Or you want a quick look: Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?
Bắc Trung Bộ là một trong những vùng du lịch nổi tiếng của nước ta. Vậy tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ? Những điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ ở đâu? Mời quý độc giả cùng khám phá qua bài viết sau đây của GiaiNgo!
Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?
Nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ vì ở đây có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú. Mỗi năm, ở đây thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan.
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Tây – Đông: vừa có núi, vừa có đồng bằng, vừa có biển. Mỗi tỉnh có tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch khác nhau.
Diện tích rừng lớn thứ hai Việt Nam, chỉ sau Tây Nguyên. Các núi đá vôi, trầm tích lâu năm vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Vẻ đẹp hoang sơ của núi rằng nơi đây chính là điểm đặc biệt thu hút nhiều khách du lịch ưa mạo hiểm đến và trải nghiệm.
Các tỉnh thành Bắc Trung Bộ đều giáp biển. Trong khi đó, tài nguyên biển được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến du lịch. Mỗi địa phương đều có những bãi biển đẹp, mang nét độc đáo riêng thu hút du khách.
Nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng
Một vài địa danh làm nên “thương hiệu du lịch” của vùng Bắc Trung Bộ phải kể đến như: Động Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình), Làng Sen quê Bác (Nghệ An), Cố đô Huế (Thừa Thiên – Huế), biển Sầm Sơn (Thanh Hóa),… Mỗi địa danh đều gắn với các hoạt động du lịch khác nhau, đem đến cho du khách những trải nghiệm khó quên nhất khi tới đây du lịch.
Các di tích lịch sử – minh chứng cho một thời hào hùng dân tộc
Bắc Trung Bộ cũng là một vùng địa linh nhân kiệt hào hùng. Những điểm tham quan, di tích lịch sử nổi tiếng đều nằm ở đây. Đặc biệt là vùng đất Quảng Trị – chứng tích lịch sử trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
Chính vì những lợi thế về tài nguyên du lịch đã giúp cho Bắc Trung Bộ phát triển ngành “công nghiệp không khói” này; tạo nên thế mạnh kinh tế của vùng.
Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ
Những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ
Thành tựu
Nhờ đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất nên sản lượng lương thực tăng nhanh. Bình quân lương thực trên đầu người từ 235,5 kg/người (năm 1995) lên 405,5 kg/người (năm 2014). Cây lúa được trồng thâm canh ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướng sản xuất hóa, chuyên môn hóa và đa dạng hóa. Diện tích các cây công nghiệp (lạc vừng,…), cây ăn quả và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được mở rộng.
Chăn nuôi đàn gia súc và gia cầm, đặc biệt là trâu, bò đều tăng. Rừng được trồng và phát triển theo hướng nông – lâm kết hợp.
Khó khăn
Diện tích đất canh tác ít, đất ở các đồng bằng kém phù sa, màu mỡ. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết diễn biến thất thường. Mùa hè có gió Lào khô nóng, mùa đông khá lạnh.
Đây là vùng đặc biệt có nhiều thiên tai, bão, lũ, hạn hán. Hằng năm, Bắc Trung Bộ bình quân đón nhận trên dưới năm cơn bão nhiệt đới. Ngoài ra, nạn cát bay (ở ven biển) cũng thường xuyên xảy ra.
Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp nhìn chung còn chưa phát triển. Đời sống bà con nhân dân ở đây còn khó khăn, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.
Những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế công nghiệp ở Bắc Trung Bộ
Thành tựu
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng rõ rệt (giai đoạn 1995 – 2002 tăng hơn 2,6 lần; từ 3705,2 tỉ đồng lên 9883,2 tỉ đồng).
Cơ cấu ngành công nghiệp đang định hình. Hai ngành quan trọng hàng đầu là công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Các ngành công nghiệp khác như chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, dệt – may, cơ khí, nông cụ,… với quy mô vừa và nhỏ đang được phát triển ở hầu hết các địa phương.
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện. Nhiều dự án đang thu hút vốn đầu tư của cả trong và ngoài nước.
Quy mô các trung tâm công nghiệp được mở rộng, cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm ngày càng đa dạng hơn. Các trung tâm công nghiệp quan trọng (có quy mô vừa) là: Bỉm Sơn – Thanh Hóa, Vinh, Huế.
Khó khăn
Cơ sở vật chất kĩ thuật còn chưa phát triển. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, nhất là mạng lưới năng lượng.
Đặc biệt, còn hạn chế về điều kiện khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư sản xuất.
Hãy kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ
Một số điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ:
Các bãi biển đẹp như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Nhật Lệ (Quảng Bình), Lăng Cô (Huế),…
Danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: động Phong Nha, động Thiên Đường, hang Sơn Đoòng (Quảng Bình),…
Di tích lịch sử – văn hóa như: Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), quê Bác Hồ (Nghệ An), Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình), địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn (Quảng Trị), Đại nội kinh thành Huế, lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn,…
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vườn quốc gia Bạch Mã,…
Những điểm du lịch trên đã thu hút số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng đông. Tất cả tạo nên một vùng du lịch Bắc Trung Bộ đầy hấp dẫn, chào đón khách du lịch tới khám phá.
Qua bài viết trên, chúng ta đã biết đáp án câu hỏi tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ? Hi vọng các bạn sẽ lựa chọn một điểm tham quan ở Bắc Trung Bộ cho chuyến du lịch sắp tới của mình. Đừng quên theo dõi GiaiNgo trong những bài viết tiếp theo!