Hoá học 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối

Or you want a quick look: Lý thuyết Hóa 9 bài 9: Tính chất hóa học của muối

Hoá học 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về phân loại, tính chất hóa học và dấu hiệu nhận biết của muối. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 9 chương 1 trang 33.

Việc giải Hóa 9 bài 9 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Hóa 9 bài 9: Tính chất hóa học của muối

I. Tính chất hóa học của muối

1. Tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

  • Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
  • Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

2. Tác dụng với axit

Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Ví dụ:

  • AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3
  • CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ:

  • AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
  • BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4

4. Tác dụng với dung dịch bazơ

Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ:

  • K2CO3 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaCO3
  • CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

5. Phản ứng phân hủy muối

Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch

1. Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Ví dụ:

  • CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2
  • K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.

Chú thích: Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Ví dụ:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Giải bài tập Hóa 9 Bài 9 trang 33

Câu 1

Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:

a) Chất khí.

b) Chất kết tủa.

Viết các phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án

a) Tạo ra chất khí, ví dụ muối cacbonat (CaCO3, Na2CO3, NaHCO3) hoặc dung dịch muối sunfit (Na2SO3) tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng):

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 ↑ + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O

b) Tạo chất kết tủa, ví dụ dung dịch muối (BaCl2, Ba(CH3COO)2, Ba(NO3)2 …) tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa BaSO4.

READ  Chọn IC điều khiển nguồn AC/DC

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Ba(CH3COO)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CH3COOH

Hoặc những dung dịch muối bari tác dụng với dung dịch muối cacbonat (Na2CO3, K2CO3) tạo ra BaCO3 kết tủa.

Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaNO3.

Câu 2

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch muối sau: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

– Dùng dd NaCl có sẵn trong phòng thí nghiệm lần lượt cho vào từng mẫu thử trên:

+ Có kết tủa trắng xuất hiện đó là sản phẩm của AgNO3.

PTHH: NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

+ Không có hiện tượng gì là CuSO4 và NaCl

– Dùng dung dịch NaOH có trong phòng thí nghiệm cho vào 2 mẫu còn lại:

+ Mẫu nào có kết tủa đó là sản phẩm của CuSO4.

PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.

+ Còn lại là NaCl.

Câu 3

Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:

a) Dung dịch NaOH.

b) Dung dịch HCl.

c) Dung dịch AgNO3.

Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án

a) Tác dụng với dung dịch NaOH là dung dịch các muối Mg(NO3)2 và CuCl2 vì sinh ra

Mg(OH)2 kết tủa, Cu(OH)2 kết tủa.

Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaNO3

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

b) Không muối nào tác dụng với dung dịch HCl.

c) Tác dụng với dung dịch AgNO3 là dung dịch muối CuCl2 tạo AgCl kết tủa trắng.

CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Cu(NO3)2.

Câu 4

Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (0) nếu không:

Na2CO3KClNa2SO4NaNO3
Pb(NO3)2
BaCl2

Hãy viết phương trình hóa học ở ô có dấu (x).

Gợi ý đáp án

Na2CO3KClNa2SO4NaNO3
Pb(NO3)2xxxo
BaCl2xoxo

Phương trình hóa học của các phản ứng:

Pb(NO3)2 + Na2CO3 → PbCO3 ↓ + 2NaNO3

Pb(NO3)2 + 2KCl → PbCl2 ↓ + 2KNO3

Pb(NO3)2 + Na2SO4 → PbSO4 ↓ + 2NaNO3

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaCl

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaCl.

Câu 5

Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

a) Không có hiện tượng nào xảy ra.

b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.

c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.

d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.

Giải thích cho sự lựa chọn đó và viết phương trình phản ứng xảy ra.

Gợi ý đáp án

Câu c đúng.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng sinh ra bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng (tạo thành FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu sẽ bị nhạt dần.

(Lưu ý: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng)

Câu 6

Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO3.

a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.

c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.

Gợi ý đáp án

CaCl2 + 2AgNO3 -> 2AgCl+ Ca(NO3)2

a) Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng là AgCl

b) mAgCl=1,435 gam

c) dd sau phản ứng có chứa

0,015 (mol) CaCl2

0,005 mol Ca(NO3)2

CMcaCl2=0,15M và CMca(NO3)2 = 0,05 M.

Hoá học 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về phân loại, tính chất hóa học và dấu hiệu nhận biết của muối. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 9 chương 1 trang 33.

Việc giải Hóa 9 bài 9 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Hóa 9 bài 9: Tính chất hóa học của muối

I. Tính chất hóa học của muối

1. Tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

  • Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
  • Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

2. Tác dụng với axit

Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Ví dụ:

  • AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3
  • CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ:

  • AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
  • BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4

4. Tác dụng với dung dịch bazơ

Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ:

  • K2CO3 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaCO3
  • CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

5. Phản ứng phân hủy muối

Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch

1. Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Ví dụ:

  • CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2
  • K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.

Chú thích: Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Ví dụ:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Giải bài tập Hóa 9 Bài 9 trang 33

Câu 1

Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:

a) Chất khí.

b) Chất kết tủa.

Viết các phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án

a) Tạo ra chất khí, ví dụ muối cacbonat (CaCO3, Na2CO3, NaHCO3) hoặc dung dịch muối sunfit (Na2SO3) tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng):

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 ↑ + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O

b) Tạo chất kết tủa, ví dụ dung dịch muối (BaCl2, Ba(CH3COO)2, Ba(NO3)2 …) tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa BaSO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Ba(CH3COO)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CH3COOH

Hoặc những dung dịch muối bari tác dụng với dung dịch muối cacbonat (Na2CO3, K2CO3) tạo ra BaCO3 kết tủa.

Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaNO3.

Câu 2

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch muối sau: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

– Dùng dd NaCl có sẵn trong phòng thí nghiệm lần lượt cho vào từng mẫu thử trên:

+ Có kết tủa trắng xuất hiện đó là sản phẩm của AgNO3.

PTHH: NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

+ Không có hiện tượng gì là CuSO4 và NaCl

– Dùng dung dịch NaOH có trong phòng thí nghiệm cho vào 2 mẫu còn lại:

+ Mẫu nào có kết tủa đó là sản phẩm của CuSO4.

PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.

+ Còn lại là NaCl.

Câu 3

Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:

a) Dung dịch NaOH.

b) Dung dịch HCl.

c) Dung dịch AgNO3.

Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án

a) Tác dụng với dung dịch NaOH là dung dịch các muối Mg(NO3)2 và CuCl2 vì sinh ra

Mg(OH)2 kết tủa, Cu(OH)2 kết tủa.

Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaNO3

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

b) Không muối nào tác dụng với dung dịch HCl.

c) Tác dụng với dung dịch AgNO3 là dung dịch muối CuCl2 tạo AgCl kết tủa trắng.

CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Cu(NO3)2.

Câu 4

Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (0) nếu không:

Na2CO3KClNa2SO4NaNO3
Pb(NO3)2
BaCl2

Hãy viết phương trình hóa học ở ô có dấu (x).

Gợi ý đáp án

Na2CO3KClNa2SO4NaNO3
Pb(NO3)2xxxo
BaCl2xoxo

Phương trình hóa học của các phản ứng:

Pb(NO3)2 + Na2CO3 → PbCO3 ↓ + 2NaNO3

Pb(NO3)2 + 2KCl → PbCl2 ↓ + 2KNO3

Pb(NO3)2 + Na2SO4 → PbSO4 ↓ + 2NaNO3

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaCl

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaCl.

Câu 5

Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

a) Không có hiện tượng nào xảy ra.

b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.

c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.

d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.

Giải thích cho sự lựa chọn đó và viết phương trình phản ứng xảy ra.

Gợi ý đáp án

Câu c đúng.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng sinh ra bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng (tạo thành FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu sẽ bị nhạt dần.

(Lưu ý: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng)

Câu 6

Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO3.

a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.

c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.

Gợi ý đáp án

CaCl2 + 2AgNO3 -> 2AgCl+ Ca(NO3)2

a) Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng là AgCl

b) mAgCl=1,435 gam

c) dd sau phản ứng có chứa

0,015 (mol) CaCl2

0,005 mol Ca(NO3)2

CMcaCl2=0,15M và CMca(NO3)2 = 0,05 M.

See more articles in the category: TIN TỨC
READ  Hướng dẫn sử dụng phần mềm Aegisub làm phụ đề cho video

Leave a Reply