Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn?

Or you want a quick look:

Do dịch Covid nên nhiều người bị mất việc làm, tuy nhiên quyền lợi của những người này cũng được bảo đảm một phần nhờ bảo hiểm thất nghiệp.

Trong bài viết này, Mobitool gửi đến bạn đọc quy định về Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan khác.

1. Bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại điều 3 Luật Việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

2. Luật bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại chương 6 Luật Việc làm 2013  và được hướng dẫn, sửa đổi bổ sung bởi các văn bản pháp luật sau:

  • Nghị định 61/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 28/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

3. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định các chế độ bảo hiểm thất nghiệp như sau:

  • Trợ cấp thất nghiệp.
  • Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
  • Hỗ trợ Học nghề.
  • Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

4. Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn?

Bảo hiểm thất nghiệp được phép cộng dồn. Vì:

Khoản 1 điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tuy nhiên, sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật Việc làm 2013.

Trong đó điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

b) Tìm được việc làm

c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;

n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

=> Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trên thì không bị mất đi mà thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

READ  Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!? - vuidulich.vn

5. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp được tính theo công thức sau:

Mức hưởng hàng tháng

=

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

x

60%

Trong đó cần lưu ý:

  • Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc  không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
  • Thời gian hưởng tính theo số tháng đóng, đóng đủ 12 – 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng thêm 12 tháng thì được thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  • Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

6. Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp có bị mất không?

Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp thì bảo hiểm thất nghiệp sẽ không bị mất đi mà được bảo lưu, cụ thể khoản 6 điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Việc bảo lưu này được điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

=

Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trên đây, Mobitool cung cấp các quy định của pháp luật liên quan Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động – tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

READ  Top 5 Phòng khám thú y uy tín nhất tại Đà Lạt

Các bài liên quan:

  • Lương 15 triệu đóng thuế bao nhiêu?
  • Lương 20 triệu đóng thuế bao nhiêu?
  • Lương 11 triệu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
  • Trốn thuế thu nhập cá nhân bị xử lý như thế nào?

Do dịch Covid nên nhiều người bị mất việc làm, tuy nhiên quyền lợi của những người này cũng được bảo đảm một phần nhờ bảo hiểm thất nghiệp.

Trong bài viết này, Mobitool gửi đến bạn đọc quy định về Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan khác.

1. Bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại điều 3 Luật Việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

2. Luật bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại chương 6 Luật Việc làm 2013  và được hướng dẫn, sửa đổi bổ sung bởi các văn bản pháp luật sau:

  • Nghị định 61/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 28/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

3. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định các chế độ bảo hiểm thất nghiệp như sau:

  • Trợ cấp thất nghiệp.
  • Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
  • Hỗ trợ Học nghề.
  • Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

4. Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn?

Bảo hiểm thất nghiệp được phép cộng dồn. Vì:

Khoản 1 điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tuy nhiên, sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật Việc làm 2013.

Trong đó điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

b) Tìm được việc làm

c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;

n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

=> Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trên thì không bị mất đi mà thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

READ  Cảm biến tốc độ gió | Học Điện Tử

5. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp được tính theo công thức sau:

Mức hưởng hàng tháng

=

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

x

60%

Trong đó cần lưu ý:

  • Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc  không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
  • Thời gian hưởng tính theo số tháng đóng, đóng đủ 12 – 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng thêm 12 tháng thì được thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  • Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

6. Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp có bị mất không?

Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp thì bảo hiểm thất nghiệp sẽ không bị mất đi mà được bảo lưu, cụ thể khoản 6 điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Việc bảo lưu này được điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

=

Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trên đây, Mobitool cung cấp các quy định của pháp luật liên quan Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động – tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài liên quan:

  • Lương 15 triệu đóng thuế bao nhiêu?
  • Lương 20 triệu đóng thuế bao nhiêu?
  • Lương 11 triệu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
  • Trốn thuế thu nhập cá nhân bị xử lý như thế nào?
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply