So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Or you want a quick look: Khái niệm về phản xạ có điều kiện, phản xạ không có điều kiện

So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện là bài tập quen thuộc với học sinh lớp 8. Cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay nhé!

Trong chương trình Sinh học lớp 8, bài tập so sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện luôn khiến bạn đau đầu. Đừng lo GiaiNgo sẽ giúp bạn một tay.

Khái niệm về phản xạ có điều kiện, phản xạ không có điều kiện

Trước tiên, để có thể so sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện thì hãy tìm hiểu khái niệm để có cái nhìn tổng quan nhé!

Phản xạ là gì?

Phản xạ là một phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Không những thế phản xạ còn đáp ứng các kích thích của môi trường bên trong.

So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Ví dụ như khi ta chạm tay vào đồ nóng, thì theo phản xạ tự nhiên chúng ta sẽ nhanh chóng rụt tay lại. Hay khi thời tiết thay đổi thì cơ thể cũng cố sự thay đổi. Cụ thể là khi trời nóng cơ thể sẽ tiết mồ hôi, trời lạnh thì da thường tái hơn bình thường.

Phản xạ có điều kiện là gì?

Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được tích lũy trong đời sống. Phản xạ có điều kiện được hình thành trong những điều kiện nhất định và qua quá trình tích lũy, rèn luyện mà có.

READ  Tinder là gì mà lại gây HOT đến vậy? Cùng review ứng dụng Tinder!

Tuy nhiên, phản xạ có điều kiện sẽ mất đi nếu như nếu như không được tập luyện, củng cố thường xuyên.

Một số ví dụ về phản xạ có điều kiện

  • Mùa đông sẽ lấy áo ấm mặc để không bị lạnh
  • Thấy đèn đỏ thì dừng lại, gặp đèn xanh thì tiếp tục đi
  • Trời nóng thì bật quạt
  • Khi trời tối biết bật điện lên cho sáng

Phản xạ không có điều kiện là gì?

Phản xạ không có điều kiện là những phản xạ tự nhiên, bẩm sinh. Loại phản xạ này có từ khi sinh ra và mang tính di truyền. Phản xạ không có điều kiện không cần phải học tập và không dễ mất đi.

So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Một số ví dụ về phản xạ không có điều kiện

  • Khi vừa sinh ra em bé đã biết khóc
  • Trời lạnh cơ thể sẽ nổi da gà
  • Trời nắng nóng nếu vận động mạnh cơ thể sẽ toát mồ hôi

So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Có rất nhiều người sẽ dễ nhầm lẫn giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. GiaiNgo sẽ giúp bạn so sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện để giúp bạn phân biệt chúng.

Sự giống nhau của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Mặc dù tên gọi của hai loại phản xạ có phần khác nhau nhưng chúng lại có một số điểm chung. Cùng GiaiNgo khám phá những điểm giống nhau của phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện nhé!

  • Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện đều là phản ứng của cơ thể đối với kích thích từ môi trường.
  • Đây đều là những phản xạ giúp cơ thể thích nghi với những thay đổi của môi trường.
  • Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện đều có sự tham gia của cung phản xạ. Các cung phản xạ gồm cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron li tâm và trung ương thần kinh.

Sự khác nhau của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Ngoài những điểm giống nhau ở trên thì phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện còn có những điểm khác biệt. Những điểm khác biệt này giúp ta dễ dàng phân loại các phản xạ.

READ  Năng lượng bovis là gì? 8 ứng dụng của năng lượng bovis

Dưới đây là những điểm khác nhau của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

  • Phản xạ có điều kiện được hình thành bằng những sợi dây liên lạc tạm thời trong vỏ não. Còn phản xạ không có điều kiện được hình thành từ tủy sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não.
  • Phản xạ có điều kiện có cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời. Phản xạ không có điều kiện thì có cung phản xạ đơn giản hơn.
  • Phản xạ có điều kiện phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện mới có được. Còn phản xạ không có điều kiện sinh ra đã có và không cần phải học tập.
  • Phản xạ có điều kiện nếu không tập luyện thường xuyên sẽ dễ bị mất đi. Còn phản xạ không có điều kiện thì bền vững, không dễ bị mất đi.
  • Phản xạ có điều kiện mang tính cá thể, không di truyền. Còn phản xạ không có điều kiện mang tính chủng loại và có tính chất di truyền.
  • Số lượng phản xạ có điều kiện ít hơn số lượng phản xạ không có điều kiện.

Mối quan hệ giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện

Phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phản xạ không có điều kiện là cơ sở để hình thành phản xạ có điều kiện.

Phản xạ có điều kiện của cơ thể là sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện. Trong đó kích thích có điều kiện phải  được tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn.

Bài viết liên quan:

Quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện

Để có thể hiểu rõ hơn về quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện chúng ta hãy cùng theo dõi ví dụ dưới đây nhé!

Ví dụ về phản xạ tiết nước bọt đối với ánh sáng đèn hoặc kích thích bất kì. Đây là một thí nghiệm của của nhà lý học người Nga I.P. Paplop. Ông đã làm thí nghiệm dựa trên phản ứng của một chú chó.

READ  Tư Tưởng Kinh Tế Của Adam Smith Là Ai, Tác Phẩm Của Cải Của Các Quốc Gia

Đầu tiên, ông I.P. Paplop bật đèn nhưng không cho chó ăn. Lúc này, chú chó không tiết nước bọt.

Tiếp theo, ông không bật đèn mà cho chó ăn ​thì tuyến nước bọt của chó sẽ tiết ra khi nhìn thấy thức ăn.

Sau đó, ông vừa bật đèn, vừa cho chó ăn và lặp đi lặp lại thao tác này nhiều lần. Lâu dần, ánh sáng đèn như một tín hiệu của ăn uống.

Cuối cùng, ông chỉ bật đèn nhưng không cho chó ăn. Qua quan sát, ông nhận thấy tuyến nước bọt của chó sẽ tiết ra khi đèn bật. Phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn đã được thành lập.

So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Qua thí nghiệm trên, có thể thấy những điều kiện để sự hình thành phản xạ có điều kiện là:

  • Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện.
  • Kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn. Và sự kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Phải có sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ não lại với nhau thì mới hình thành phản xạ có điều kiện.

Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người.

Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống động vật và con người. Nhờ có sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện mà con người đã hình thành các thói quen tốt, tập tính tốt. Các tập quán trong sinh hoạt cộng đồng cũng từ đó hình thành.

Còn đối với động vật, sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện giúp chúng dễ dàng thích nghi với môi trường. Khi điều kiện sống thay đổi thì đời sống của động vật vẫn được đảm bảo.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau so sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Giờ thì kiến thức này đối với bạn rất đơn giản phải không nào. Hãy theo dõi GiaiNgo để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé!

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply