Bên cạnh chế độ lương thì chế độ nghỉ cũng là một trong những chế độ quan trọng được thầy cô giáo quan tâm.
- Hướng dẫn chế độ làm việc, nghỉ hè của giáo viên khi nghỉ dịch Covid-19
Trong bài viết này, Mobitool giới thiệu đến bạn đọc Chế độ nghỉ của giáo viên các cấp theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT và các văn bản pháp luật liên quan khác.
1. Giáo viên có được nghỉ phép trong năm học không?
Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có quyền: nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể
=> Người lao động nói chung có quyền nghỉ hằng năm có hưởng lương
=> Giáo viên có quyền nghỉ phép trong năm học và trong một số trường hợp Mobitool trình bày ở những mục dưới sẽ được hưởng nguyên lương.
2. Quy định ngày nghỉ của giáo viên
Giáo viên cũng là người lao động, nên các chế độ của giáo viên trước hết phải tuân theo quy định trong Bộ luật Lao động 2019.
Bên cạnh đó, chế độ nghỉ của giáo viên còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật riêng của Bộ Giáo dục, cụ thể:
- Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc với giáo viên phổ thông
- Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT
3. Chế độ nghỉ phép của giáo viên các cấp
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, liệu chế độ nghỉ của của người lao động nói chung và giáo viên nói riêng có thay đổi?
Chế độ nghỉ phép năm 2021 của giáo viên, tiêu chuẩn nghỉ phép năm 2021 của giáo viên được quy định thế nào?
Từ năm 2021, chế độ nghỉ phép của giáo viên sẽ có nhiều điểm khác so với quy định cũ.
Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên:
Theo khoản 3 điều 5 thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: Nghỉ hè, nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác
- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 2 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động 2019), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)
- Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. Trong đó, tại Điều 112 Bộ Luật lao động quy định, các ngày nghỉ lễ, tết bao gồm: Tết Dương lịch; ngày Chiến thắng giải phóng miền Nam; ngày Quốc tế lao động 1.5; Quốc khánh 2.9; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương
Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo trước trong trường hợp:
- Kết hôn: nghỉ 3 ngày
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 1 ngày
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày.
- Ngoài ra, giáo viên được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn
Trường hợp giáo viên sinh con trùng với thời gian nghỉ hè
Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con của lao động nữ là 06 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì cứ mỗi con, người mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.
Vậy, nếu giáo viên sinh con trùng với thời gian nghỉ hè thì chế độ nghỉ được tính như thế nào?Để đảm bảo quyền lợi của giáo viên, tại Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè theo 02 phương án:
- Phương án 1: Căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, giáo viên sẽ được sắp xếp nghỉ bù.
Thời gian nghỉ bù của giáo viên sẽ được tính giống như thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111, 112 Bộ luật Lao động:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ngoài ra, cứ đủ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm tương ứng 01 ngày (căn cứ Điều 114 Bộ luật Lao động).
- Phương án 2: Nếu do yêu cầu công tác, nhà trường không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên thì giáo viên được thanh toán tiền nghỉ hằng năm.
Mức chi trả sẽ căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành.
=> Nếu giáo viên có thời gian nghỉ sinh trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được bố trí nghỉ bù hoặc được thanh toán tiền nghỉ hằng năm.
4. Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày?
Theo quy định tại Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, hiệu trưởng có quyền:
Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên
Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên
=> Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ phép
Tuy nhiên việc nghỉ bao nhiêu ngày còn phụ thuộc vào tình hình, quy mô, điều kiện của từng trường nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định về tiền lương (tiền lương của người dạy thay, tiền lương trong trường hợp giáo viên được nghỉ hưởng nguyên lương), chế độ nghỉ của giáo viên theo quy định của pháp luật được phân tích tại mục 3.
Trên đây, Mobitool đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan “Chế độ nghỉ phép của giáo viên”. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Cán bộ công chức, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chế độ chính sách đối với giáo viên tổng phụ trách đội
- Định mức tiết dạy của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội 2021
- Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên tiểu học 2021
- Giáo viên hợp đồng có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?
- Giáo viên có được từ chối phân công của Hiệu trưởng không?
Bên cạnh chế độ lương thì chế độ nghỉ cũng là một trong những chế độ quan trọng được thầy cô giáo quan tâm.
- Hướng dẫn chế độ làm việc, nghỉ hè của giáo viên khi nghỉ dịch Covid-19
Trong bài viết này, Mobitool giới thiệu đến bạn đọc Chế độ nghỉ của giáo viên các cấp theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT và các văn bản pháp luật liên quan khác.
1. Giáo viên có được nghỉ phép trong năm học không?
Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có quyền: nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể
=> Người lao động nói chung có quyền nghỉ hằng năm có hưởng lương
=> Giáo viên có quyền nghỉ phép trong năm học và trong một số trường hợp Mobitool trình bày ở những mục dưới sẽ được hưởng nguyên lương.
2. Quy định ngày nghỉ của giáo viên
Giáo viên cũng là người lao động, nên các chế độ của giáo viên trước hết phải tuân theo quy định trong Bộ luật Lao động 2019.
Bên cạnh đó, chế độ nghỉ của giáo viên còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật riêng của Bộ Giáo dục, cụ thể:
- Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc với giáo viên phổ thông
- Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT
3. Chế độ nghỉ phép của giáo viên các cấp
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, liệu chế độ nghỉ của của người lao động nói chung và giáo viên nói riêng có thay đổi?
Chế độ nghỉ phép năm 2021 của giáo viên, tiêu chuẩn nghỉ phép năm 2021 của giáo viên được quy định thế nào?
Từ năm 2021, chế độ nghỉ phép của giáo viên sẽ có nhiều điểm khác so với quy định cũ.
Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên:
Theo khoản 3 điều 5 thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: Nghỉ hè, nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác
- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 2 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động 2019), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)
- Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. Trong đó, tại Điều 112 Bộ Luật lao động quy định, các ngày nghỉ lễ, tết bao gồm: Tết Dương lịch; ngày Chiến thắng giải phóng miền Nam; ngày Quốc tế lao động 1.5; Quốc khánh 2.9; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương
Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo trước trong trường hợp:
- Kết hôn: nghỉ 3 ngày
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 1 ngày
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày.
- Ngoài ra, giáo viên được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn
Trường hợp giáo viên sinh con trùng với thời gian nghỉ hè
Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con của lao động nữ là 06 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì cứ mỗi con, người mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.
Vậy, nếu giáo viên sinh con trùng với thời gian nghỉ hè thì chế độ nghỉ được tính như thế nào?Để đảm bảo quyền lợi của giáo viên, tại Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè theo 02 phương án:
- Phương án 1: Căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, giáo viên sẽ được sắp xếp nghỉ bù.
Thời gian nghỉ bù của giáo viên sẽ được tính giống như thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111, 112 Bộ luật Lao động:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ngoài ra, cứ đủ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm tương ứng 01 ngày (căn cứ Điều 114 Bộ luật Lao động).
- Phương án 2: Nếu do yêu cầu công tác, nhà trường không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên thì giáo viên được thanh toán tiền nghỉ hằng năm.
Mức chi trả sẽ căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành.
=> Nếu giáo viên có thời gian nghỉ sinh trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được bố trí nghỉ bù hoặc được thanh toán tiền nghỉ hằng năm.
4. Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày?
Theo quy định tại Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, hiệu trưởng có quyền:
Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên
Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên
=> Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ phép
Tuy nhiên việc nghỉ bao nhiêu ngày còn phụ thuộc vào tình hình, quy mô, điều kiện của từng trường nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định về tiền lương (tiền lương của người dạy thay, tiền lương trong trường hợp giáo viên được nghỉ hưởng nguyên lương), chế độ nghỉ của giáo viên theo quy định của pháp luật được phân tích tại mục 3.
Trên đây, Mobitool đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan “Chế độ nghỉ phép của giáo viên”. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Cán bộ công chức, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chế độ chính sách đối với giáo viên tổng phụ trách đội
- Định mức tiết dạy của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội 2021
- Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên tiểu học 2021
- Giáo viên hợp đồng có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?
- Giáo viên có được từ chối phân công của Hiệu trưởng không?