Việc vay tiền mà không trả đúng hạn sẽ hình thành nên nợ xấu gây nhiều tác hại cho chính bản thân người vay, gia đình và xã hội.
Vậy, điều kiện để xóa nợ xấu trên CIC là gì? Mobitool xin trả lời theo quy định của Thông tư số 03/2013/TT-NHNN và các văn bản pháp luật liên quan khác.
1. CIC là gì?
CIC là viết tắt của cụm từ Credit Information Center, hay còn gọi là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước.
CIC hoạt động khi có các thông tin về khoản vay, tên người vay, tổ chức cho vay, giá trị khoản vay, quá trình thanh toán được cung cấp từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng… Khi nhận được thông tin, CIC sẽ liên tục tổng hợp, cập nhật các cơ sở dữ liệu mới nhất và trình báo lên để người sử dụng hệ thống có thể nắm bắt lịch sử tín dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể.
Nói cách khác CIC là hoạt động như một cuốn sổ, ghi chép các cá nhân, doanh nghiệp về thông tin các khoản vay với phía ngân hàng, và là kho thông tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn hay không.
=> Khi bạn thuộc các nhóm nợ xấu thì sẽ được lưu trữ trên CIC
2. Điều kiện để được xóa nợ xấu trên CIC
Muốn xóa nợ thì đương nhiên các bạn phải thanh toán cả khoản gốc và lãi
Xóa nợ trên CIC cũng tương tự như vậy
Để được xóa nợ trên CIC, người vay cần có đủ 2 điều kiện vay:
- Thanh toán đủ nợ (cả gốc và lãi)
- Sau thời gian pháp luật quy định được Mobitool trích dẫn trong mục dưới đây
3. Thời gian xóa nợ xấu
- Đối với các khoản vay dưới 10 triệu:
Khách hàng hãy nhanh chóng thanh toán dứt điểm ngay lập tức vì căn cứ theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bắt đầu từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng “đã tất toán”. Do vậy nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng sẽ không còn lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.
- Đối với các khoản vay trên 10 triệu:
Khách hàng cần cố gắng thanh toán tất cả các khoản vay cả gốc lẫn lãi tính đến thời điểm thanh toán, đây là cách tốt nhất để giải quyết triệt để khoản nợ xấu tại ngân hàng của người vay. Sau đó khách hàng cần thông báo ngay với nhân viên tín dụng quản lý khoản nợ của mình để xác nhận việc bạn đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ quá hạn tại đây. Nếu cần bạn có thể đề nghị ngân hàng hay tổ chức tín dụng đó làm văn bản xác nhận đã hoàn trả nợ đã quá hạn và lý do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.
Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, một số ngân hàng vẫn chấp nhận khách hàng có lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do lý do khách quan, và thực tế tình hình tài chính của người vay vẫn rất tốt.
Nếu như bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì ngân hàng sẽ không cho vay dưới bất cứ hình thức nào. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu là sau 5 năm. Bạn phải đợi đến 05 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn.
Trên đây, Mobitool đã cung cấp quy định của pháp luật về Điều kiện xóa nợ xấu. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Nợ xấu là gì? Nợ xấu có mua trả góp được không?
- CIC là gì? Rơi vào nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không?
- Mẫu đơn xin xóa tên khỏi danh sách nợ xấu
- Cách xóa nợ xấu
Việc vay tiền mà không trả đúng hạn sẽ hình thành nên nợ xấu gây nhiều tác hại cho chính bản thân người vay, gia đình và xã hội.
Vậy, điều kiện để xóa nợ xấu trên CIC là gì? Mobitool xin trả lời theo quy định của Thông tư số 03/2013/TT-NHNN và các văn bản pháp luật liên quan khác.
1. CIC là gì?
CIC là viết tắt của cụm từ Credit Information Center, hay còn gọi là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước.
CIC hoạt động khi có các thông tin về khoản vay, tên người vay, tổ chức cho vay, giá trị khoản vay, quá trình thanh toán được cung cấp từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng… Khi nhận được thông tin, CIC sẽ liên tục tổng hợp, cập nhật các cơ sở dữ liệu mới nhất và trình báo lên để người sử dụng hệ thống có thể nắm bắt lịch sử tín dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể.
Nói cách khác CIC là hoạt động như một cuốn sổ, ghi chép các cá nhân, doanh nghiệp về thông tin các khoản vay với phía ngân hàng, và là kho thông tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn hay không.
=> Khi bạn thuộc các nhóm nợ xấu thì sẽ được lưu trữ trên CIC
2. Điều kiện để được xóa nợ xấu trên CIC
Muốn xóa nợ thì đương nhiên các bạn phải thanh toán cả khoản gốc và lãi
Xóa nợ trên CIC cũng tương tự như vậy
Để được xóa nợ trên CIC, người vay cần có đủ 2 điều kiện vay:
- Thanh toán đủ nợ (cả gốc và lãi)
- Sau thời gian pháp luật quy định được Mobitool trích dẫn trong mục dưới đây
3. Thời gian xóa nợ xấu
- Đối với các khoản vay dưới 10 triệu:
Khách hàng hãy nhanh chóng thanh toán dứt điểm ngay lập tức vì căn cứ theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bắt đầu từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng “đã tất toán”. Do vậy nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng sẽ không còn lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.
- Đối với các khoản vay trên 10 triệu:
Khách hàng cần cố gắng thanh toán tất cả các khoản vay cả gốc lẫn lãi tính đến thời điểm thanh toán, đây là cách tốt nhất để giải quyết triệt để khoản nợ xấu tại ngân hàng của người vay. Sau đó khách hàng cần thông báo ngay với nhân viên tín dụng quản lý khoản nợ của mình để xác nhận việc bạn đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ quá hạn tại đây. Nếu cần bạn có thể đề nghị ngân hàng hay tổ chức tín dụng đó làm văn bản xác nhận đã hoàn trả nợ đã quá hạn và lý do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.
Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, một số ngân hàng vẫn chấp nhận khách hàng có lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do lý do khách quan, và thực tế tình hình tài chính của người vay vẫn rất tốt.
Nếu như bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì ngân hàng sẽ không cho vay dưới bất cứ hình thức nào. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu là sau 5 năm. Bạn phải đợi đến 05 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn.
Trên đây, Mobitool đã cung cấp quy định của pháp luật về Điều kiện xóa nợ xấu. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Nợ xấu là gì? Nợ xấu có mua trả góp được không?
- CIC là gì? Rơi vào nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không?
- Mẫu đơn xin xóa tên khỏi danh sách nợ xấu
- Cách xóa nợ xấu