Nhận thức là gì? Sự khác nhau của nhận thức và tình cảm

Or you want a quick look: Nhận thức là gì?

Có rất nhiều bạn sinh viên đưa ra những câu hỏi như nhận thức là gì? Nhận thức có ảnh hưởng tới hành động và cuộc sống của con người hay không? Để GiaiNgo bật mí cho bạn trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Nhận thức là gì?

Nhận thức là gì? Cho ví dụ

Nhận thức trong tiếng Anh là Cognition. Đây là một loại hình đặc biệt của ý thức. Nó được xem là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức, những am hiểu thông qua kinh nghiệm tích lũy, suy nghĩ, giác quan.  Quy trình đó bao gồm tri thức, sự chú ý, trí nhớ, ước lượng, lý luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.

Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia, nhận thức là một hiện tượng biện chứng của thế giới khách quan trong ý thức con người, chính điều này giúp con người tiến đến gần với khách thể hơn.

nhận thức là gì

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, nhận thức là một khái niệm trừu tượng, nó là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ não của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

Ví dụ: 

  • Khi một thanh đồng được nung nóng sẽ chuyển sang màu vàng rực. Thông qua quan sát bằng mắt con người có thể kết luận rằng thanh đồng sẽ bị chuyển màu khi nung nóng. 
  • Trái Đất tự quay quanh Mặt Trời và Mặt Trời luôn di chuyển.
  • Cá là một loài động vật sống dưới nước, nó thở bằng mang và dùng vây để bơi.

Các giai đoạn của nhận thức là gì?

Theo quan điểm tư duy biện chứng, quá trình nhận thức của con người đi từ sinh động đến trừu tượng rồi mới đến thực tiễn. Quy trình này được thực hiện thông qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ ngoài vào trong, từ thấp đến cao. Vậy các giai đoạn của nhận thức là gì?

Căn cứ vào những điều đó mà người ta chia Hoạt động của nhận thức thành hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:

Nhận thức cảm tính trong nhận thức là gì

Nhận thức cảm tính được phản ánh thông qua cảm giác và tri giác, là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Con người sẽ sử dụng các giác quan của mình để tác động lên sự vật, hiện tượng nhắm nắm bắt được sự vật, hiện tượng đó. 

Nhận thức cảm tính được thể hiện thông qua ba hình thức:

  • Cảm giác: Nó là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết và cũng là kết quả của sự chuyển hóa những thứ kích thích từ bên ngoài thành ý thức. Cảm giác luôn dựa vào các giác quan của con người.
  • Tri giác: Nó được xem là sự tổng hợp của cảm giác. Tri giác phản ánh đầy đủ hơn, phong phú hơn cảm nhận của con người về sự vật, hiện tượng. Nó chứa đựng các thuộc tính đặc trưng và thuộc tính không đặc trưng của con người.
  • Biểu tượng: Phản ánh nhận thức dựa vào sự hình dung, nhớ lại sự vật, hiện tượng không còn trực tiếp tác động vào giác quan. Nó bao gồm yeus tố trực tiếp và yếu tố gián tiếp.
READ  Lời Bài Hát Là Vậy Đó (Piano Version) Lyrics & MP3 Ca Sĩ Misabae Và KayDee Và The 199X

nhận thức là gì

Nhận thức lý tính trong nhận thức là gì

Nhận thức lý tính phản ánh bản chất bên trong của sự vật, sự việc. Nó phản ánh một cách gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, sự việc được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, định nghĩa, suy luận,…   

Nhận thức lý tính được thể hiện thông qua ba hình thức:

  • Khái niệm: Nó phản ánh được đặc tính bản chất của sự vật, sự việc. Khái niệm là kết quả của quá trình khái quát, tổng hợp các đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc.
  • Phán đoán: Nó dùng để liên kết các khái niệm với nhau nhằm khẳng định hay phủ định một tính chất nào đó của đối tượng. Phán đoán bao gồm: phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù và phán đoán phổ biến.
  • Suy luận: Nó dùng để liên kết các phán đoán với nhau và rút ra phán đoán đúng nhất. Nó còn có chức năng phát hiện ra các tri thức mới một cách nhanh chóng và chính xác.

Ngoài hai giai đoạn này thì nhận thức còn có một giai đoạn nhỏ nữa, đó là nhận thức trở về thực tiễn. Đây là lúc tri thức được đem ra kiểm nghiệm xem đúng hay sai. Sau đó thực tiễn được đưa về tiêu chuẩn của chân lý, cơ sở động lực và mục đích nhận thức.

Phân loại nhận thức là gì

Khái niệm nhận thức đã được ReviewNao giới thiệu rõ ràng. Nhận thức có nhiều tính chất và chức năng khác nhau. Theo chủ nghĩa duy vật của Mác – Lênin thì nhận thức được phân loại dựa vào hai đặc điểm cơ bản:

Trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng

  • Nhận thức kinh nghiệm: Điều này được hình thành nhờ vào sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong xã hội, tự nhiên hoặc trong thí nghiệm khoa học. Nhận thức này sẽ cho ta kết quả là các tri thức kinh nghiệm.
  • Nhận thức lý luận: Nó là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và có sự khái quát về bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng. 

Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai quá trình nhận thức khác nhau, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. 

nhận thức là gì

Tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bán chất của sự vật

  • Nhận thức thông thường: Nó được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ hoạt động của con người. Nhận thức thông thường phản ảnh được đặc điểm và những sắc thái khác nhau của sự vật, hiện tượng.
  • Nhận thức khoa học: Nó được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ những quan hệ tất yếu của sự vật, hiện tượng. Nhận thức khoa học có vai trò to lớn trong đời sống thực tiễn, đặc biệt là khoa học và công nghệ.

Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Sự phối hợp qua lại giữa hai nhận thức này cho ra một kết quả tích cực trong nhận thức của con người.

READ  Hoàn cảnh ra đời và Tổ chức nhà nước

Nhu cầu nhận thức là gì?

Nhu cầu nhận thức là những nhu cầu liên quan đến sự tồn tại và phát triển của con người. Nó bao gồm các nhu cầu như nhu cầu về tri thức, nhu cầu về hiểu biết và nhu cầu về thông tin. Nhu cầu nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu được học tập.

nhận thức là gì

Trong mỗi con người đều có nhu cầu nhận thức, chính nhu cầu nhận thức mới đem lại sự tồn tại cho con người. Theo các nhà tâm lý học thì nhu cầu nhận thức ở con người được xuất hiện rất sớm, từ khi chúng ta còn là những đứa trẻ. Vì vậy, trẻ nhỏ cần được chăm sóc và dạy dỗ một cách cẩn thận để nó có những ảnh hưởng tích cực cho tương lai sau này.

Bản chất của nhận thức là gì?

Bản chất của nhận thức là những thuộc tính, đặc tính vốn có bên trong của nhận thức. Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin thì bản chất của nhận thức được dựa trên các nguyên tắc sau: 

  • Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập đối với cảm giác, tư duy và ý thức của con người.
  • Hai là, thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người. Về nguyên tắc không có cái gì là không thể biết.
  • Ba là, trong quá trình nhận thức, sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo.
  • Bốn là, thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức.

Vai trò của nhận thức là gì?

Nhận thức có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của con người. Nhận thức giúp con người hiểu được cái riêng, cái chung, hiểu được hiện tượng và bản chất của sự vật, sự việc. Nhờ nhận thức mà con người biết được đúng đắn, đầy đủ và chính xác về bản chất của sự vật, hiện tượng. 

nhận thức là gì

Ngoài ra, nhận thức còn cung cấp cho con người một lượng lớn tri thức cũng như tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Con người dần hiểu được các nguyên lý, định nghĩa và khái niệm trong thế giới quan của mình. Từ những điều này cùng khái niệm nhận thức là gì ta hiểu được nhận thức đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại của mỗi người.

Một số khái niệm liên quan đến nhận thức là gì

Ở phần trên của bài viết chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm nhận thức là gì. Tuy nhiên xoay quanh nhận thức là gì còn rất nhiều định nghĩa trừu tượng khác. Bạn đọc hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu thêm các khái niệm liên quan đến nó nhé!

Tự nhận thức là gì?

Tự nhận thức hay còn gọi là nhận thức về chính bản thân. Nó được xem là một khả năng đặc biệt, giúp bạn nhận biết một cách chính xác về cảm xúc, giá trị của mình.

nhận thức là gì

Tự nhận thức giúp con người hiểu rõ về các đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, suy nghĩ, nhu cầu,… của bản thân mình. Con người sẽ nhìn vào đó mà rút ra được những ưu điểm cũng như những hạn chế của bản thân, từ đó tập thay đổi theo hướng tích cực và năng động hơn.

Tâm lý học nhận thức là gì?

Tâm lý học nhận thức là quá trình nghiên cứu khoa học về sự chú ý, việc sử dụng ngôn ngữ, trí nhớ, nhận thức, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tư duy,… của con người. Tâm lý học nhận thức được chia thành nhiều loại như tâm lý học giáo dục, tâm lý học xã hội, tâm lý học nhân cách, tâm lý học bất thường, tâm lý học ngôn ngữ,…

READ  Take After là gì và cấu trúc cụm từ Take After trong tiếng Anh vuidulich.vn

nhận thức là gì

Mỗi loại tâm lý học nhận thức này sẽ có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Nếu cần biết thêm thông tin về vấn đề này thì bạn đọc nhớ theo dõi các bài viết tiếp theo ngay sau bài viết nhận thức là gì của GiaiNgo nhé!

Năng lực nhận thức là gì?

Năng lực nhận thức là tập hợp toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, khả năng, hành vi của bản thân để đáp ứng cho việc nhận thức. Điều này được sinh ra trong chính cơ thể và não bộ của mỗi người. Những người có năng lực nhận thức càng cao thì kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được càng nhiều, càng giúp ích cho cuộc sống của họ.

So sánh nhận thức và tình cảm

Nhận thức là gì? Tình cảm và nhận thức có giống nhau không? Đây chính là những câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay chưa trả lời được. GiaiNgo đã giải thích cho bạn đọc khái niệm nhận thức là gì? Ngay sau đây xin mời bạn đọc cũng theo dõi tiếp bài viết để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này nhé!

Tình cảm là gì?

Tình cảm chính là thái độ của con người trước sự rung cảm đối với những sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội. Tình cảm phản ánh mối liên quan giữa nhu cầu và động cơ của con người.

nhận thức là gì

Tình cảm là một dạng phản ánh tâm lý của con người. Đời sống tình cảm của con người cực kì phong phú và phức tạp, nó được thể hiện dưới rất nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Tính cảm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý của con người và là động lực tâm lý của mỗi người.

Sự giống nhau giữa tình cảm và nhận thức là gì?

Nhận thức và tình cảm là hai phạm trù khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn có một vài điểm chung như sau: 

  • Tình cảm và nhận thức đều là những yếu tố thể hiện con người, đều phản ánh hiện thực khách quan. 
  • Tình cảm và nhận thức đều mang tính chủ thể. Mỗi người sẽ có những đặc điểm riêng về tình cảm và nhận thức khác nhau, cách bộc lộ tình cảm cũng khác nhau.
  • Tình cảm và nhận thức đều mang bản chất xã hội. 

nhận thức là gì

Sự khác nhau giữa tình cảm và nhận thức là gì?

Nhận thức và tình cảm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực to lớn, kích thích con người tìm tòi, học hỏi để đi đến kết quả nhận thức. Ngược lại, nhận thức định hướng, điều khiển tình cảm đi đúng hướng. 

  • Tình cảm bao gồm các cảm xúc, cảm giác, thái độ, động cơ của con người.
  • Nhận thức bao gồm kiến thức và sự phát triển của tinh thần và trí tuệ.

Mặc dù được xây dựng trên hai phạm trù khoa học khác nhau những tình cảm và nhận thức đều hướng chúng ta đến một con người năng động và tích cực. 

Những kiến thức về nhận thức là gì đến đây là hết rồi. GiaiNgo hy vọng rằng với những thông tin hữu ích này bạn đọc có thể hiểu nhận thức là gì, tự nhận thức bản thân và phát triển được những mặt ưu điểm của mình. Nhớ like và share bài viết này cho mọi người cùng tham khảo bạn nhé! 

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply