Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa

Or you want a quick look: Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định mới về xuất xứ hàng hóa đối với hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu. Thông tư 05/2018/TT-BCT gồm 4 chương, 12 điều và các văn bản kèm theo. 

  • Nghị định 31/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
  • Nghị định 10/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
  • Nghị định 28/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phát triển ngoại thương

Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 03/4/2018.

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 05/2018/TT-BCTHà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2018

THÔNG TƯ 
QUY ĐỊNH VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về xuất xứ hàng hóa.

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa và kê khai xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với thương nhân, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. C/O là từ viết tắt của “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa”.

2. CNM là từ viết tắt của “Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ”.

3. Hệ thống hài hòa là cụm từ viết tắt của thuật ngữ “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” được định nghĩa tại Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới, trong đó bao gồm tất cả các ghi chú đã có hiệu lực và được sửa đổi sau này.

4. Quy tắc cụ thể mặt hàng là quy tắc yêu cầu nguyên liệu trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc trải qua một công đoạn gia công cụ thể, hoặc đáp ứng tỷ lệ Phần trăm giá trị hay kết hợp của các tiêu chí vừa nêu.

5. Trị giá CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. Trị giá CIF được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan.

6. Trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá FOB được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan.

Chương II. CÁCH XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA


Điều 4. Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa

Hàng hóa được xác định xuất xứ theo quy định tại Thông tư này có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.

Điều 5. Quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi

1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.

2. Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.

Điều 6. Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi

1. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).

2. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP. Các tiêu chí xuất xứ hàng hóa không ưu đãi tại Phụ lục I được xác định như sau:

a) Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC): là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.

b) Tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (sau đây gọi tắt là LVC): được tính theo công thức quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. LVC được tính theo một trong hai công thức sau:

a) Công thức trực tiếp:

LVC =Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuấtx 100%
Trị giá FOB

b) Công thức gián tiếp:

LVC =

Trị giá FOB

Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất

___________________________________________

x 100%

Trị giá FOB

Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp để tính LVC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính đó. Việc kiểm tra, xác minh tiêu chí LVC đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần dựa trên công thức tính LVC mà nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O đã sử dụng.

4. Để tính LVC theo công thức nêu tại Khoản 3 Điều này, trị giá nguyên liệu và các chi phí trong toàn bộ quá trình sản xuất ra hàng hóa được xác định cụ thể như sau:

a) “Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” bao gồm trị giá CIF của nguyên liệu thu mua hoặc sản xuất trong nước có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, các chi phí khác và lợi nhuận.

b) “Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” là trị giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đối với nguyên liệu có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ khác; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng.

c) “Trị giá FOB” là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau: “Trị giá FOB = Giá xuất xưởng + các chi phí khác”.

– “Giá xuất xưởng” = Chi phí xuất xưởng + Lợi nhuận;

– “Chi phí xuất xưởng” = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp;

– “Chi phí nguyên liệu” bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm đối với nguyên vật liệu đó;

– “Chi phí nhân công trực tiếp” bao gồm lương, các Khoản thưởng và những Khoản phúc lợi khác có liên quan đến quá trình sản xuất;

– “Chi phí phân bổ trực tiếp” bao gồm: Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các Khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà máy; bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa); các nhu yếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện và các nhu yếu phẩm khác đóng góp trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất); nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; khuôn dập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị; tiền bản quyền sáng chế (có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng trong việc sản xuất hàng hóa hoặc quyền sản xuất hàng hóa); kiểm tra và thử nghiệm nguyên liệu và hàng hóa; lưu trữ trong nhà máy; xử lý các chất thải; các nhân tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên liệu như chi phí cảng và chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối với các thành Phần phải chịu thuế;

READ  Lời bài hát Sài Gòn hôm nay mưa

– “Các chi phí khác” là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu, bao gồm nhưng không giới hạn bởi chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí tại cảng, phí hoa hồng, phí dịch vụ, và các phí có liên quan trong quá trình đưa hàng lên tàu để xuất khẩu.

5. Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn tiêu chí xuất xứ nêu tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này để kê khai, cam kết xuất xứ phù hợp với bản chất hàng hóa được sản xuất ra với Điều kiện hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ đó và các quy định khác thuộc Chương III Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

Điều 7. Kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa

1. Thương nhân đề nghị cấp C/O sử dụng các mẫu sau để kê khai, cam kết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP:

a) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy” (WO) theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không có hóa đơn giá trị gia tăng;

b) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy” (WO) theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và có hóa đơn giá trị gia tăng;

c) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy trong khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (WO-AK) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp hàng hóa đáp ứng tiêu chí “WO-AK” theo quy định về quy tắc xuất xứ của Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc;

d) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (CTC) theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt “Tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa” (De Minimis) theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (LVC) theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;

g) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Hàm lượng giá trị khu vực” (RVC) theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;

h) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hoặc nhiều nước thành viên” (PE) theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp hàng hóa đáp ứng tiêu chí “PE” theo quy định về quy tắc xuất xứ của một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

2. Trường hợp thương nhân đề nghị cấp C/O không phải là nhà sản xuất, thương nhân đề nghị cấp C/O có trách nhiệm yêu cầu nhà sản xuất kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa theo các mẫu nêu tại Khoản 1 Điều này và cung cấp các chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa để hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp C/O theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

3. Trường hợp nguyên liệu hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước và sử dụng trong công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác, thương nhân đề nghị cấp C/O có trách nhiệm yêu cầu nhà sản xuất hay nhà cung cấp nguyên liệu hoặc hàng hóa đó kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này và cung cấp cho thương nhân đề nghị cấp C/O để hoàn thiện hồ sơ cấp C/O theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

4. Các mẫu kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa nêu tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được đăng tải dưới dạng điện tử trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp C/O được Bộ Công Thương ủy quyền.

Chương III. HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O, TỜ KHAI BỔ SUNG C/O VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNG HÓA KHÔNG THAY ĐỔI XUẤT XỨ


Điều 8. Kê khai C/O

1. C/O mẫu B của Việt Nam cấp cho hàng hóa xuất khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai C/O mẫu B của Việt Nam cụ thể như sau:

a) Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên nước xuất khẩu

b) Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước nhập khẩu

c) Ô trên cùng bên phải: số tham chiếu của C/O (dành cho cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O)

d) Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng đường hàng không thì khai báo “by air”, số hiệu chuyến bay, tên cảng hàng không dỡ hàng; nếu gửi bằng đường biển thì khai báo tên tàu và tên cảng dỡ hàng)

đ) Ô số 4: tên cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O, địa chỉ, tên nước

e) Ô số 5: Mục dành riêng cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu

g) Ô số 6: mô tả hàng hóa và mã HS; ký hiệu và số hiệu của kiện hàng

h) Ô số 7: trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng khác

i) Ô số 8: số và ngày phát hành hóa đơn thương mại

k) Ô số 9: nơi cấp C/O, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O

l) Ô số 10: địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O và chữ ký của người xuất khẩu (dành cho thương nhân đề nghị cấp C/O).

2. Trong trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định riêng về các loại mẫu C/O ưu đãi, việc kê khai C/O thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định của nước nhập khẩu.

Điều 9. Kê khai Tờ khai bổ sung C/O

1. Trong trường hợp nhiều mặt hàng không thể kê khai trên cùng một C/O mẫu B của Việt Nam, thương nhân đề nghị cấp C/O sử dụng Tờ khai bổ sung C/O mẫu B của Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này. Tờ khai bổ sung C/O mẫu B được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai Tờ khai bổ sung C/O mẫu B của Việt Nam bao gồm số tham chiếu giống như số tham chiếu của C/O và theo hướng dẫn từ điểm g đến điểm 1 Khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

2. Trong trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định riêng về các loại mẫu Tờ khai bổ sung C/O hoặc hướng dẫn riêng cách kê khai nhiều mặt hàng trên cùng một C/O, việc kê khai Tờ khai bổ sung C/O thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định của nước nhập khẩu.

Điều 10. Kê khai CNM

CNM do các cơ quan, tổ chức cấp C/O cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai CNM cụ thể như sau:

1. Ô số 1: tên giao dịch của thương nhân, địa chỉ, tên nước

2. Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước nhập khẩu

3. Ô số 3: nước xuất xứ của hàng hóa

4. Ô số 4: nước đến cuối cùng của hàng hóa

5. Ô số 5: ngày hàng hóa đến Việt Nam, tên phương tiện vận tải và số chuyến

6. Ô số 6: ngày hàng hóa rời Việt Nam, tên phương tiện vận tải và số chuyến

7. Ô số 7: mô tả hàng hóa và mã HS theo mã HS trên bản gốc C/O do nước xuất khẩu đầu tiên cấp (nếu có); ký hiệu và số hiệu của kiện hàng

8. Ô số 8: trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng khác

9. Ô số 9: số và ngày phát hành hóa đơn thương mại

10. Ô số 10: địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp CNM và chữ ký của thương nhân (dành cho thương nhân đề nghị cấp CNM)

11. Ô số 11: địa điểm cấp CNM, ngày tháng năm cấp CNM, chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp CNM.

Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này được đăng tải công khai hoặc được niêm yết tại:

a) Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ: www.moit.gov.vn;

b) Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn;

c) Trụ sở của các cơ quan, tổ chức cấp C/O.

2. Các cơ quan, tổ chức cấp C/O có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cụ thể, rõ ràng các quy định trong Thông tư này cho thương nhân đề nghị cấp C/O.

3. Trường hợp có vướng mắc trong quá trình thực hiện, thương nhân đề nghị cấp C/O, cơ quan, tổ chức cấp C/O và các tổ chức, cá nhân có liên quan liên hệ với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 4 năm 2018./.

Nơi nhận:BỘ TRƯỞNG
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các Sở Công Thương
– Viện KSND tối cao, Tòa án ND tối cao;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản QPPL, Cục Kiểm soát TTHC);
– Công báo;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Công Thương;
– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
– Các Ban quản lý các KCN và KCX (36);
– Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực (19);
– Lưu: VT, XNK(10).
Trần Tuấn Anh
READ  Gia chủ tuổi Ngọ chọn tuổi gì xông đất, xông nhà 2021?

Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa là văn bản pháp luật, thuộc lĩnh vực Thương mại, Xuất nhập khẩu. Thông tư 05/2018/TT-BCT có file đính kèm, bạn phải tải Thông tư 05 2018 về để xem toàn bộ nội dung.

Thuộc tính văn bản

Cơ quan ban hành:Bộ Công thươngNgười ký:Trần Tuấn Anh
Số hiệu:05/2018/TT-BCTLĩnh vực:Thương mại, Xuất nhập khẩu
Ngày ban hành:03/04/2018Ngày hiệu lực:03/04/2018
Loại văn bản:Thông tưNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực

Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định mới về xuất xứ hàng hóa đối với hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu. Thông tư 05/2018/TT-BCT gồm 4 chương, 12 điều và các văn bản kèm theo. 

  • Nghị định 31/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
  • Nghị định 10/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
  • Nghị định 28/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phát triển ngoại thương

Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 03/4/2018.

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 05/2018/TT-BCTHà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2018

THÔNG TƯ 
QUY ĐỊNH VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về xuất xứ hàng hóa.

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa và kê khai xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với thương nhân, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. C/O là từ viết tắt của “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa”.

2. CNM là từ viết tắt của “Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ”.

3. Hệ thống hài hòa là cụm từ viết tắt của thuật ngữ “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” được định nghĩa tại Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới, trong đó bao gồm tất cả các ghi chú đã có hiệu lực và được sửa đổi sau này.

4. Quy tắc cụ thể mặt hàng là quy tắc yêu cầu nguyên liệu trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc trải qua một công đoạn gia công cụ thể, hoặc đáp ứng tỷ lệ Phần trăm giá trị hay kết hợp của các tiêu chí vừa nêu.

5. Trị giá CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. Trị giá CIF được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan.

6. Trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá FOB được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan.

Chương II. CÁCH XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA


Điều 4. Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa

Hàng hóa được xác định xuất xứ theo quy định tại Thông tư này có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.

Điều 5. Quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi

1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.

2. Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.

Điều 6. Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi

1. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).

2. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP. Các tiêu chí xuất xứ hàng hóa không ưu đãi tại Phụ lục I được xác định như sau:

a) Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC): là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.

b) Tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (sau đây gọi tắt là LVC): được tính theo công thức quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. LVC được tính theo một trong hai công thức sau:

a) Công thức trực tiếp:

LVC =Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuấtx 100%
Trị giá FOB

b) Công thức gián tiếp:

LVC =

Trị giá FOB

Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất

___________________________________________

x 100%

Trị giá FOB

Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp để tính LVC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính đó. Việc kiểm tra, xác minh tiêu chí LVC đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần dựa trên công thức tính LVC mà nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O đã sử dụng.

4. Để tính LVC theo công thức nêu tại Khoản 3 Điều này, trị giá nguyên liệu và các chi phí trong toàn bộ quá trình sản xuất ra hàng hóa được xác định cụ thể như sau:

a) “Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” bao gồm trị giá CIF của nguyên liệu thu mua hoặc sản xuất trong nước có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, các chi phí khác và lợi nhuận.

b) “Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” là trị giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đối với nguyên liệu có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ khác; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng.

c) “Trị giá FOB” là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau: “Trị giá FOB = Giá xuất xưởng + các chi phí khác”.

– “Giá xuất xưởng” = Chi phí xuất xưởng + Lợi nhuận;

– “Chi phí xuất xưởng” = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp;

– “Chi phí nguyên liệu” bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm đối với nguyên vật liệu đó;

– “Chi phí nhân công trực tiếp” bao gồm lương, các Khoản thưởng và những Khoản phúc lợi khác có liên quan đến quá trình sản xuất;

– “Chi phí phân bổ trực tiếp” bao gồm: Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các Khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà máy; bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa); các nhu yếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện và các nhu yếu phẩm khác đóng góp trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất); nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; khuôn dập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị; tiền bản quyền sáng chế (có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng trong việc sản xuất hàng hóa hoặc quyền sản xuất hàng hóa); kiểm tra và thử nghiệm nguyên liệu và hàng hóa; lưu trữ trong nhà máy; xử lý các chất thải; các nhân tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên liệu như chi phí cảng và chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối với các thành Phần phải chịu thuế;

– “Các chi phí khác” là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu, bao gồm nhưng không giới hạn bởi chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí tại cảng, phí hoa hồng, phí dịch vụ, và các phí có liên quan trong quá trình đưa hàng lên tàu để xuất khẩu.

5. Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn tiêu chí xuất xứ nêu tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này để kê khai, cam kết xuất xứ phù hợp với bản chất hàng hóa được sản xuất ra với Điều kiện hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ đó và các quy định khác thuộc Chương III Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

Điều 7. Kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa

1. Thương nhân đề nghị cấp C/O sử dụng các mẫu sau để kê khai, cam kết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP:

a) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy” (WO) theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không có hóa đơn giá trị gia tăng;

b) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy” (WO) theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và có hóa đơn giá trị gia tăng;

c) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy trong khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (WO-AK) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp hàng hóa đáp ứng tiêu chí “WO-AK” theo quy định về quy tắc xuất xứ của Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc;

d) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (CTC) theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt “Tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa” (De Minimis) theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (LVC) theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;

g) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Hàm lượng giá trị khu vực” (RVC) theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;

h) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hoặc nhiều nước thành viên” (PE) theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp hàng hóa đáp ứng tiêu chí “PE” theo quy định về quy tắc xuất xứ của một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

2. Trường hợp thương nhân đề nghị cấp C/O không phải là nhà sản xuất, thương nhân đề nghị cấp C/O có trách nhiệm yêu cầu nhà sản xuất kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa theo các mẫu nêu tại Khoản 1 Điều này và cung cấp các chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa để hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp C/O theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

3. Trường hợp nguyên liệu hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước và sử dụng trong công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác, thương nhân đề nghị cấp C/O có trách nhiệm yêu cầu nhà sản xuất hay nhà cung cấp nguyên liệu hoặc hàng hóa đó kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này và cung cấp cho thương nhân đề nghị cấp C/O để hoàn thiện hồ sơ cấp C/O theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

4. Các mẫu kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa nêu tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được đăng tải dưới dạng điện tử trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp C/O được Bộ Công Thương ủy quyền.

Chương III. HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O, TỜ KHAI BỔ SUNG C/O VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNG HÓA KHÔNG THAY ĐỔI XUẤT XỨ


Điều 8. Kê khai C/O

1. C/O mẫu B của Việt Nam cấp cho hàng hóa xuất khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai C/O mẫu B của Việt Nam cụ thể như sau:

a) Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên nước xuất khẩu

b) Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước nhập khẩu

c) Ô trên cùng bên phải: số tham chiếu của C/O (dành cho cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O)

d) Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng đường hàng không thì khai báo “by air”, số hiệu chuyến bay, tên cảng hàng không dỡ hàng; nếu gửi bằng đường biển thì khai báo tên tàu và tên cảng dỡ hàng)

đ) Ô số 4: tên cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O, địa chỉ, tên nước

e) Ô số 5: Mục dành riêng cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu

g) Ô số 6: mô tả hàng hóa và mã HS; ký hiệu và số hiệu của kiện hàng

h) Ô số 7: trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng khác

i) Ô số 8: số và ngày phát hành hóa đơn thương mại

k) Ô số 9: nơi cấp C/O, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O

l) Ô số 10: địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O và chữ ký của người xuất khẩu (dành cho thương nhân đề nghị cấp C/O).

2. Trong trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định riêng về các loại mẫu C/O ưu đãi, việc kê khai C/O thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định của nước nhập khẩu.

Điều 9. Kê khai Tờ khai bổ sung C/O

1. Trong trường hợp nhiều mặt hàng không thể kê khai trên cùng một C/O mẫu B của Việt Nam, thương nhân đề nghị cấp C/O sử dụng Tờ khai bổ sung C/O mẫu B của Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này. Tờ khai bổ sung C/O mẫu B được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai Tờ khai bổ sung C/O mẫu B của Việt Nam bao gồm số tham chiếu giống như số tham chiếu của C/O và theo hướng dẫn từ điểm g đến điểm 1 Khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

2. Trong trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định riêng về các loại mẫu Tờ khai bổ sung C/O hoặc hướng dẫn riêng cách kê khai nhiều mặt hàng trên cùng một C/O, việc kê khai Tờ khai bổ sung C/O thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định của nước nhập khẩu.

Điều 10. Kê khai CNM

CNM do các cơ quan, tổ chức cấp C/O cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai CNM cụ thể như sau:

1. Ô số 1: tên giao dịch của thương nhân, địa chỉ, tên nước

2. Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước nhập khẩu

3. Ô số 3: nước xuất xứ của hàng hóa

4. Ô số 4: nước đến cuối cùng của hàng hóa

5. Ô số 5: ngày hàng hóa đến Việt Nam, tên phương tiện vận tải và số chuyến

6. Ô số 6: ngày hàng hóa rời Việt Nam, tên phương tiện vận tải và số chuyến

7. Ô số 7: mô tả hàng hóa và mã HS theo mã HS trên bản gốc C/O do nước xuất khẩu đầu tiên cấp (nếu có); ký hiệu và số hiệu của kiện hàng

8. Ô số 8: trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng khác

9. Ô số 9: số và ngày phát hành hóa đơn thương mại

10. Ô số 10: địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp CNM và chữ ký của thương nhân (dành cho thương nhân đề nghị cấp CNM)

11. Ô số 11: địa điểm cấp CNM, ngày tháng năm cấp CNM, chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp CNM.

Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này được đăng tải công khai hoặc được niêm yết tại:

a) Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ: www.moit.gov.vn;

b) Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn;

c) Trụ sở của các cơ quan, tổ chức cấp C/O.

2. Các cơ quan, tổ chức cấp C/O có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cụ thể, rõ ràng các quy định trong Thông tư này cho thương nhân đề nghị cấp C/O.

3. Trường hợp có vướng mắc trong quá trình thực hiện, thương nhân đề nghị cấp C/O, cơ quan, tổ chức cấp C/O và các tổ chức, cá nhân có liên quan liên hệ với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 4 năm 2018./.

Nơi nhận:BỘ TRƯỞNG
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các Sở Công Thương
– Viện KSND tối cao, Tòa án ND tối cao;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản QPPL, Cục Kiểm soát TTHC);
– Công báo;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Công Thương;
– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
– Các Ban quản lý các KCN và KCX (36);
– Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực (19);
– Lưu: VT, XNK(10).
Trần Tuấn Anh

Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa là văn bản pháp luật, thuộc lĩnh vực Thương mại, Xuất nhập khẩu. Thông tư 05/2018/TT-BCT có file đính kèm, bạn phải tải Thông tư 05 2018 về để xem toàn bộ nội dung.

See more articles in the category: TIN TỨC
READ  Mẫu Kế hoạch giáo dục của giáo viên năm học 2021 – 2022 (10 mẫu)

Leave a Reply