Or you want a quick look: Tổ chức Cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam?
Tổ chức Cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam? Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam? GiaiNgo sẽ lý giải 2 câu hỏi trên với bài viết dưới đây nhé!
Tổ chức Cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam? Bước ngoặt vĩ đại cách mạng của nước ta. GiaiNgo sẽ giải đáp tất tần tật về hoàn cảnh ra đời, ra đời ở đâu, ngày thành lập…
Tổ chức Cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam?
Tổ chức Cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam là Đông Dương Cộng sản đảng. Năm 1929, với sự phát triển của phong trào công nhân, nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa.
- Tháng 6-1929, các tổ chức cơ sở Cộng sản ở Bắc Kì quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng; thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận của Đảng.
- Tháng 8-1929, cán bộ lãnh đạo tiến tiến trong Tổng bộ và Kì bộ của Việt Nam Cách mạng Thanh niên quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng, lấy tờ báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận của Đảng.
Tháng 9-1929, những người giác ngộ trong Đảng Tân Việt tuyên bố Đông Dương Cộng sản liên đoàn chính thức được thành lập.
Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức hiện nay, Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; lấy Chủ nghĩa Mác-Lê-Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ở đâu?
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Hong Kong, Trung Quốc. Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ thị của Đông Phương Bộ; yêu cầu Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu Cộng sản Việt Nam họp từ 06/01/1930 đến 8/2/1930 tại Hương Cảng. Trên cơ sở thống nhất ba tổ chức Cộng sản tại Đông Dương.
Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) thuộc Trung Quốc trong 2 tháng, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản và gồm 6 đại biểu khác. Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức Cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày mấy?
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày 3 tháng 2 năm 1930. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày Kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 3/2/2021 vừa đây, kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vô cùng tự hào vì đất nước ta có một Đảng Cộng sản kiên cường, trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nguyện đi theo Đảng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại. Một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Hoàn cảnh ra đời của sự kiện lớn trong 2 bối cảnh:
Bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
- Do các nước tư bản đế quốc bóc lột, áp bức nhân dân trong nước nên đời sống nhân dân ngày càng gay gắt.
- Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.
- Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919, thúc đẩy sự phát triển phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bối cảnh trong nước:
- Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.
- Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân. Chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam.
- Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.
- Về văn hóa, thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán và thi hành chính sách ngu dân để dễ cai trị.
- Sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn xã hội diễn ra ngày càng gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cách mạng.
Vậy tổ chức Cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt nam GiaiNgo đã giải đáp cho bạn, và bài viết trên cũng cho bạn thêm thông tin về sự hình thành, hoàn cảnh ra sao. Nếu bạn là dân mọt sử Việt Nam thì hãy comment những ý kiến của bạn về bài viết trên nha.