Or you want a quick look: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào?
Dưới ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tiếp bùng nổ. Mặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa.
Vậy Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn mà không phải ở một nơi khác. Hãy cùng GiaiNgo giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!!
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào?
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh đất nước phải chịu sự đô hộ của nhà Minh, nhân dân lầm than và đời sống vô cùng cực khổ. Những năm đầu khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn. Quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn.
Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa) phải trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ, thiếu lương thực trầm trọng, lại phải liên tiếp chống trả sự vây quét của quân địch, có lúc quân số chỉ còn hơn 100 người.
Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?
Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn vì Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). Ông đã bí mật liên lạc với các hào kiệt kêu gọi mọi người cùng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Nhân dân ta cũng đã có những cuộc khởi nghĩa bùng phát tuy nhiên đều thất bại. Lòng yêu nước vẫn hừng hực, nhiều người vẫn cam chịu để chờ cơ hội phục thù.
Lúc bấy giờ, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, hào kiệt tứ phương biết tin đã kéo đến hưởng ứng, tụ họp về Lam Sơn để cùng Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh.
Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh?
Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh vì nghĩa quân Lam Sơn những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân còn non yếu, gặp nhiều khó khăn, nguy nan, phải ba lần rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa) và liên tiếp chống lại sự vây quét của giặc. Nghĩa quân đã lâm vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét.
Trong khi đó, lực lượng quân Minh còn mạnh và làm chủ cả nước. Vì vậy, mùa hè năm 1423 Lê Lợi đã đề nghị tạm hòa với quân Minh để bảo toàn lực lượng.
Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?
Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.
Đề nghị của Nguyễn Chích là hoàn toàn đúng đắn. Nghệ An là nơi đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, rất thích hợp cho hoạt động của nghĩa quân. Với kế hoạch chuyển hướng của Nguyễn Chích, cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.
Kế hoạch của Nguyễn Chích đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động. Kế hoạch rất phù hợp với tình hình thời đó
Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426
Năm 1424: Khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Nghệ An. Được sự ủng hộ của nhân dân, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ. Khi Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (Nam Đàn, Nghệ An) thì già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến khao quân.
Khi nghĩa quân chia nhau đi lấy đất các châu huyện, đi đến đâu người ta nghe tiếng, là quy phục và nhân dân trong cõi dắt díu nhau đến như đi chợ. Mỗi châu, huyện được giải phóng lại có hàng ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân. Có những gia đình, hai cha con hoặc mấy anh em cùng xin nhập ngũ,…
Cuối năm 1426: Khi tiến quân ra Bắc, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt. Nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như:
Bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (Ý Yên – Nam Định) bán rượu thịt ở thành Cổ Lộng, lừa cho giặc ăn uống no say, rồi bí mật quăng xuống kênh chảy ra sông Đáy.
Cô gái người làng Đào Đặng (Hưng Yên) xinh đẹp, hát hay thường được mời đến hát mua vui cho giặc. Đêm đến, sau những buổi ca hát, tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi. Cô cùng trai làng bí mật khiêng quẳng xuống sông.
Hãy trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi. Nhận xét về kế hoạch đó
Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi
Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia làm 3 đạo:
- Đạo thứ nhất: tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh giặc từ Vân Nam sang.
- Đạo thứ hai: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị, chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
- Đạo thứ ba: tiến thẳng ra Đông Quan.
Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.
Nhận xét kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi
Kế hoạch của Lê Lợi rất chu đáo và toàn diện. Chia quân tấn công địch từ nhiều phía, chặn đường tiếp tế và rút lui của địch, buộc địch vào thế bị động.
Kế hoạch tiến quân ra Bắc rất hợp lý và đúng đắn. Với kế hoạch này, nghĩa quân giải phóng được nhiều đất đai, thành lập được chính quyền mới.
Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn, cũng như tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh. Hãy cùng theo dõi GiaiNgo để cập nhật những thông tin mới thú vị nhé!