Phân biệt thời hạn và thời hiệu

Or you want a quick look:

Đều dùng để chỉ về thời gian nhưng thời hạn và thời hiệu khác nhau như thế nào?

Mobitool giúp bạn đọc phân biệt thời hạn và thời hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

1. Thời hạn là gì?

Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa thời hạn như sau:

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác

Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

2. Ví dụ về thời hạn

Ví dụ:

Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Nếu ngày cuối cùng biết được tin tức của người đó là 3/4/2020 thì thời hạn 02 năm này được tính từ 3/4/2020 đến 3/4/2022. Thời hạn ở đây chính là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm 3/4/2020 đến thời điểm 3/4/2022

3. Thời hiệu là gì?

Thời hiệu là gì?

Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa thời hiệu như sau:

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

4. Ví dụ về thời hiệu

Ví dụ:

Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

10 năm, 30 năm là thời hiệu. Sau những khoảng thời gian này thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể là người chiếm hữu người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai: trở thành chủ sử hữu của tài sản.

READ  Phương án tuyển sinh Đại học kinh tế quốc dân 2021 Tuyển sinh Đại học kinh tế quốc dân 2021 - Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn phương án tuyển sinh Đại học kinh tế quốc dân 2021 mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo. 14:22 22/03

5. Phân biệt thời hạn và thời hiệu

Tiêu chíThời hạnThời hiệu
Cách tínhThời điểm bắt đầu thời hạn:
  • Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
  • Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.
  • Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó

Kết thúc thời hạn:

  • Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.
  • Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.
  • Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
  • Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.
  • Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
  • Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.
Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Căn cứ pháp lýĐiều 144 BLDS 2015Điều 149 BLDS 2015
Phân loại

Dựa vào chủ thể quy định có 3 loại:

+ Thời hạn do luật định

+ Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên

+ Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể.

Bao gồm 4 loại:

+ Thời hiệu hưởng quyền dân sự

+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

+ Thời hiệu khởi kiện

+Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

Vấn đề gia hạn

Thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn.

Thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài( do thời hạn do pháp luật quy định).

Trên đây, Mobitool đã phân biệt Thời hạn và thời hiệu. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Thủ tục đòi bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông 2021
  • Trách nhiệm bồi thường của chủ chó khi chó cắn người
  • Thu nhập bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
  • Say rượu đi xe máy gây tai nạn 2021 bị xử lý thế nào?
READ  Toán lớp 4: Nhân với số có một chữ số trang 57

Đều dùng để chỉ về thời gian nhưng thời hạn và thời hiệu khác nhau như thế nào?

Mobitool giúp bạn đọc phân biệt thời hạn và thời hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

1. Thời hạn là gì?

Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa thời hạn như sau:

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác

Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

2. Ví dụ về thời hạn

Ví dụ:

Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Nếu ngày cuối cùng biết được tin tức của người đó là 3/4/2020 thì thời hạn 02 năm này được tính từ 3/4/2020 đến 3/4/2022. Thời hạn ở đây chính là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm 3/4/2020 đến thời điểm 3/4/2022

3. Thời hiệu là gì?

Thời hiệu là gì?

Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa thời hiệu như sau:

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

4. Ví dụ về thời hiệu

Ví dụ:

Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

10 năm, 30 năm là thời hiệu. Sau những khoảng thời gian này thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể là người chiếm hữu người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai: trở thành chủ sử hữu của tài sản.

READ  20+ lời chúc sinh nhật chồng yêu ngắn gọn nhưng ý nghĩa

5. Phân biệt thời hạn và thời hiệu

Tiêu chíThời hạnThời hiệu
Cách tínhThời điểm bắt đầu thời hạn:
  • Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
  • Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.
  • Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó

Kết thúc thời hạn:

  • Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.
  • Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.
  • Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
  • Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.
  • Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
  • Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.
Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Căn cứ pháp lýĐiều 144 BLDS 2015Điều 149 BLDS 2015
Phân loại

Dựa vào chủ thể quy định có 3 loại:

+ Thời hạn do luật định

+ Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên

+ Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể.

Bao gồm 4 loại:

+ Thời hiệu hưởng quyền dân sự

+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

+ Thời hiệu khởi kiện

+Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

Vấn đề gia hạn

Thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn.

Thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài( do thời hạn do pháp luật quy định).

Trên đây, Mobitool đã phân biệt Thời hạn và thời hiệu. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Thủ tục đòi bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông 2021
  • Trách nhiệm bồi thường của chủ chó khi chó cắn người
  • Thu nhập bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
  • Say rượu đi xe máy gây tai nạn 2021 bị xử lý thế nào?
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply