục tình huống này, bạn cần làm theo các bước sau đây:
- Kết nối 3G hoặc Wi-Fi, truy cập vào kho ứng dụng Google Play (CH Play), tìm và tải về ứng dụng miễn phí OTA RootKeeper.
- Chạy ứng dụng OTA RootKeeper, đây là ứng dụng cần quyền root nên sẽ có thông báo “Grant access” và bạn hãy nhấn đồng ý (bấm vào lựa chọn Grant).
- Trên giao diện phần mềm OTA RootKeeper, bạn bấm vào “Protect Root” để tạo bản sao lưu các file liên quan tới SuperUser lên thẻ nhớ hoặc bộ nhớ trong.
- Sau khi quá trình tạo bản sao lưu hoàn tất, bạn bấm vào nút “Temp. un-root (keeps backup)” để tạm thời gỡ bỏ root khỏi thiết bị nhưng vẫn giữ nguyên bản sao lưu trước đó. Như vậy, điện thoại của bạn đã trở về trạng thái chưa root trước đây để sẵn sàng cập nhật OTA.
- Nếu thấy thông báo có bản cập nhật OTA mới, bạn bấm tải về và cài đặt. Trong quá trình cài đặt cập nhật OTA, điện thoại sẽ khởi động lại một vài lần để các thay đổi có hiệu lực. Cập nhật OTA không xóa dữ liệu người dùng như tin nhắn, danh bạ và các phần mềm cài đặt trên máy nên bạn không phải lo nguy cơ mất mát dữ liệu.
- Sau khi cập nhật OTA hoàn tất và máy đã khởi động lại, bạn chạy lại OTA RootKeeper và nhấn vào nút “Restore Root” để khôi phục lại quyền root từ bản sao lưu trước đó. Để kiểm tra xem quyền root đã hoạt động hay chưa, bạn có thể chạy thử các ứng dụng chỉ hoạt động với máy đã root như Titanium Backup sẽ biết ngay.
Chắc hẳn tới đây bạn đọc cũng đã hiểu rõ được OTA là gì? trong công nghệ rồi đúng không? Hãy tiếp tục theo dõi phần còn lại nhé!
Các kênh OTA hiện nay
Quay trời lại với OTA là gì? trong du lịch, tại phần cuối cùng của bài viết OTA là gì? này BachkhoaWiki sẽ cung cấp cho bạn đọc một vài kênh OTA hiện nay đang làm mưa làm gió trên thị trường nhé!
Mô hình OTA đã rất phát triển trên thế giới với những tên tuổi lớn. Sau đây là một số kênh OTA bán phòng khách sạn uy tín và phổ biến có thể kể đến như booking, agoda, expedia, airbnb, vntrip, luxstay, traveloka….
Xem thêm:
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh OTA là gì?. Hy vọng qua bài viết OTA là gì này của BachkhoaWiki sẽ giúp bạn hiểu hơn về OTA là gì?. Hãy like và share nếu thấy hữu ích nhé!