Top 6 Bài soạn “Bàn về phép học” của Nguyễn Thiếp lớp 8 hay nhất

Or you want a quick look:

Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về mặt văn hóa giáo dục, vì vậy tháng 8 năm 1971, Nguyễn Thiếp đã đang lên vua bản tấu “Luận bàn về phép học”. Bài tấu giúp ta hiểu được mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần xây dựng đất nước chứ không phải học để cầu danh lợi. Học tốt phải có phương pháp học đặc biệt học phải đi đôi với hành. Mời các bạn đọc tham khảo một số bài soạn hay nhất đã được Mobitool tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu tác phẩm và chuẩn bị tốt nhất nội dung lên lớp.

Bài soạn “Bàn về phép học” của Nguyễn Thiếp số 1

Bố cục: 4 phần

– Phần 1 (Từ đầu…tệ hại ấy): Mục đích của việc học

– Phần 2 (Cúi từ nay…xin chớ bỏ qua): Bàn về cách học

– Phần 3 ( Đạo học…thịnh trị): Kết quả dự kiến

– Phần 4 (Đoạn còn lại): Kết luận về phép học

Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Ở đoạn đầu “Ngọc không mài… những điều tệ hại ấy” tác giả nêu rõ mục đích chân chính của việc học:

+ Học để “biết rõ đạo”

+ Học cách làm người, để sống tốt, cư xử đúng mực.

→ Việc học mang ý nghĩa to lớn, cao quý: học để biết cách sống chuẩn mực.

Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Tác giả phê phán những lối học:

+ Học lối học hình thức hòng cầu danh lợi → lối học vì mục đích tầm thường, thực dụng tiến thân- làm quan- cầu danh lợi.

+ Không biết tới tam cương ngũ thường → lối học hình thức, làm mất đi ý nghĩa chân chính của việc học.

+ Tác giả thẳng thắn, trung thực trong lời tâu thực trạng của việc học hình thức, học cầu lợi.

→ Những người theo sự học giả dối nếu làm quan sẽ trở thành “nịnh thần”, trở thành kẻ tham quan, làm cho nước mất nhà tan.

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp bàn tới hình thức học và cách học:

+ Mở rộng thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

+ Việc học phải được tiến hành tuần tự: bồi lấy gốc → tứ thư ngũ kinh → chư sử.

+ Học rộng rồi tóm lược.

+ Học đi đôi với thực hành.

→ Tầm nhìn chiến lược của bậc trung thần trong vấn đề giáo dục thực học, tạo ra hiền tài cho quốc gia.

Câu 4 ( trang 75 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

Bài tấu bàn về “phép học” đó là những phép học:

– Từ đơn giản đến phức tạp: học bồi lấy gốc

– Từ thấp đến cao: tuần tự tiến lên Tứ thư Ngũ kinh, Chư sử

– Từ lý thuyết đến thực hành: học kết hợp với thực hành

→ Khi thực hiện theo phép học này người học mới có thể “lập công trạng”, lấy những điều học được mang lại cho đất nước sự “vững yên”, “thịnh trị” cho đất nước.

→ Từ việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tốt nhất là học từ những thứ cơ bản, rồi tới những điều phức tạp. Học phải kết hợp với thực hành để việc học trở nên nhuần nhuyễn, có ích.

Câu 5 ( trang 75 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

Sơ đồ lập luận của đoạn văn

Mục đích chân chính của việc học

  • Phê phán cách học hình thức, hám danh lợi
  • Đưa ra giải pháp về phép học

–> Lợi ích lâu bền của việc thực học, học chân chính.

Luyện tập (trang 79 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

Sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”

Học là quá trình tiếp thu kiến thức và lý thuyết, lý luận. Hành là quá trình áp dụng lý thuyết học được vào thực tiễn đời sống và lao động. Phương pháp “học đi đôi với hành” chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhận thức và hành động của con người, tạo ra tính thực tiễn, bổ sung lẫn nhau làm cho những điều chúng ta học trở nên có ý nghĩa và kết quả. Nếu chỉ học mà không thực hành sẽ sa vào lý thuyết suông, không thể nắm bắt được ý nghĩa sâu sắc với thực tiễn. Học đi đôi với hành thực sự cần thiết và hữu dụng với tất cả mọi người. Song trên thực tế nước ta, phương pháp này chưa được xem trọng, đó là nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục không được cải thiện. Vì thế cần xác định đúng đắn mục tiêu học tập, và thường xuyên áp dụng phương pháp “học đi đôi với hành” để việc học trở nên ý nghĩa.

Tóm tắt
Bàn về phép học là một bài tấu Nguyễn Thiếp gửi lên vua nhằm nói lên mục đích chân chính của việc học: học để làm người. Tác giả đưa ra quan điểm và phương pháp học đúng đắn: việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng, tuần tự tiến từ thấp lên cao, học rộng hiểu sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Bên cạnh đó học phải kết hợp với hành. Học không chỉ để biết mà còn để làm. Điều đó sẽ thúc đẩy đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.

ND chính
Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Bàn về phép học” của Nguyễn Thiếp số 2

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Thiếp
– Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
– Quê quán: làng Mật Thôn, xã Ao Nguyệt, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ) tỉnh Hà Tĩnh
– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông từng làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học
+ Ông từng được vua Quang Trung viết thư mời giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị
+ Những tác phẩm tiêu biểu: La Sơn tiên sinh thi tập, Hạnh Am di văn…

READ  Cảm Biến Âm Tủ Lạnh Toshiba , Electrolux , Sanyo , Sharp , LG cấu tạo và Nguyên Lý Hoạt Động .

II. Đôi nét về tác phẩm Bàn luận về phép học
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Nguyễn Thiếp làm quan một thời gian dưới triều Lê rồi về dạy học. Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về mặt văn hóa giáo dục, vì vậy tháng 8 năm 1971, Nguyễn Thiếp đã đang lên vua bản tấu này
2. Thể loại: Tấu
3. Bố cục
Chia làm 3 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “điều tệ hại ấy”: Mục đích của việc học
– Phần 2: Tiếp đến “xin chớ bỏ qua”: Bàn luận về cách học
– Phần 3: Còn lại: Tác dụng của việc học
4. Giá trị nội dung
– Bài tấu giúp ta hiểu được mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần xây dựng đất nước chứ không phải học để cầu danh lợi. Học tốt phải có phương pháp học đặc biệt học phải đi đôi với hành.
5. Giá trị nghệ thuật
– Bài tấu có cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng
– Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục

Trả lời câu 1 (trang 78, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Phân tích đoạn mở đầu: nêu mục đích chân chính của việc học. Tác giả dùng câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa tăng thêm sức mạnh thuyết phục.

Trả lời câu 2 (trang 78, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Sau khi xác định mục đích của việc học, tác giả soi vào thực tế đương thời để phê phán những biểu lệch lạc, sai trái trong việc học. Lối học này gây những tác hại lớn.

Trả lời câu 3 (trang 78, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Phương pháp học học phải :

• Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.

• Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.

• Học phải biết kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm.

Trả lời câu 4 (trang 78, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nói về phép học, Nguyễn Thiếp cho rằng học phải theo trình tự trước – sau, thấp – cao : “Lúc đầu học Tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên…”. Nghĩa là người học phải bắt đầu từ những kiến thức có sở, nền tảng. Học rộng là cần thiết song cần phải biết suy nghĩ để thâu tóm những cái tinh tuý, cốt lõi nhất. Đặc biệt, học phải đi đôi với hành, kiến thức trong sách vở phải được thể nghiệm vận dụng vào thực tiễn đời sống.

Trả lời câu 5 (trang 78, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

– Mục đích chân chính của việc học

– Phê phán những quan điểm học sai trái

– Khẳng định những quan điểm, phương pháp đúng đắn

– Tác dụng của việc học chân chính.

Luyện tập

Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.

Trả lời:

Sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”

Học là quá trình tiếp thu kiến thức và lý thuyết, lý luận. Hành là quá trình áp dụng lý thuyết học được vào thực tiễn đời sống và lao động. Phương pháp “học đi đôi với hành” chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhận thức và hành động của con người, tạo ra tính thực tiễn, bổ sung lẫn nhau làm cho những điều chúng ta học trở nên có ý nghĩa và kết quả. Nếu chỉ học mà không thực hành sẽ sa vào lý thuyết suông, không thể nắm bắt được ý nghĩa sâu sắc với thực tiễn. Học đi đôi với hành thực sự cần thiết và hữu dụng với tất cả mọi người. Song trên thực tế nước ta, phương pháp này chưa được xem trọng, đó là nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục không được cải thiện. Vì thế cần xác định đúng đắn mục tiêu học tập, và thường xuyên áp dụng phương pháp “học đi đôi với hành” để việc học trở nên ý nghĩa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Bàn về phép học” của Nguyễn Thiếp số 3

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nguyễn Thiếp trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bàn luận về phép học là một đoạn trích của bài tấu của Nguyễn Thiêp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791.

* Thể loại: Văn bản Bàn luận về phép học được viết theo thể loại tấu. Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. Bài tấu của Nguyễn Trãi gửi vua Quang Trung bàn về 3 điều mà theo ông bậc đế vương nên biết: quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Phần đầu, tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học bằng câu châm ngôn vừa dễ hiểu, dễ nhớ: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Khái niệm “đạo” ở đây cũng được giải thích một cách dễ hiểu “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người”.

=> Mục đích chân chính của việc học chính là học để làm người.

Câu 2:

* Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái là: học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường, chạy theo hình thức mà quên đi ý nghĩa chân chính của việc học.

* Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó là làm cho tất cả mọi người, từ trên xuống dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi chứ không đi lên bằng chính năng lực và trí tuệ thực sự của mình, dần dần sẽ dẫn đến cảnh nước mất nhà tan.

Câu 3:

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách:

Cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.
Học phải tuần tự, từ thấp lên đến cao
Học rộng rồi tóm lược cho gọn những điều quan trọng, trọng tâm
Biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.

Câu 4:

* Bài tấu có đoạn bàn về những “phép học”, đó là những “phép học”:

Học phải theo trình tự trước – sau, thấp – cao, người học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, nền tảng
Học rộng, song cần phải biết tóm lược những cái tinh túy, cốt lõi, chứ không nên học tràn lan
Học phải đi đôi với hành, phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, có như thế thì người học mới có khả năng lập công trạng, giúp ích cho đất nước.
* Theo em, phương pháp học tập nào cũng quan trọng, và điều quan trọng nhất đó là việc học chân chính, học thật và có kiến thức thực sự. Để thực hiện được điều đó, người học cần biết kết hợp nhiều phương pháp học tập hiệu quả, chứ không nên học tràn lan, bừa bãi.

READ  Hướng dẫn đăng ký và sử dụng Vietcombank Internet Banking

Câu 5:

Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ:

Mục đích chân chính của việc học:

Phê phán những lối học sai trái
Đưa ra những quan điểm, những phương pháp học đúng đắn
Nêu ra tác dụng của việc học chân chính.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Bàn về phép học” của Nguyễn Thiếp số 4

A. Kiến thức trọng tâm

1. Tác giả

Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời gọi là La Sơn Phu Tử; quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyễn Thiếp là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu, từng đỗ đạt và ra làm quan dưới triều Lê nhưng sau từ quan về quê dạy học.
Ông ra giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị. Quang Trung mất, ông về ở ẩn đến cuối đời chứ không ra giúp nhà Nguyễn

2. Tác phẩm

Trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào năm 1791
Thể loạiTấu:
Loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa đề trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị (khác tấu trong nghệ thuật)
Được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu
Nội dung: Bàn về ba điều mà theo ông bậc đế vương nên biết: quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học)

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập 2

Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Bài làm:
Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học qua câu: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” và “Đạo là lẽ đối cử hàng ngày giữa mọi người”
Như vậy, với Nguyễn Thiếp, mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 2: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?
Bài làm:
Tác giả đã phê phán lối học lệch lạc, sai trái đó là đua nhau học lối học hình thức hòng cầu danh lợi; học nhưng không biết đến tam cương (ba mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến là quân thần tức vua tôi, phụ tử tức cha con và phụ phu tức vợ chồng) , ngũ thường (năm đức tình của con người là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín)
Mục đích học không có, lại học theo lối học lệch lạc, sai trái nên hậu quả của lối học ấy là Chúa tầm thường. Thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan..

Câu 3: Trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì?
Bài làm:
Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách: “cho phép thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà học”
Điều này có nghĩa, Nguyễn Thiếp mong muốn việc học sẽ được phổ biến rộng rãi, thoải mái để tạo tâm lí và điều kiện thuận lợi để mọi người có thể học một cách dễ dàng.

Câu 4: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”, đó là những “phép học” nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy? Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất? Vì sao?
Bài làm:
Bài tấu có bàn về “phép học” và tác giả đã đưa ra một số phép học đó là:
Học theo trình tự, từ thấp đến cao để có một cái nền kiến thức rộng
Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn tức là phải nắm chắc, hiểu sâu vấn đề
Đặc biệt là phải học đi đôi với hành, biến lý thuyết trên sách vở thành hành động trong thực tiễn, có như thế, kiến thức học được mới không phải là kiến thức chết.

Câu 5: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập hai

Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ

Bài làm:

Mục đích chân chính của việc học -> Thực trạng sai trái của việc học -> Chính sách khuyến khích việc học -> Phương pháp học

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Bàn về phép học” của Nguyễn Thiếp số 5

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.

Nguyễn Thiếp là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt, làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học.

2. Tác phẩm

Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791. Văn bản chỉ rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh cho đất nước.

Thể loại: Thời xưa, tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Câu 1. Đoạn đầu của bài trích (từ Ngọc không mài… đến… những điều tệ hại ấy), tác giả nêu lên mục đích chân chính của việc học và thực trạng tiêu cực của việc học đang hiện hành. Việc học vốn mang một ý nghĩa cao quý : “Biết rõ đạo”. Tức là học để biết cách làm người, học để sống tốt, cư xử đúng chuẩn mực. “Ngọc không mài, không thành đồ vật“, con người không học hành, tu dưỡng thì chẳng thành được con người có khả năng làm việc tốt, giúp ích cho đời. Dưới thể chế phong kiến theo Nho giáo xưa, học hành, thi cử còn là con đường trực tiếp dẫn đến chốn quan trường, là cơ hội để một đấng nam nhi góp sức mình cho đất nước.

READ  Toán lớp 4: Hai đường thẳng vuông góc trang 50

Câu 2. Nhưng chính điều này dẫn đến những biểu hiện tiêu cực trong việc học: học vì mục đích thực dụng (tiến thân, làm quan, cầu danh lợi), chạy theo hình thức mà quên đi ý nghĩa chân chính của việc học. Những con người theo sự học giả dối như vậy, nếu thành đạt, ắt sẽ dẫn đến những “nịnh thần”, trở thành sâu bọ đục khoét, làm cho “nước mất, nhà tan”. La Sơn Phu Tử đã thẳng thắn nhìn vào thực tế và đúc thành những lời tâu xác thực, đầy tinh thần trung thực dâng lên Quang Trung. Nhưng giải quyết thực trạng đáng buồn của việc lựa chọn ấy bằng cách nào ? Tiếp theo Nguyễn Thiếp mới trình tấu về quan điểm, phương pháp học tập đúng đắn.

Câu 3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung: Việc học phải được tiến hành dưới một hình thức phổ biến. Làm thế nào để tất cả mọi người đều ý thức được việc học và có thể học ở bất kì đâu : “Thầy trò của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học“.

Câu 4. Nói về phép học, Nguyễn Thiếp cho rằng học phải theo trình tự trước – sau, thấp – cao : “Lúc đầu học Tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên…“. Nghĩa là người học phải bắt đầu từ những kiến thức có sở, nền tảng. Học rộng là cần thiết song cần phải biết suy nghĩ để thâu tóm những cái tinh tuý, cốt lõi nhất. Đặc biệt, học phải đi đôi với hành, kiến thức trong sách vở phải được thể nghiệm vận dụng vào thực tiễn đời sống : “Theo điều học mà làm“. Có như thế thì người học mới có khả năng lập công trạng thể hiện điều học được thành hành động, giúp cho đất nước “vững yên”, “thịnh trị”.

Ở thời đại nào cũng cần đến sự học chân chính. Đây là phương cách căn bản để phát triển, tiến bộ. Điều Nguyễn Thiếp nói đúng cho mọi thời đại.

Câu 5*. Sơ đồ lập luận của đoạn văn

Mục đích chân chính của việc học -> Thực trạng sai trái của việc học -> Chính sách khuyến khích việc học -> Phương pháp học

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Cách đọc

Đây là bài tấu, cần đọc với tiết tấu chậm, rõ ràng, rành mạch.

2. Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.

Tham khảo đoạn văn sau:

… “Nước ta cũng giống nhiều nước khác ở Phương Đông, thời gian tồn tại của chế độ phong kiến quá dài. Thừa hưởng cái khung học thức trường ốc và sách vở của Trung Hoa, giáo dục nước ta trong một thời gian không hề ngắn chỉ nặng nề về lí thuyết. Cách học theo kiểu ấy ngày nay quả thực không thể đáp ứng tốt nhu cầu đang phát triển rất nhanh của cuộc sống…

Phương pháp “học đi đôi với hành” mang lại hiệu quả rất cao. Nhờ việc thực hành mà người học luôn luôn kiểm tra được kiến thức của mình, từ đó có thể phát huy sở trường, năng lực hoặc cũng có thể điều chỉnh hoạt động của mình. Hành cũng là cách tốt nhất giúp biến những tri thức của chúng ta thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Mà kĩ năng kĩ xảo càng thành thạo bao nhiêu thì hiệu quả công việc của chúng ta tốt bấy nhiêu…”.

(Ngô Tuần)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Bàn về phép học” của Nguyễn Thiếp số 6

I. Tìm hiểu chung

1.Tác giả

La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (sgk)

2 Tác phẩm :Thể loại: TấuTác phẩm ra đời do Nguyễn Thiếp gửi đến vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791

II. Soạn bài

Câu 1 trang 78 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Ở đoạn “Ngọc không mài… những điều tệ hại ấy” tác giả nêu ra mục đích chân chính của việc học, nêu lên ý nghĩa chân chính của việc học:

Học để hiểu đạo
Học để làm người, học để ứng xử đúng mực

Câu 2 trang 78 sgk ngữ văn 8 tập 2

Tác giả lên án phê phán lối học:

Học hình thức, mưu cầu danh lợi, học tầm thường và thực dụng
Không biết đến tam cương ngũ thường, học mất hết ý nghĩa chân chính
Những tên theo sự học giả dối, học để làm quan, những tên như vậy chỉ mang lại sự nguy khốn cho nước nhà

Câu 3 trang 75 sgk ngữ văn 8 tập 2

Để nhằm khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếc đã đưa ra giải pháp sau:

Mở rộng thêm trường, thành phần học, người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học
Việc học phải có tuần tự
Học rộng rồi tóm lược
Học phải đi đôi với hành

Câu 4 trang 75 sgk ngữ văn 8 tập 2

Bài Bàn luận về phép học gồm các phép học sau:

Từ đơn giản đến khó
Từ thấp đến cao
Từ lí thuyết đến thực hành

Câu 5 trang 75 sgk ngữ văn 8 tập 2

Lược đồ dựa vào ý sau đây:

  • Mục đích chân chính của việc học:
  • Phê phán hình thức học để vụ lợi, học hình thức
  • Đưa ra giải pháp về cách học

=> Lợi ích lâu bền của việc học chân chính.

III Luyện tập bài Bàn luận về phép học

Sự cần thiết và tác dụng của phương pháp ” học đi đôi với hành”Học là quá trình con người tiếp thu tri thức, kiến thức mới mà trước đây ta chưa được biết đến. Nguồn kiến thức đó có thể về nhiều lĩnh vực khác nhau như: lịch sử, địa lí, văn hóa, xã hội, khoa học,… Tuy các lĩnh vực có nguồn kiến thức vô cùng rộng lớn và đang dạng nhưng suy cho cùng, khi ta tiếp nhận kiến thức ấy trên bề mặt lí thuyết thôi thì không có gì hữu dụng mà ắt chúng ta phải thực hành và luyện tập tràu dồi các bài học, kĩ năng ấy để có thể áp dụng vào chính đời sống của chúng ta. Học nếu không hành thì chỉ là lí thuyết viển vông, học mà không hành thì mọi kiến thức có thể bị lãng quên theo thời gian khiến chúng ta mất công vô ích. Vì vậy, người xưa thường dạy: Học đi đôi với hành. Song song hai việc giúp con người ta xây dựng một nền tảng kiến thức và kĩ năng nhất định trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply