Soạn bài Chí Phèo (Phần 2: Tác phẩm)

Or you want a quick look: Soạn bài Chí Phèo chi tiết

Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 11.

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Chí Phèo (Phần 1: Tác phẩm) đến các bạn học sinh.

Soạn bài Chí Phèo chi tiết

I. Đôi nét về tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Dựa vào những cảnh thật, người thật mà Nam Cao được chứng kiến và nghe kể về làng Đại Hoàng quê mình, bức xúc trước hiện thực tàn khốc, Nam Cao viết thành truyện ngắn Chí Phèo vào tháng 2 năm 1941.

2. Tóm tắt

Truyện ngắn “Chí Phèo” là câu chuyện về nhân vật cùng tên “Chí Phèo” – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong 1 cái lò gạch xa lạ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen, Lý Kiến đẩy Chí Phèo vào tù, 7 năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên vạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng. Mối tình với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng đường về “cõi người” của Chí Phèo. Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không vắng người qua lại.

Xem thêm Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo

3. Bố cục

Gồm 3 phần: 

  • Phần 1. Từ đầu đến “cả làng Vũ Đại cũng không ai biết”: Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “không bảo người nhà đun nước mau lên”: Chí Phèo mất hết nhân tính.
  • Phần 3. Còn lại): Sự thức tỉnh về ý thức bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.

II. Đọc – hiểu văn văn bản

1. Hoàn cảnh, xuất thân của Chí Phèo

– Xuất thân: tứ cố vô thân, không cha không mẹ, không nhà cửa…

– Một anh nông dân hiền lành, lương thiện:

  • Chăm chỉ, thật thà: Đi ở hết nhà này đến nhà khác, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống.
  • Mơ ước bình dị: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn vợ dệt vải…
  • Sống có lòng tự trọng: Bà ba – vợ Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, Chí chỉ cảm thấy nhục hơn là thấy thích.

=> Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác, quãng đời lương thiện của Chí kéo dài trong khoảng 20 năm đầu

2. Quá trình tha hóa của Chí Phèo

a. Chí Phèo bị bắt vào tù

  • Chí Phèo làm thuê cho nhà Bá Kiến.
  • Vì một chuyện ghen tuông không đâu, Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù.
  • Nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.

b. Sau khi ra tù

  • Ngoại hình thay đổi: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm”.
  • Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách, đến đòi nợ bá Kiến nhưng lại trở thành tay sai cho hắn.

3. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở

– Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở – đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo:

  • Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.
  • Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc
  • Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.

– Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa:

  • Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.
  • Bát cháo chứa đựng tình yêu thương của thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí.

4. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

– Nguyên nhân: Do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo (đại diện cho những định kiến trong xã hội xưa).

– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:

  • Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
  • Sau Chí hiểu ra mọi việc: Tuyệt vọng, Chí uống rượu rồi xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.

– Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí:

  • Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống.
  • Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.

Tổng kết: 

– Nội dung: Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thế xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.

READ  PLC S7 200_ Bài 3: Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong điều khiển logic.

– Nghệ thuật: Xây dựng thành công nhân vật điển hình, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà nhất quán, ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc…

Soạn bài Chí Phèo ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện.

– Nam Cao vào truyện Chí Phèo bằng tiếng chửi của Chí Phèo. Đối tượng của tiếng chửi: chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí.

– Ý nghĩa của tiếng chửi:

  • Tâm trạng căm phẫn cùng cực của Chí Phèo.
  • Nhưng đó cũng là khao khát được giao tiếp với mọi người của Chí.

Câu 2. Việc gặp gỡ thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chí Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó.

Việc gặp gỡ thị Nở đã làm thay đổi cuộc đời Chí Phèo. Những thay đổi của Chí Phèo:

– Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở – đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo:

  • Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.
  • Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc.
  • Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.

– Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa:

  • Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.
  • Bát cháo chứa đựng tình yêu thương của thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí.

Câu 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối chung sống. Vì sao Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ như vậy?

– Nguyên nhân: Do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo (đại diện cho những định kiến trong xã hội xưa).

– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:

  • Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
  • Sau khi Chí hiểu ra mọi việc: Tuyệt vọng, Chí uống rượu rồi xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.

=> Chí Phèo có hành động dữ dội, bất ngờ như vậy không phải do say rượu mà là do hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của cuộc đời mình.

Câu 4. Qua hình tượng Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao.

– Nhân vật điển hình: Kiểu nhân vật được xây dựng với những nét tính cách nổi bật đại diện cho một bộ phận trong xã hội.

– Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước Cách mạng: Chí Phèo người nông dân hiền lành đã bị nhà tù thực dân biến thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.

Câu 5. Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có gì đặc sắc?

  • Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng nhiều khẩu ngữ.
  • Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp giữ đối thoại và độc thoại…

Câu 6. Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này?

Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thế xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.

II. Luyện tập

Câu 1. Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”.

Với những hiểu biết về sự nghiệp sáng tác Nam Cao, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến về quan điểm nghệ thuật nói trên.

Gợi ý:

– Giải thích ý kiến: Đề cao tính sáng tạo của nhà văn.

– Ý kiến về quan điểm: Hoàn toàn đúng đắn.

– Ví dụ: Các tác phẩm viết về đề tài người nông dân của Nam Cao có sự khác biệt với các nhà văn khác (Không viết về những nỗi khổ thông thường, mà đào sâu vào quá trình tha hóa của những người nông dân hiền lành lương thiện)

Câu 2. Vì sao truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại?

– Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.

– Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thế xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.

READ  TOP app video editor cho dân TikTok

– Truyện giàu giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đồng thời thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy với những nét độc đáo về nghệ thuật.

Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 11.

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Chí Phèo (Phần 1: Tác phẩm) đến các bạn học sinh.

Soạn bài Chí Phèo chi tiết

I. Đôi nét về tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Dựa vào những cảnh thật, người thật mà Nam Cao được chứng kiến và nghe kể về làng Đại Hoàng quê mình, bức xúc trước hiện thực tàn khốc, Nam Cao viết thành truyện ngắn Chí Phèo vào tháng 2 năm 1941.

2. Tóm tắt

Truyện ngắn “Chí Phèo” là câu chuyện về nhân vật cùng tên “Chí Phèo” – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong 1 cái lò gạch xa lạ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen, Lý Kiến đẩy Chí Phèo vào tù, 7 năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên vạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng. Mối tình với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng đường về “cõi người” của Chí Phèo. Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không vắng người qua lại.

Xem thêm Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo

3. Bố cục

Gồm 3 phần: 

  • Phần 1. Từ đầu đến “cả làng Vũ Đại cũng không ai biết”: Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “không bảo người nhà đun nước mau lên”: Chí Phèo mất hết nhân tính.
  • Phần 3. Còn lại): Sự thức tỉnh về ý thức bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.

II. Đọc – hiểu văn văn bản

1. Hoàn cảnh, xuất thân của Chí Phèo

– Xuất thân: tứ cố vô thân, không cha không mẹ, không nhà cửa…

– Một anh nông dân hiền lành, lương thiện:

  • Chăm chỉ, thật thà: Đi ở hết nhà này đến nhà khác, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống.
  • Mơ ước bình dị: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn vợ dệt vải…
  • Sống có lòng tự trọng: Bà ba – vợ Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, Chí chỉ cảm thấy nhục hơn là thấy thích.

=> Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác, quãng đời lương thiện của Chí kéo dài trong khoảng 20 năm đầu

2. Quá trình tha hóa của Chí Phèo

a. Chí Phèo bị bắt vào tù

  • Chí Phèo làm thuê cho nhà Bá Kiến.
  • Vì một chuyện ghen tuông không đâu, Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù.
  • Nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.

b. Sau khi ra tù

  • Ngoại hình thay đổi: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm”.
  • Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách, đến đòi nợ bá Kiến nhưng lại trở thành tay sai cho hắn.

3. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở

– Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở – đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo:

  • Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.
  • Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc
  • Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.

– Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa:

  • Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.
  • Bát cháo chứa đựng tình yêu thương của thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí.

4. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

– Nguyên nhân: Do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo (đại diện cho những định kiến trong xã hội xưa).

– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:

  • Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
  • Sau Chí hiểu ra mọi việc: Tuyệt vọng, Chí uống rượu rồi xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.

– Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí:

  • Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống.
  • Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.

Tổng kết: 

– Nội dung: Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thế xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.

READ  Top 5 Địa chỉ cho thuê váy cưới đẹp nhất TX. Phổ Yên, Thái Nguyên

– Nghệ thuật: Xây dựng thành công nhân vật điển hình, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà nhất quán, ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc…

Soạn bài Chí Phèo ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện.

– Nam Cao vào truyện Chí Phèo bằng tiếng chửi của Chí Phèo. Đối tượng của tiếng chửi: chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí.

– Ý nghĩa của tiếng chửi:

  • Tâm trạng căm phẫn cùng cực của Chí Phèo.
  • Nhưng đó cũng là khao khát được giao tiếp với mọi người của Chí.

Câu 2. Việc gặp gỡ thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chí Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó.

Việc gặp gỡ thị Nở đã làm thay đổi cuộc đời Chí Phèo. Những thay đổi của Chí Phèo:

– Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở – đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo:

  • Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.
  • Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc.
  • Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.

– Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa:

  • Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.
  • Bát cháo chứa đựng tình yêu thương của thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí.

Câu 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối chung sống. Vì sao Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ như vậy?

– Nguyên nhân: Do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo (đại diện cho những định kiến trong xã hội xưa).

– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:

  • Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
  • Sau khi Chí hiểu ra mọi việc: Tuyệt vọng, Chí uống rượu rồi xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.

=> Chí Phèo có hành động dữ dội, bất ngờ như vậy không phải do say rượu mà là do hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của cuộc đời mình.

Câu 4. Qua hình tượng Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao.

– Nhân vật điển hình: Kiểu nhân vật được xây dựng với những nét tính cách nổi bật đại diện cho một bộ phận trong xã hội.

– Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước Cách mạng: Chí Phèo người nông dân hiền lành đã bị nhà tù thực dân biến thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.

Câu 5. Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có gì đặc sắc?

  • Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng nhiều khẩu ngữ.
  • Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp giữ đối thoại và độc thoại…

Câu 6. Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này?

Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thế xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.

II. Luyện tập

Câu 1. Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”.

Với những hiểu biết về sự nghiệp sáng tác Nam Cao, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến về quan điểm nghệ thuật nói trên.

Gợi ý:

– Giải thích ý kiến: Đề cao tính sáng tạo của nhà văn.

– Ý kiến về quan điểm: Hoàn toàn đúng đắn.

– Ví dụ: Các tác phẩm viết về đề tài người nông dân của Nam Cao có sự khác biệt với các nhà văn khác (Không viết về những nỗi khổ thông thường, mà đào sâu vào quá trình tha hóa của những người nông dân hiền lành lương thiện)

Câu 2. Vì sao truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại?

– Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.

– Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thế xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.

– Truyện giàu giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đồng thời thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy với những nét độc đáo về nghệ thuật.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply