Soạn Sinh 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

Or you want a quick look: Lý thuyết Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

Soạn Sinh 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cấu tạo của xương, sự to ra và dài ra của xương. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 2 trang 31.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 8 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

I. Cấu tạo của xương

1. Cấu tạo của xương dài

Cấu tạo 1 xương dài gồm có:

– Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.

– Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương. Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).

2. Chức năng của xương dài

Bảng 8-1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài

Các phần của xương

Cấu tạo

Chức năng

Đầu xương

– Sụn bọc đầu xương

– Mô xương xốp gồm các nan xương

– Giảm ma sát trong khớp xương

– Phân tán lực tác động

– Tạo các ô chứa tủy đỏ

Thân xương

– Màng xương

– Mô xương cứng

– Khoang xương

– Giúp xương phát triển to bề ngang

– Chịu lực, đảm bảo vững chắc

– Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.

3. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt

– Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.

– Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.

II. Sự to ra và dài ra của xương

– Sự to ra của xương:

  • Tế bào ở màng xương phân chia → các tế bào mới → đẩy vào trong và hóa xương → xương to ra
  • Ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương → không cao thêm
  • Người già: xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành và tỷ lệ cốt giao giảm → xương xốp, giòn, dễ gãy, sự phục hồi diễn ra chậm, không chắc chắn.
READ  Dàn ý phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính

– Sự dài ra của xương: nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.

III. Thành phần hóa học của xương

– Xương được cấu tạo từ:

  • Chất hữu cơ là cốt giao: đảm bảo tính mềm dẻo của xương.
  • + Chất khoáng chủ yếu là Canxi đảm bảo tính tính bền chắc của xương.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 8

Bài 1 (trang 31 SGK Sinh học 8)

Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở bảng sau bằng cách ghép chữ (a, b, c…) với số (1, 2, 3…) sao cho phù hợp.

Các phần của xương

Trả lời: chức năng phù hợp

Chức năng

1. Sụn đầu xương

2. Sụn tăng trưởng

3. Mô xương xốp

4. Mô xương cứng

5. Tủy xương

a) Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già

b) Giảm ma sát trong khớp

c) Xương lớn lên về bề ngang

d) Phân tán lực, tạo ô chứa tủy

e) Chịu lực

f. Xương dài ra

Gợi ý đáp án

Ghép chữ vào chức năng tương ứng với các phần của xương như sau:

1. b ; 2.f ; 3.d

4.e ; 5.a .

Bài 2 (trang 31 SGK Sinh học 8)

Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ?

Gợi ý đáp án

Thành phần hóa học đảm bảo mật độ xương phù hợp với hai tính chất bao gồm:

  • Tính rắn bao gồm các chất vô cơ
  • Tính đàn hồi bao gồm các chất hữu cơ

Cụ thể các thành phần hóa học ở xương bao gồm:

Xương tươi ở người lớn:

  • 50% nước
  • 17.75% mỡ
  • 12.45% chất hữu cơ
  • 21.8% chất vô cơ

Xương khô (đã bóc tách mỡ và nước): Chứa khoảng 2/3 là chất vô cơ và 1/3 là chất hữu cơ:

  • Chất hữu cơ chiếm khoảng 33.3%, chủ yếu là cốt bào (osseine) bao gồm các sợi keo và tế bào xương.
  • Chất vô cơ chiếm khoảng 66.7%, chủ yếu là các chất muối vôi, chẳng hạn như phosphat Ca 51.04%, carbornat Ca 11.3%, Kluorur Ca 2.0%, phosphat Mg 1.16%, carbonat và chlorur Ca 1.2%.

Các thành phần hóa học của xương cũng thay đổi theo mỗi loại xương, giới tính, độ tuổi, chế độ dinh dưỡng, quá trình luyện tập và bệnh lý liên quan. Ở người trẻ tuổi, xương thường ít các chất vô cơ, nhiều chất hữu cơ, do đó mềm dẻo. Trong khi đó xương ở người cao tuổi thường nhiều chất vô cơ, ít chất hữu cơ, do đó thường giòn và dễ gãy.

Bài 3 (trang 31 SGK Sinh học 8)

Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?

Gợi ý đáp án

Khi hầm xương bò, lợn… chất cốt giao bị phân hủy. Vì vậy, nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ (không còn cốt giao) nên bở.

Soạn Sinh 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cấu tạo của xương, sự to ra và dài ra của xương. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 2 trang 31.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 8 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

I. Cấu tạo của xương

1. Cấu tạo của xương dài

Cấu tạo 1 xương dài gồm có:

– Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.

– Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương. Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).

2. Chức năng của xương dài

Bảng 8-1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài

Các phần của xương

Cấu tạo

Chức năng

Đầu xương

– Sụn bọc đầu xương

– Mô xương xốp gồm các nan xương

– Giảm ma sát trong khớp xương

– Phân tán lực tác động

– Tạo các ô chứa tủy đỏ

Thân xương

– Màng xương

– Mô xương cứng

– Khoang xương

– Giúp xương phát triển to bề ngang

– Chịu lực, đảm bảo vững chắc

– Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.

3. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt

– Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.

– Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.

II. Sự to ra và dài ra của xương

– Sự to ra của xương:

  • Tế bào ở màng xương phân chia → các tế bào mới → đẩy vào trong và hóa xương → xương to ra
  • Ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương → không cao thêm
  • Người già: xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành và tỷ lệ cốt giao giảm → xương xốp, giòn, dễ gãy, sự phục hồi diễn ra chậm, không chắc chắn.

– Sự dài ra của xương: nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.

III. Thành phần hóa học của xương

– Xương được cấu tạo từ:

  • Chất hữu cơ là cốt giao: đảm bảo tính mềm dẻo của xương.
  • + Chất khoáng chủ yếu là Canxi đảm bảo tính tính bền chắc của xương.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 8

Bài 1 (trang 31 SGK Sinh học 8)

Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở bảng sau bằng cách ghép chữ (a, b, c…) với số (1, 2, 3…) sao cho phù hợp.

Các phần của xương

Trả lời: chức năng phù hợp

Chức năng

1. Sụn đầu xương

2. Sụn tăng trưởng

3. Mô xương xốp

4. Mô xương cứng

5. Tủy xương

a) Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già

b) Giảm ma sát trong khớp

c) Xương lớn lên về bề ngang

d) Phân tán lực, tạo ô chứa tủy

e) Chịu lực

f. Xương dài ra

Gợi ý đáp án

Ghép chữ vào chức năng tương ứng với các phần của xương như sau:

1. b ; 2.f ; 3.d

4.e ; 5.a .

Bài 2 (trang 31 SGK Sinh học 8)

Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ?

Gợi ý đáp án

Thành phần hóa học đảm bảo mật độ xương phù hợp với hai tính chất bao gồm:

  • Tính rắn bao gồm các chất vô cơ
  • Tính đàn hồi bao gồm các chất hữu cơ

Cụ thể các thành phần hóa học ở xương bao gồm:

Xương tươi ở người lớn:

  • 50% nước
  • 17.75% mỡ
  • 12.45% chất hữu cơ
  • 21.8% chất vô cơ

Xương khô (đã bóc tách mỡ và nước): Chứa khoảng 2/3 là chất vô cơ và 1/3 là chất hữu cơ:

  • Chất hữu cơ chiếm khoảng 33.3%, chủ yếu là cốt bào (osseine) bao gồm các sợi keo và tế bào xương.
  • Chất vô cơ chiếm khoảng 66.7%, chủ yếu là các chất muối vôi, chẳng hạn như phosphat Ca 51.04%, carbornat Ca 11.3%, Kluorur Ca 2.0%, phosphat Mg 1.16%, carbonat và chlorur Ca 1.2%.

Các thành phần hóa học của xương cũng thay đổi theo mỗi loại xương, giới tính, độ tuổi, chế độ dinh dưỡng, quá trình luyện tập và bệnh lý liên quan. Ở người trẻ tuổi, xương thường ít các chất vô cơ, nhiều chất hữu cơ, do đó mềm dẻo. Trong khi đó xương ở người cao tuổi thường nhiều chất vô cơ, ít chất hữu cơ, do đó thường giòn và dễ gãy.

Bài 3 (trang 31 SGK Sinh học 8)

Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?

Gợi ý đáp án

Khi hầm xương bò, lợn… chất cốt giao bị phân hủy. Vì vậy, nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ (không còn cốt giao) nên bở.

See more articles in the category: TIN TỨC
READ  công thức tính lợi nhuận ròng

Leave a Reply