Bến Chương Dương ở đâu? Lịch sử bến Chương Dương

Or you want a quick look: Bến Chương Dương ở đâu?

Từ lâu, bến Chương Dương là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Vậy bến Chương Dương ở đâu và lịch sử hào hùng của bến Chương Dương như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây của GiaiNgo để được biết thêm chi tiết.

Bến Chương Dương ở đâu?

Bến Chương Dương ở đâu?

Bến Chương Dương thuộc xã Chương Dương, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Bến Chương Dương nằm bên bờ phải của sông Hồng. Bến này cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km.

Hiện tại, bến Chương Dương là một trong những bến sông đông đúc nhất phía nam thủ đô. Bên cạnh đó, bến này nối liền với tỉnh Hưng Yên.

Bến Chương DƯơng ở đâu?

Năm 2013, Bến Chương Dương được Nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Bến Chương Dương được xem như một huyền thoại lừng danh trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2. Cuộc chiến này của quân và dân nhà Trần diễn ra vào năm 1284 – 1285.

Chương Dương là ai?

Chương Dương là tên gọi của một bến bãi ở sông Hồng. Theo dân gian truyền miệng, cái tên Chương Dương được lấy từ làng Chương Xá. Đây là quê hương của vị vua Dương Tam Kha. Làng Chương Dương được hình thành là do ghép chữ đầu của Chương Xá và họ của vua.

READ  Học Trung Cấp Là Gì? Tốt Nghiệp Trung Cấp Gọi Là Gì Giá Trị Bằng Trung Cấp Chuyên Nghiệp vuidulich.vn

Lịch sử bến Chương Dương

Lịch sử bến Chương Dương rất hào hùng. Vùng đất này có từ thời nhà Ngô lập quốc. Đây là nơi Dương Tam Kha – em vợ Ngô Quyền bị Tấn Vương Ngô Xương Văn lưu đày. Dương Tam Kha bị hạ tước xuống làm Chương Dương Công.

Tại vùng đất hoang sơ này, Dương Tam Kha giúp dân đuổi thú dữ, cải tạo ruộng đất. Ông đã biến một nơi hoang vắng trở thành vùng đất màu mỡ và sầm uất. Sau khi ông mất, để ghi nhớ công lao của ông, người dân đã lập đền thờ tại đây. Đền Chương Dương được xây dựng cách đây hơn một ngàn năm.

Bến Chương DƯơng ở đâu?

Lúc trước đền thờ của Dương Tam Kha được làm bằng tre gỗ. Sau đó vào năm 1947, đền bị giặc Pháp đốt cháy. Khi miền Bắc được giải phóng vào năm 1954, đền được dựng lại và có diện mạo như ngày nay.

Cũng chính vùng đất này đã ghi lại những chiến tích chống ngoại xâm của ông cha ta ngày trước. Đặc biệt cuộc chiến lẫy lừng nhất là triều Trần đánh thắng đại thủy quân Nguyên Mông vào tháng 6/1285.

Vào thế kỷ XIII, dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan, nhà Nguyên ồ ạt sang xâm lược nước ta. Ngay lập tức quân dân nhà Trần tổ chức kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Khi đó, Trần Hưng Đạo giao nhiệm vụ cho Trần Quang Khải bố trí lực lượng. Đồng thời, chặn đánh chiến thuyền của quân Nguyên trên sông Hồng.

READ  Chu Thụ Nhân Là Tên Thật Của Nhà Văn Nào ? Tên Thật Của Nhà Văn Lỗ Tấn

Dưới sự chỉ huy của Trần Quang Khải quân dân nhà Trần đã đánh tan giặc Nguyên trên Bến Chương Dương. Từ đó tạo bước đệm cho việc giải phóng Thăng Long.

Bến Chương DƯơng ở đâu?

Những câu thơ hay về bến Chương Dương

Dưới đây là những câu thơ hay về bến Chương Dương bạn đọc có thể tham khảo:

“Đoạt giáo Chương Dương độ

Cầm hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trợ lực

Vạn cổ thử giang san.”

(Tụng giá hoàn kinh sư)

Dịch thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy ngàn thu.”

(Phò giá về kinh – bản dịch thơ của Trần Trọng Kim)

Sau chiến thắng Chương Dương, Trần Quang Khải phò vua Trần Nhân Tông về kinh. Trên đường đi, ông đã ngẫu hứng viết những vần thơ hào hùng trên. Những câu đó nằm trong bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” (Phò giá về kinh) nổi tiếng.

Bến Chương DƯơng ở đâu?

Ngoài ra, địa danh Chương Dương còn được viết trong thơ ca như sau:

“Cây đa hoa gạo thắm tươi

Chương Dương bến cũ thuyền xuôi thuận dòng

Ngàn thu lừng lẫy chiến công

Quân thù quét sạch non sông vững bền.”

Nội dung trên cũng đã giới thiệu cho bạn đọc biết được bến Chương Dương ở đâu. Bên cạnh đó, bài viết cũng phần nào giúp bạn có thêm kiến thức về lịch sử của địa danh hào hùng này. Hãy thường xuyên truy cập GiaiNgo để có thêm những thông tin bổ ích nhé!

READ  Vì Sao Lại Ghét Người Thanh Hóa, Lý Do Bị Kì Thị vuidulich.vn
See more articles in the category: wiki

Leave a Reply