Bài thơ Vội vàng – Học Điện Tử

Or you want a quick look: Vội vàng

Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình yêu Việt Nam”. Đến với trang thơ của Xuân Diệu, người đọc luôn thấy được cái vồ vập cuống quyết của một trái tim luôn khát khao yêu đương cuồng nhiệt.

Bài thơ “Vội vàng” là tiếng nói con tim của một kẻ đang say mê trong tình yêu với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu giới thiệu về nhà thơ Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng dưới đây.

Vội vàng

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt….
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

I. Đôi nét về tác giả Xuân Diệu

– Xuân Diệu (1916 – 1985), tên thật là Ngô Xuân Diệu. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho, tuy nhiên ông lại thuộc thành phần trí thức Tây học.

– Quê ở Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra ở quê mẹ là Bình Định nhưng lại lớn lên ở Quy Nhơn.

– Ông được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), là “ông hoàng của thơ tình yêu Việt Nam”.

READ  Sao y bản chính là gì?

– Cái tôi trong thơ Xuân Diệu: khao khát tận hưởng tận hiến.

– Một vài đánh giá:

“Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời”

(Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hoài Chân)

“Xuân Diệu đào hoa và đam mê, cả đời đuổi theo mộng, nhiều mộng, nhiều mối tình trai.”

(Cát bụi chân ai – Tô Hoài)

“Thơ ông tài hoa, tinh tế và sang trọng.”

(Chân dung và đối thoại – Trần Đăng Khoa)

– Một số tác phẩm nổi tiếng:

  • Các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982)…
  • Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939, truyện ngắn), Trường ca (1945, bút ký), 9 bài, Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký)…
  • Tiểu luận phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Tiếng thơ (1951, 1954), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký), Ba thi hào dân tộc (1959)…
  • Ngoài ra còn có thơ dịch của các tác giả như Victor Hugo, Aleksandr Pushkin, Hồ Chí Minh…

II. Giới thiệu về bài thơ Vội vàng

1. Xuất xứ

– “Vội vàng” được trích từ tập Thơ thơ (1938) – tập thơ đầu tay của nhà thơ Xuân Diệu.

– Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống cuồng nhiệt.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế.
  • Phần 2. Tiếp theo cho đến “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”. Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian.
  • Phần 3. Còn lại. Khát vọng sống vội vàng, tận hưởng của nhà thơ.

3. Thể thơ

Bài thơ “Vội vàng” được sáng tác theo thể thơ tự do.

4. Ý nghĩa nhan đề

– “Vội vàng” trước hết là một tính từ, có nghĩa là tỏ ra rất vội, muốn tranh thủ tối đa thời gian để cho kịp.

– Đối với Xuân Diệu, nhan đề “Vội vàng” đã cho thấy một quan niệm sống mới mẻ của nhà thơ.

– Sống vội vàng không có nghĩa là sống gấp sống vội hay sống ích kỉ mà biết tận hưởng tất cả những giá trị tốt đẹp, tận hiến cho những giá trị cuộc sống nơi trần gian. Đồng thời nhà thơ còn gián tiếp phê phán lối sống thờ ơ, lãng quên thực tại.

5. Nội dung

Bài thơ Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là năm tháng tuổi trẻ.

READ  Soạn bài Liên kết trong văn bản

6. Nghệ thuật

  • Hình ảnh gần gũi, tươi mới và tràn đầy sức sống.
  • Ngôn từ giản dị, trong sáng và gần với lời nói hàng ngày.
  • Nhịp điệu vui tươi, cuống quýt và dồn dập.

Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình yêu Việt Nam”. Đến với trang thơ của Xuân Diệu, người đọc luôn thấy được cái vồ vập cuống quyết của một trái tim luôn khát khao yêu đương cuồng nhiệt.

Bài thơ “Vội vàng” là tiếng nói con tim của một kẻ đang say mê trong tình yêu với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu giới thiệu về nhà thơ Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng dưới đây.

Vội vàng

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt….
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

I. Đôi nét về tác giả Xuân Diệu

– Xuân Diệu (1916 – 1985), tên thật là Ngô Xuân Diệu. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho, tuy nhiên ông lại thuộc thành phần trí thức Tây học.

– Quê ở Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra ở quê mẹ là Bình Định nhưng lại lớn lên ở Quy Nhơn.

– Ông được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), là “ông hoàng của thơ tình yêu Việt Nam”.

– Cái tôi trong thơ Xuân Diệu: khao khát tận hưởng tận hiến.

– Một vài đánh giá:

“Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời”

READ  Toán lớp 5: Luyện tập trang 100

(Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hoài Chân)

“Xuân Diệu đào hoa và đam mê, cả đời đuổi theo mộng, nhiều mộng, nhiều mối tình trai.”

(Cát bụi chân ai – Tô Hoài)

“Thơ ông tài hoa, tinh tế và sang trọng.”

(Chân dung và đối thoại – Trần Đăng Khoa)

– Một số tác phẩm nổi tiếng:

  • Các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982)…
  • Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939, truyện ngắn), Trường ca (1945, bút ký), 9 bài, Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký)…
  • Tiểu luận phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Tiếng thơ (1951, 1954), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký), Ba thi hào dân tộc (1959)…
  • Ngoài ra còn có thơ dịch của các tác giả như Victor Hugo, Aleksandr Pushkin, Hồ Chí Minh…

II. Giới thiệu về bài thơ Vội vàng

1. Xuất xứ

– “Vội vàng” được trích từ tập Thơ thơ (1938) – tập thơ đầu tay của nhà thơ Xuân Diệu.

– Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống cuồng nhiệt.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế.
  • Phần 2. Tiếp theo cho đến “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”. Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian.
  • Phần 3. Còn lại. Khát vọng sống vội vàng, tận hưởng của nhà thơ.

3. Thể thơ

Bài thơ “Vội vàng” được sáng tác theo thể thơ tự do.

4. Ý nghĩa nhan đề

– “Vội vàng” trước hết là một tính từ, có nghĩa là tỏ ra rất vội, muốn tranh thủ tối đa thời gian để cho kịp.

– Đối với Xuân Diệu, nhan đề “Vội vàng” đã cho thấy một quan niệm sống mới mẻ của nhà thơ.

– Sống vội vàng không có nghĩa là sống gấp sống vội hay sống ích kỉ mà biết tận hưởng tất cả những giá trị tốt đẹp, tận hiến cho những giá trị cuộc sống nơi trần gian. Đồng thời nhà thơ còn gián tiếp phê phán lối sống thờ ơ, lãng quên thực tại.

5. Nội dung

Bài thơ Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là năm tháng tuổi trẻ.

6. Nghệ thuật

  • Hình ảnh gần gũi, tươi mới và tràn đầy sức sống.
  • Ngôn từ giản dị, trong sáng và gần với lời nói hàng ngày.
  • Nhịp điệu vui tươi, cuống quýt và dồn dập.
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply