Kỹ Thuật Chẩn Đoán Cảm Biến Trong Hệ Thống Động Cơ [100% Thực Tế]

Or you want a quick look:

Theo khảo sát của chúng tôi, đối với một số kỹ thuật viên giai đoạn đầu tiếp cận với chẩn đoán, khi đã có được kết quả lỗi quét được từ hộp điều khiển hệ thống động cơ, họ thường khoanh vùng khu vực xảy ra lỗi và thường hay kết luận cần phải thay thế bộ phận liên quan đến lỗi, điều này thực sự là một giải pháp không tối ưu, chi phí khắc phục cao và đôi khi không giải quyết vấn đề một cách triệt để. Nhiều khi các sự cố lỗi xuất phát từ mạch điện hệ thống, kết nối giữa các giắc điện không đảm bảo dẫn đến tín hiệu truyền gặp sự cố và không liên tục gây nên lỗi.

Để thực hiện công việc chẩn đoán hiệu quả, ngoài thiết bị chẩn đoán mỗi kỹ thuật viên cần trang bị thêm một đồng hồ đo điện đa năng để có thể đọc được điện áp/ điện trở / tần số hoặc một thiết bị đo xung (Ocsilocope) để thực hiện đo kiểm tín hiệu.

NHỮNG MẸO XỬ LÍ SỰ CỐ

Các kỹ thuật chúng tôi đề cập sau đây theo từng khu vực hay xảy ra lỗi đối với động cơ không bao quát hết tất cả các lỗi nhưng có thể giúp cho bạn xác định được vấn đề nhanh chóng hơn khi thực hiện chẩn đoán lỗi động cơ dựa vào một số cảm biến.

Bộ cảm biến OXYGEN

Chúng ta có thể kiểm tra được cảm biến oxy gửi tín hiệu báo hòa khí ở mức nghèo xăng (lean) hoặc giàu xăng (rich) thông qua tín hiệu đưa về hộp ECU.

Cảm biến O2 được lắp đặt ở phía trước và sau bầu catalytic có nhiệm vụ đo lượng oxy trong ống xả, tỉ lệ điện áp đưa về tỉ lệ với lượng oxy trong ống xả. Mức tín hiệu thay đổi trong khoảng từ 0.1 – 0.9 volt.

Nếu mức tín hiệu điện áp thấp <0.4 báo hiệu hỗn hợp nhiên liệu nghèo, mức tín hiệu điện áp cao >0.6 chỉ ra hỗn hợp nhiên liệu giàu. Hộp ECU động cơ sử dụng tín hiệu điện áp đầu vào từ cảm biến O2 để điều khiển cân bằng hỗn hợp nhiên liệu đưa vào buồng đốt. Tuy nhiên khi một cảm biến O2 bị lỗi tín hiệu đưa về không chính xác làm cho việc điều khiển của ECU gặp sự cố và thông thường động cơ sẽ chạy hao xăng hơn và khí thải ra môi trường sẽ vượt mức cho phép.

READ  Báo cáo tổng kết hoạt động công tác chủ nhiệm lớp | Vuidulich.vn

Đối với tín hiệu điện áp thấp, báo nhiên liệu nghèo xăng (lean) thì có hiểu là tình trạng thừa gió thiếu xăng, điều này có thể do một số nguyên nhân như rò rỉ chân không gây lọt khí từ các đường ống góp hút, lọt khí từ gioăng ống góp xả v.v. Cách kiểm tra nhanh chóng cảm biến O2 là xem điện áp ra của cảm biến O2 khi thay đổi điều kiện vào của hỗn hợp nhiên liệu bằng cách rút một số ống chân không vào đường ống nạp, nếu như không có sự thay đổi nào hoặc khả năng phản hồi của cảm biến O2 chậm thì chứng tỏ cảm biến O2 hoạt động không tốt.

LƯU Ý: Nếu mã lỗi nhận được liên quan đến cảm biến O2 + mã lỗi liên quan đến cảm biến MAP hoặc MAF thì có khả năng hệ thống bị rò rỉ đường ống khí nạp.

Cảm biến áp suất khí nạp MAP (Manifold Absolutle Pressure)

Các lỗi liên quan đến cảm biến MAP có thể thiết lập nếu như tín hiệu đầu ra của cảm biến MAP quá cao hoặc quá thấp hoặc các giá trị không tương ứng với sự thay đổi của cảm biến vị trí bướm ga (TPS).

Cảm biến MAP có nhiệm vụ giám sát sự thay đổi chân không trong ống góp hút, khi tải động cơ tăng, áp suất chân không đường ống nạp giảm. Chân không đường ống nạp cao nhất khi động cơ ở điều kiện tải cầm chừng. Và độ chân không trong đường ống nạp sẽ giảm khi tăng tốc cùng với cánh bướm ga mở.

Kỹ Thuật Chẩn Đoán Cảm Biến Trong Hệ Thống Động Cơ

Hộp điều khiển sử dụng tín hiệu đầu vào của cảm biến MAP để thay đổi thời gian đánh lửa và lượng nhiên liệu vào để điều chỉnh hỗn hợp nhiên liệu đưa vào buồng đốt. Vì thế nên khi cảm biến MAP gặp sự cố sẽ gây nên các vấn đề về khả năng tăng tốc, hiệu suất động cơ và tiêu hao nhiên liệu cao hơn.

Để kiểm tra cảm biến MAP ta xem tín hiệu đọc được trong phần Data của máy chẩn đoán khi thay đổi tải động cơ, nếu không nhìn thấy sự thay đổi hoặc khả năng phản hồi tín hiệu kém chứng tỏ cảm biến hoạt động không hiệu quả gây nên lỗi.

READ  Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Mác-két | Vuidulich.vn

Cảm biến vị trí bướm ga (Throttle Position Sensor)

Các mã lỗi liên quan đến cảm biến TPS có thể thiết lập khi các giá trị đọc được quá cao hoặc quá thấp (nằm ngoài giá trị ngưỡng), hoặc nếu tín hiệu bị mất hoặc tín hiệu không tương ứng với giá trị đọc được của cảm biến MAP. Cảm biến TPS giám sát vị trí của cánh bướm ga, để hôp ECU động cơ có thể điều khiển cánh bướm ga thực hiện bổ sung hoặc giảm lượng khí nạp đi vào buồng đốt động cơ để tăng/giảm tải động cơ theo yêu cầu người lái.

Kỹ Thuật Chẩn Đoán Cảm Biến Trong Hệ Thống Động Cơ

Khi một cảm biến TPS gặp xự cố làm cho tín hiệu đưa về hộp điều khiển không chính xác. Tín hiệu TPS có thể đọc được trong phần Data Live của máy chẩn đoán, điện áp đưa về hộp điều khiển tương ứng với việc đóng mở của bướm ga.

Lưu ý: Đối với một số trường hợp òa ga, khi bướm ga ở vị trí đóng (tải cầm chừng) tín hiệu điện áp của cảm biến bướm ga không nằm trong giá trị tiêu chuẩn hoặc vị trí thực tế của cánh bướm ga không phù hợp với điện áp đưa về hộp ECU đang hiểu sẽ gây nên hiện tượng òa ga, để khắc phục tình trạng này chúng ta cần sử dụng máy chẩn đoán có chức năng Relearn (học lại) để thực hiện reset cụm bướm ga.

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ (ECT)

Các mã lỗi liên quan đến cảm biến nhiệt độ nước động cơ có thể thiết lập khi giá trị vượt ngưỡng ECU cho phép hoặc không có tín hiệu từ cảm biến.

Kỹ Thuật Chẩn Đoán Cảm Biến Trong Hệ Thống Động Cơ

Cảm biến ECT có nhiệm vụ giám sát nhiệt độ nước làm mát động cơ. Đóng vai trò quan trọng bởi vì là nhân tố cho phép hệ thống điều khiển nhiên liệu đi vào chế độ hoạt động “closed loop” khi động cơ đốt cháy. Hộp điều khiển cũng sử dụng nhiệt độ động cơ để điều khiển các tính năng khác. Nếu có lỗi có thể sẽ làm cho hệ thống không đi vào chế độ “closed loop” gây nên hòa khí giàu xăng hoặc tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn so với bình thường.

READ  DAC R2R là gì - Học Điện Tử | Vuidulich.vn

Cảm biến ECT bản chất là một nhiệt điện trở, điện trở sẽ thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Nếu không thấy sự thay đổi điện trở khi động cơ nóng lên hoặc điện trở đo được ngoài ngưỡng tiêu chuẩn chứng tỏ cảm biến hư hỏng cần phải thay thế.

Các vấn đề khác gây nên cảm biến hoạt động kém có thể do mực nước làm mát hệ thống không đủ do rò rỉ hoặc van hằng nhiệt bị kẹt không mở được gây nên nhiệt độ nước làm mát động cơ quá cao gây nên lỗi. Lưu ý: Khi xử lý lỗi, kiểm tra nước làm mát không được mở nắp két nước lúc nóng mà phải chờ động cơ nguội mới được mở nắp ket nước để kiểm tra.

Cảm biến trục khuỷu (Crankshaft Position Sensor)

Các mã lỗi liên quan đến cảm biến CPS có thể thiết lập nếu như hộp điều khiển không nhận được tín hiệu thích hợp từ cảm biến trục khuỷu, cảm biến trục cam.

Hộp điều khiển sử dụng tín hiệu cảm biến vị trí trục khuỷu đề điều khiển thời điểm đánh lửa và thời gian phun nhiên liệu. Nếu không có tín hiệu này thì sẽ không cho động cơ hoạt động.

Kỹ Thuật Chẩn Đoán Cảm Biến Trong Hệ Thống Động Cơ

Để kiểm tra nhanh cảm biến trục cơ có hoạt động hay không ta thực hiện xem tia lửa phát ra từ bugi khi động cơ quay, nếu không có lửa tại bugi có thể hộp điều khiển không xác định được thời điểm đánh lửa, tuy nhiên đôi khi một số trường hợp không có lửa cũng do bobin đánh lửa bị lỗi.

Kiểm tra tín hiệu đầu ra của cảm biến trục khuỷu khi động cơ quay. Đối với dạng cảm biến Hall sẽ tạ ra điện áp dạng on-off với mức điện áp tham chiếu 5V. Đối với cảm biến dạng cuộn dây thì sẽ tạo ra điện áp thay đổi. Khi có vấn đề về đường dây dẫn, hoặc lắp đặt cảm biến không tốt cũng như khe hở giữa đầu cảm biến với vòng răng không đạt yêu cầu kỹ thuật sẽ gây nên tín hiệu tốc độ vòng tua máy đưa về hộp bị sai lệch gây nên lỗi.

Chúc bạn học tập hiệu quả!

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam VATC – Học Để Làm Được

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply