Top 10 Cách học thuộc bài nhanh nhất

Or you want a quick look:

Học tập là quốc sách hàng đầu, nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của việc học, như các bạn đã biết học tập là cả một quá trình lâu dài cần có sự tập trung sự nỗ lực và cố gắng của các em học sinh nhằm đạt được thành tích cao, và để làm được điều đó đòi hỏi cần phải trải qua quá trình rèn luyện, cần biết cách học thuộc bài nhanh và nhớ lâu nhất, vì vậy để giúp các bạn có những cách học phù hợp sau đây tôi sẽ giới thiệu tới bạn một số cách để dễ học thuộc nhất như sau.

Cần hiểu nội dung bài học

Đây không còn là yêu cầu mà là bắt buộc bạn phải hiểu nội dung bài học bạn mới có thể học được bài, nếu bạn không hiểu dù bạn có cố gắng thế nào cũng không thể học thuộc được hoặc nếu có học thuộc thì bạn cũng không thể nhớ lâu được mà “học trước quên sau” . Học không hiểu nội dung đề cập đến vấn đề gì thì thực chất bạn đang không nắm được bản chất.

Để hiểu nội dung bài học thì bạn cần đọc hết bài để có sự chuẩn bị tốt khi bắt tay vào học thuộc. Đặc biệt là học thuộc những nội dung dài. Khi bạn đọc qua rồi bạn sẽ hình dung ra được sườn của bài, và trong đầu bạn đã có thể suy nghĩ được cách tiếp nhận những kiến thức đó như thế nào.

Đọc hết nội dung,để hiểu được văn bản viết gì. Và chỉ khi bạn nắm được nội dung chính bạn sẽ dễ dàng thuộc hơn, nhớ lâu hơn. Bạn nhớ cô đọng kiến thức bằng cách vừa đọc bài vừa ngẫm nghĩ nhé. Cho nên nếu là những kiến thức trên lớp thì phải trung nghe giảng chỗ nào không hiểu cần hỏi ngay thầy cô hay tham khảo bạn bè, còn nếu là nội dung bạn tự tìm thì đọc hết đến khi bạn hiểu nội dung bài rồi thì sẽ rất dễ để học thuộc.

Cần nghe giảng trên lớp để hiểu nội dung
Cần hiểu nội dung bài học

Tóm tắt nội dung của bài

Có rất nhiều môn học lượng kiến thức trong một bài khá rộng, đôi khi chỉ cần nhìn vào những trang giấy đã khiến bạn có thấy nhụt trí. Nhìn những quyển giáo trình dậy cộp, dù là bạn có học thuộc giỏi đến đâu thì bạn cũng cảm thấy sợ và ít nhiều buồn ngủ.

Để khắc phục sự sợ hãi khi đối mặt với những kiến thức dài dòng thì bạn cần tóm tắt nội dung chính của bài học. Mục đích là vừa tổng hợp được kiến thức trọng tâm của bài, mà khi bạn nhìn vào đó bạn sẽ thấy rất dễ nhìn dễ hiểu. Kiến thức diễn giải ra ví dụ ra thì rất nhiều nhưng chỉ khi bạn đọc và tóm tắt những nội dụng chính, mới có thể thâu tóm được kiến thức. Cách tóm tắt trước hết bạn đọc hết nội dung cần học, sau đó ghi chép lại ra nháp tóm tắt nội dung, bên cạnh đó bạn có thể gạch chân trong sách những đoạn cần nhớ. Nhiều khi nội dung chính cả bài dài mấy trang giấy chỉ cần tóm tắt lại trong lòng bàn tay, cũng chính vì điều này, kích thích hứng thú học tập cho người biết cách học.

Tóm tắt nội dung của bài
Tóm tắt nội dung của bài
Tóm tắt nội dung của bài
Tóm tắt nội dung của bài

Xác định luận điểm, ghi từ khóa

Sau khi bạn đã tóm tắt nội dung của bài rồi bạn cần chia nội dung ra từng đoạn nhỏ, mỗi đoạn sẽ có một luận điểm chính, việc bạn chia ra như vậy rất hiệu quả, yêu cầu tiếp nhận một chút một sẽ nhanh hơn rất nhiều so với cùng lúc bạn phải tiếp nhận một khối lượng lớn kiến thức.

READ  Lời chúc Trung Thu ngắn gọn, ý nghĩa hay nhất cho mọi người | Vuidulich.vn

Việc bạn phân tích, xác định luận điểm chính giúp bạn sẽ dễ dàng suy luận và học thuộc các luận cứ luận chứng, đồng thời bạn luôn luôn sẵn sàng ghi ra những từ khóa trong luận điểm để làm sao nhìn thấy từ đó bạn đã nghĩ ra ngay nó nằm ở đâu và nội dung hướng đến là gì. Một công cụ giúp bạn làm điều đó chính là hãy chuẩn bị cho mình một vài màu mực. Bạn có thể mua loại bút nhớ, và việc bạn tô vào những từ khóa, giúp bạn để ý nó hơn, dễ nhớ hơn rất nhiều.

Xác định luận điểm, ghi từ khóa
Xác định luận điểm, ghi từ khóa
Xác định luận điểm, ghi từ khóa
Xác định luận điểm, ghi từ khóa

Kết hợp vừa học vừa ghi

Sau khi đã định hình được nội dung, hãy đọc lại và bắt tay vào học; bạn nên vừa đọc bài vừa ghi chép lại nội dung đang đọc, bởi đây là cách rất hiệu quả giúp bạn dễ nhớ hơn. Khi bạn học bài, học đến nội dung nào thì đồng thời miệng nhẩm bài, đầu suy nghĩ và tay viết, cần có sự kết hợp giữa các yếu tố đó mật thiết với nhau. Việc bạn ghi chép lại cần phải có sự chọn lọc, đó là nhắm tới những luận điểm của từng đoạn nếu nhanh tay bạn có thể ghi thêm các nội dung phụ ra để bổ sung. Vừa đọc vừa ghi giúp bộ não của bạn ngẫm nghĩ cô đọng kiến thức hơn nên đây cũng là một cách thức để nhớ.

Riêng các công thức phức tạp, bạn có thể ghi lại nhiều lần để dễ nhớ hơn. Lưu ý rằng với những công thức ngoài việc phải học thuộc ra thì bạn nên làm nhiều bài tập ứng dụng các công thức đó để hiểu và nhớ thuộc lâu hơn.

Kết hợp vừa học vừa ghi
Kết hợp vừa học vừa ghi
Kết hợp vừa học vừa ghi
Kết hợp vừa học vừa ghi

Học nhẩm và đọc thành tiếng

Học nhẩm hay đọc thành tiếng là hai cách thức khác nhau. Tuy nhiên cả hai cách này đều rất hiệu quả, nhưng bạn chú ý để học nhẩm đạt hiệu quả cao nhất bạn cần hết sức tập trung cao độ, đồng thời lựa chọn cho mình một chỗ ngồi yên tĩnh không bị ai tác động. Khi bạn nhẩm bài sẽ có sự tập trung tối đa của bộ não.

Tương tự như vậy, nếu không ngại hãy tìm một chỗ yên tĩnh, chỉ có một mình để đọc bài thành tiếng. Đây là một cách thức bắt buộc não bộ phải nhớ. Cái này có ưu điểm cho những bạn hay bị mất tập trung. Bạn học nhẩm hay bạn đọc thành tiếng, tốt nhất nên đọc từng đoạn. Sau khi hết bài thì ghép nội dung lại với nhau. Nếu có chỗ nào bạn quên cố gắng tập trung lại để nhớ đừng nhờ sự trợ giúp của sách vở, có như thế kiến thức bạn thu được sẽ nhớ lâu hơn đó.

Học nhẩm và đọc thành tiếng
Học nhẩm và đọc thành tiếng
Học nhẩm và đọc thành tiếng
Học nhẩm và đọc thành tiếng

Học theo nhóm

Tưởng chừng như khi ở cùng nhau các bạn khó cho việc học thuộc lòng, tuy nhiên không hẳn là như vậy. Các bạn có thể trực tiếp thử để biết được hiệu quả của cách học này. Khi bạn học theo nhóm, ví dụ một bạn nêu ra luận điểm thì các bạn còn lại cần đưa ra các nội dung để chứng minh sự đúng đắn cho luận điểm đó , thì việc các bạn tranh luận qua lại đã gắn sâu kiến thức đó vào trí nhớ rồi, ngoài ra còn kích thích được khả năng tư duy, không những thế việc tranh luận làm cho các bạn có sự cạnh tranh từ đó thúc đẩy nhau học tốt hơn.

Đôi khi học theo nhóm sẽ vỡ vạc được nhiều kiến thức. Và đó là quy luật bù trừ của những người trong cùng một nhóm. Học nhóm sẽ giúp bạn nhận ra điểm mạnh yếu của mình, với những người học cùng bạn, mọi kiến thức đều sẽ được chỉ ra. Ngoài ra mỗi người có một cách ghi chép bài khác nhau, bạn có thể tham khảo được nhiều điều hay ho về cách viết bài của họ, từ đó giúp bạn có được cách học tập tốt hơn.

READ  Hướng dẫn cách quay TikTok đẹp, hay, được nhiều tim

Học nhóm mang tính chất hỗ trợ, hợp tác nhưng đồng thời cũng mang tính cạnh tranh khi tranh luận về một vấn đề gì đó. Nhờ đó các thành viên trong nhóm sẽ có thể tư duy nhanh hơn, có khả năng phản biện và sáng tạo. Môi trường học nhóm đảm bảo việc học hiểu sâu hơn về các kiến thức mà nếu học có thể bạn sẽ bỏ qua.

Nếu bạn chưa được chăm cho lắm thì học nhóm cũng là một cách rất hiệu quả. Học nhóm luôn tạo một tiềm thức trong đầu cho bạn là mọi người sẽ cùng đến học như mình. Khi mà tạo nên một suy nghĩ về sự cân bằng, tại sao mọi người học mà mình lại không? Vì vậy bạn sẽ có trách nhiệm tự giác và tập trung hơn, nhiều động lực hơn trong khi học nhóm.

Học theo nhóm
Học theo nhóm
Học theo nhóm
Học theo nhóm

Liên hệ với thực tế

Liên hệ thực tế vẫn là điều mà khiến học sinh cảm thấy hứng thú và dễ nhớ nhất khi áp dụng dậy học. Vậy cách này sẽ càng hiệu quả hơn nếu bản thân bạn có thể sâu chuỗi các sự kiện đã học để liên hệ đến một hiện tượng thực tế, tự nhiên nào đó. Cách này giúp bạn học nhanh vào hơn và việc học cũng trở nên ý nghĩa hơn.

Đối với những môn học ghi nhớ mà có liên quan đến các mốc sự kiện, hay những môn gắn với cuộc sống như giáo dục công dân, hoặc địa lý, những môn xuất phát từ thực tiễn … thì việc liên hệ với thực tiễn vừa giúp ghi nhớ kiến thức lại vừa tạo ra sự năng động cho các bạn khi được trải nghiệm cuộc sống bên ngoài, ích lợi rất nhiều nó phù hợp với phương châm học và hành. Nắm được các kiến thức cơ bản của bài học, lấy nền tàng giải thích các bản chất của sự vật, các hiện tượng; từ đó mà bạn sẽ không sợ môn học thậm chí yêu thương nó hơn.

Liên hệ với thực tế
Liên hệ với thực tế
Liên hệ với thực tế
Liên hệ với thực tế

Lựa chọn không gian, thời gian hợp lý

Đối với những môn cần thuộc lòng hay những môn tính toán suy luận thì rất cần sự tập trung cao độ. Do đó, yếu tố tránh bị làm phiền được ưu tiên nhất. Có nhiều bạn học trong phòng đóng kín cửa, tránh tiếng ồn bên ngoài, hay có những bạn lựa chọn học lúc nửa đêm, khi tất cả mọi người đi vào giấc ngủ, mọi thứ đều yên tĩnh.

Địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học để hiệu quả cao tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là công viên, vườn cây, phòng riêng… Nơi học gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Có thể học thuộc trong khi đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục (ví dụ đang ngồi thì lại nằm), việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ.

Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường để “nước tới chân mới nhảy”, tức là nếu sáng mai có bài kiểm tra thì tối hôm nay ngủ sớm để sáng dậy sớm học bài… Đúng là đầu óc sẽ rất minh mẫn vào sáng sớm, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất mau. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Còn học buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối (7h – 12h). Nên lưu ý chọn thời gian thoải mái (bạn không bị kẹt công việc hoặc lịch học khác), như thế mới dễ tập trung học hơn.

READ  Toán lớp 5: Luyện tập trang 45

Tóm lại lựa chọn không gian và thời gian hợp lí sẽ giúp bạn học hiệu qả hơn. Chỉ khi các bạn có sự tập trung thì mới có thể tiếp thu kiến thức được nhanh và dễ dàng, ngược lại nếu như đang học mà bên ngoài có tiếng bàn tán hay có người xem phim chắc chắn rằng bạn sẽ bị phân tán suy nghĩ từ đó hiệu quả học không cao.

Lựa chọn không gian, thời gian hợp lý
Lựa chọn không gian, thời gian hợp lý
Lựa chọn không gian, thời gian hợp lý
Lựa chọn không gian, thời gian hợp lý

Tưởng tượng lại nội dung bài học sau khi học xong

Giống như việc củng cố lại kiến thức trên lớp sau mỗi bài học mà giáo viên dặn dò em học sinh, thì việc học ở nhà cũng vậy sau khi học xong bạn cũng cần tưởng tượng lại toàn bộ nội dung xem hôm nay bạn đã họ được những gì, đã nắm bắt được hết hay chưa còn nội dung nào chưa rõ thì đánh dấu lại hôm sau học kỹ hơn. Việc tưởng tượng lại kiến thức làm củng cố bài học bạn được tốt hơn và giúp bạn nhớ lâu.

Bạn cố gắng tưởng tượng nội dung bài học, học dứt điểm theo mục tiêu đã định. Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy qua phần kia. Khi đó bạn sẽ không chắc chắn được phần đầu mà phần sau cũng không đi vào đâu! Khi đã học thuộc bài học cần ôn lại hai ba lần để củng cố, tránh việc mới học xong một lần đã quẳng vở vào xó rồi đi ngủ hay đi xem phim thì ngày mai sẽ quên tất tần tật hết! Bạn nhớ rằng não bộ sẽ làm việc ngay cả khi bạn ngủ. Trước khi ngủ, hãy suy nghĩ lại vấn đề mình đã học, chắc chắn lúc bạn chìm vào giấc ngủ bộ nhớ sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn đấy.

Tưởng tượng lại nội dung bài học sau khi học xong
Tưởng tượng lại nội dung bài học sau khi học xong
Tưởng tượng lại nội dung bài học sau khi học xong
Tưởng tượng lại nội dung bài học sau khi học xong

Tinh thần thoải mái

Một điều quan trọng khi bắt tay vào học bài là bạn phải giữ cho tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng “ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu” mà thôi! Nếu chỗ học của bạn quá bừa bộn, hay ngập tràn rác. Hãy xắn tay lên dọn nó sạch sẽ nó trước. Chỉ như vậy mới làm cho tinh thần bạn thoải mái hơn.

Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị “tẩu hỏa nhập ma” và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào. Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy. Nhưng đừng vừa học vừa ăn bim bim tóp tép. Bạn chỉ nên sử dụng nước, một ly sữa sẽ giúp máu lên não nhanh hơn. Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn.

Tinh thần thoải mái
Tinh thần thoải mái
Tinh thần thoải mái
Tinh thần thoải mái
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply