Dù bạn đang sử dụng điện thoại của hãng nào, chạy hệ điều hành gì cũng không thể tránh khỏi lỗi đúng không nào? Lúc này bạn cần phải thực hiện Factory reset. Vậy Factory reset hay khôi phục cài đặt gốc là gì, nó có hại máy không? Tất cả đều có trong bài biết này của Thế Giới Di Động nhé!
1. Factory reset là gì?
Factory reset hay còn gọi là khôi phục cài đặt gốc miêu tả việc xoá dữ liệu người dùng khỏi thiết bị và đặt lại mọi thứ về cài đặt gốc. Đây là một tuỳ chọn cài đặt của thiết bị có mục đích là đưa mọi cài đặt về trạng thái mặc định. Khôi phục cài đặt gốc nhằm giải quyết một số vấn đề về phần mềm liên quan đến thiết bị hoặc đơn giản là xoá dữ liệu người dùng khỏi thiết bị đó.
Factory reset trên điện thoại Android
Factory reset còn được gọi với các tên khác như Hard reset, Hardware reset hay Master reset.
2. Lý do cần khôi phục cài đặt gốc
Gặp lỗi phần mềm
Bạn cần khôi phục cài đặt gốc khi có những lỗi phần mềm liên quan tới hệ thống. Nguyên nhân do các ứng dụng bạn cài đặt xung đột lẫn nhau gây nên.
Thiết bị của bạn chạy chậm
Trong quá trình sử dụng các ứng dụng, hệ điều hành liên tục tự động sinh ra những file tạm thời khiến cho thiết bị ngày càng chậm đi. Gây nên tình trạng đứng dụng bị đơ, giật lag, phản hồi chậm,… Đây là lúc bạn cần phải thực hiện khôi phục cài đặt gốc.
Ảnh minh hoạ điện thoại chậm đi
Muốn xoá toàn bộ dữ liệu
Trong trường hợp bạn muốn bán máy cho người khác nhưng không muốn họ truy cập vào thông tin cá nhân của bạn. Thực hiện khôi phục cài đặt gốc sẽ xoá hết mọi dữ liệu.
3. Cách khôi phục cài đặt gốc trên điện thoại
Factory reset trên điện thoại iPhone
4. Khôi phục cài đặt gốc có ảnh hưởng gì không?
Câu trả lời của mình là không, nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến máy của bạn. Chỉ có điều sau khi thực hiện, dữ liệu cá nhân của bạn sẽ bị mất đi nên việc cần làm trước tiên đó là hãy sao lưu dữ liệu của bạn lên bộ nhớ đám mây hay máy tính nhé.
Sao lưu dữ liệu lên đám mây
Tuy nhiên dữ liệu của bạn vẫn được bảo toàn khi nằm trong 2 trường hợp sau đây:
– Thiết bị Android đi kèm với mã hóa tích hợp để bảo vệ dữ liệu
Hầu hết các thiết bị Android đều không được mã hoá theo chế độ mặc định, tức là sau khi khôi phục cài đặt, dữ liệu vẫn được bảo toàn và bạn vẫn có thể truy cập được dữ liệu đó trong bộ nhớ.
– Sao lưu đám mây
Một chức năng khác đó là sao lưu dữ liệu lên bộ nhớ đám mây. Ví dụ như điện thoại Android của bạn đang đồng bộ hoá với tài khoản Google, dữ liệu của ứng dụng như Gmail, Danh bạ,… sẽ được sao lưu. Và sau khi khôi phục cài đặt thì dữ liệu này sẽ được khôi phục lại.
Sao lưu dữ liệu lên Google Drive
Xem thêm