Cách tính điện áp đèn led và đấu nối các dòng đèn led dây

Or you want a quick look: 1. Điện áp đèn led và nguồn đèn led

Để có thể phát huy tối đa tính hiệu quả của hệ thống chiếu sáng thì chắc chắn bạn không nên không tìm hiểu mức điện áp đèn led.

Contents

  • 1 1. Điện áp đèn led và nguồn đèn led
    • 1.1 1.1 Điện áp của đèn led là bao nhiêu?
      • 1.1.1 Điện áp đèn led dây
      • 1.1.2 Điện áp đèn led siêu sáng
    • 1.2 1.1 Mối quan hệ giữa điện áp đèn led với nguồn led
      • 1.2.1 Khái niệm nguồn led
      • 1.2.2 Mối quan hệ giữa điện áp đèn led với nguồn led
  • 2 2. Cách đấu nối và tính công suất đèn led
    • 2.1 2.1 Cách lắp đèn led dây 220V
    • 2.2 2.2 Cách lắp đèn led dây 12V

1. Điện áp đèn led và nguồn đèn led

Điện áp là thông số được in trên bao bì sản phẩm của nhà sản xuất. Để biết được mức điện áp mà bạn đang sử dụng là bao nhiêu thì cách nhanh nhất là kiểm tra thông tin trên vỏ sản phẩm. Nhưng có một lưu ý Haledco xin gửi đến khách hàng thông số này khi ghi trên vỏ sản phẩm ít nhiều sẽ có những chênh lệch so với thực tế. Nên cách tốt nhất để biết được chính xác là bao nhiêu thì chúng ta phải hiểu được bản chất của nó.

READ  Địa lí 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Dưới đây Haledco chỉ điện áp định mức của đèn led dây và đèn led siêu sáng để các bạn tham khảo.

1.1 Điện áp của đèn led là bao nhiêu?

Điện áp đèn led dây

Điện áp định mức của đèn led dây là bao nhiêu?
  • Mức điện áp của đèn led dây sẽ có sự thay đổi theo màu sắc. Với mỗi màu led sẽ có điện áp khác nhau.
  • Đèn led dây đỏ: 1.4 – 1.8v
  • Đèn led xanh, vàng và các màu còn lại: 2.2 – 2.8v
  • Đèn led dây có dòng điện tiêu thụ khoảng 7 – 10 ma.

Điện áp đèn led siêu sáng

  • Tương tự như dòng đèn led dây điện áp đèn led siêu sáng cũng có sự thay đổi theo màu sắc.
  • Đèn led dây đỏ, vàng: 2.2 – 2.4v
  • Đèn led xanh các loại: 3.2 – 3.4v
  • Đèn led trắng: 4.0 – 4.4v
  • Dòng điện led siêu sáng cao hơn so với dòng điện led dây thường. Với dòng điện led siêu sáng rơi vào khoảng 17 – 20ma. Tuy nhiên có một điều cần lưu ý đó là:
  • Có một số loại mẫu có led 4 chân thường là từ 35 – 50ma
  • Các mẫu đèn công suất cao dòng điện tiêu thụ sẽ rất cao thường là 135 – 700ma.
  • Ví dụ khi bạn đang sở hữu một led siêu sáng 0.06w thì có nghĩa là dòng điện điện tiêu thụ của led siêu sáng đó khoảng 20ma.

1.1 Mối quan hệ giữa điện áp đèn led với nguồn led

Khái niệm nguồn led

  • Đèn led là dòng sản phẩm chiếu sáng dùng trong môi trường dòng điện một chiều. Trong khi nguồn điện dân dụng của chúng ta lại là dòng điện xoay chiều. Để đèn led có thể chiếu sáng bình thường bắt buộc phải dùng bộ nguồn chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều; và được cung cấp một mức điện áp ổn định. Và đó chính là nhiệm vụ của nguồn đèn.
  • Tóm lại nguồn đèn có vai trò cung cấp mức điện áp ổn định cung cấp dòng điện để đèn chiếu sáng bình thường.
READ  Mã trường, mã ngành Học viện Tài chính 2021

Mối quan hệ giữa điện áp đèn led với nguồn led

  • Việc thay đổi điện áp sẽ tạo nên sự mất cân bằng dòng điện; ảnh hưởng đến hoạt động của chip led; chất lượng ánh sáng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Vì trên thực tế ánh sáng đèn led tỉ lệ thuận với dòng điện.
  • Trong trường hợp dòng điện chạy qua chip led, vượt quá ngưỡng cho phép từ phía nhà sản xuất thì đèn led sẽ sáng hơn. Nhưng điều đó lại không có lợi một chút nào mà ngược lại; chúng sẽ làm cho chất lượng ánh sáng của đèn nhanh chóng bị giảm xuống; thời gian sử dụng đèn cũng sẽ bị thu hẹp hơn. Chính vì thế đèn led cần có bộ nguồn chiểu đổi nguồn AC đến điện áp DC thích hợp để đèn chiếu sáng.
Mối quan hệ giữa nguồn led và điện áp
Mối quan hệ giữa nguồn led và điện áp
  • Nguồn đèn thay đổi điện áp xoay chiều 120V/60Hz sang điện áp DC có điện áp thấp để đèn phát sáng bình thường.

Tóm lại mối quan hệ giữa nguồn led với điện áp là gì? Đó chính là nguồn led có nhiệm vụ cung cấp mức điện áp cho đèn để đèn phát sáng. Chất lượng của nguồn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của điện áp đèn led.

2. Cách đấu nối và tính công suất đèn led

Dù bạn có sở hữu một sản phẩm đèn led chất lượng cao nhưng trong khâu lắp đặt cách lắp không đúng thì hệ thống chiếu sáng của bạn cũng sẽ không thể đem lại hiệu quả cao. Dưới đây là 2 cách lắp đèn led dây 220v và đèn led dây 12V khách hàng có thể tham khảo thêm.

READ  Bài phát biểu tổng kết năm học của lãnh đạo địa phương

2.1 Cách lắp đèn led dây 220V

  • Như đã giới thiệu bên trên đã giới thiệu chip led là dòng sản phẩm chiếu sáng trong môi trường dòng điện một chiều. Còn dòng điện dân dụng là xoay chiều.
Cách lắp đèn led dây 220V
Cách lắp đèn led dây 220V
  • Đối với đèn led dây 220v bên trong chip led đã được cài đặt sẵn biến trở. Nhiệm vụ của biến trở là chuyển đổi dòng điện 220VAC thành dòng điện một chiều. Chính vì thế cách lắp đèn led dây 220V rất đơn giản; chúng ta chỉ cần lắp trực tiếp đèn vào dòng điện dân dụng là đèn đã có thể phát sáng bình thường.

2.2 Cách lắp đèn led dây 12V

  • Đèn led dây 12V sử dụng điện áp đầu vào là 12V. Đồng thời sử dụng dòng điện một chiều vậy nên chúng ta không thể cắm trực tiếp chúng vào mạng điện dân dụng.
Cách đấu nối đèn led 12V
Cách đấu nối đèn led 12V
  • Để đảm bảo độ bền của đèn chúng ta cần sử dụng bộ chuyển đổi nguồn. Với bộ chuyển đổi nguồn sẽ chuyển đổi dòng điện dân dụng 220VAC sang dòng điện 12VAC. Như vậy là đèn đã có thể sử dụng bình thường mà không lo ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng.

Như vậy Haledco đã vừa giới thiệu đến cho các bạn cách lắp đặt đèn led dây 220V với đèn led dây 12V. Nhìn chung cách lắp đặt giữa chúng có hơi khác nhau.

Để đảm bảo đèn led phát sáng bình thường, hiệu suất cao đảm bảo tuổi thọ của đèn chúng ta bắt buộc phải tìm hiểu mức điện áp đèn led là bao nhiêu. Haledco luôn trực 24/24 và nhận tư vấn miễn phí cho khách hàng; vì vậy nếu có bất kỳ thắc mắc cần tư vấn hãy gọi 0243.7918.122

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply