Or you want a quick look: Lý thuyết Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
Địa 9 Bài 13 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 50.
Soạn Địa lí 9 Bài 13 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Lý thuyết Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
1. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế
a) Cơ cấu ngành dịch vụ.
– Dịch vụ: là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
– Cơ cấu đa dạng, gồm 3 nhóm ngành:
- Dịch vụ tiêu dùng: thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân…
- Dịch vụ sản xuất: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn.
- Dịch vụ công cộng: khoa học giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm.
b) Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống.
– Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.
– Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
– Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.
2. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
a) Đặc điểm phát triển.
– Dịch vụ nước ta chưa phát triển mạnh so với các nước trong khu vực (38,5% năm 2002).
– Hiện nay:
- Dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh và có nhiều cơ hội vươn lên. Phát triển nhất là ngành dịch vụ tiêu dùng.
- Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch…
=> Nhờ chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
– Vấn đề đặt ra:
- Nâng cao trình độ công nghệ.
- Đào tạo lao động lành nghề.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại.
b) Đặc điểm phân bố.
– Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
– Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta.
- Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người.
- Ở nước ta, khu vực dịch vụ mới thu hút khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ đã phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.
- Các hoạt động dịch vụ tập trung ở những nơi đông dân và kinh tế phát triển.
Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 50
Câu 1
Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu (SGK trang 50)
Gợi ý đáp án
Sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu (SGK trang 50)
Câu 2
Lấy ví dụ chứng minh rằng ở đâu đông dân thì ở đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ ?
Gợi ý đáp án
Các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư, nên có nhiều hoạt động dịch vụ. Ngược lại ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.
Ở các đô thị lớn, đong dân ﴾tp Hồ Chí Minh, Hà Nội..﴿ tập trung nhiều lĩnh vực dịch vụ hơn các đô thị nhỏ, ít dân.
Hoặc
Thành phố Hồ Chí Mính và Hà Nội là hai thành phố lớn của nước ta, dân cư tập trung đông đúc (quy mô dân số trên 1 triệu người).
– Hai thành phố này cũng là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất, đa dạng nhất nước ta. Đây là 2 đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước, tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, bệnh viện chuyên khoa hàng đầu; các dịch vụ khác như bảo hiểm, tư vấn, quảng cáo, văn hóa nghệ thuật, ăn uống, du lịch…đều phát triển mạnh.
Câu 3
Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta?
Gợi ý đáp án
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta vì:
– Hai thành phố là nơi tập chung đông dân cư => nhu cầu tăng cao về mọi mặt.
– Có thị trường tiêu thụ lớn và là nơi tập chung vốn đầu tư trong và ngoài nước
– Giao thông thuận lợi có nhiều loại đường bộ, đường hàng không, đường thủy và là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
– Ở đây có nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.
– Là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta.
– Hà Nội và TPHCM chiếm 1/3 tổng mức bán lẻ và dịch vụ, hơn 1/3 số doanh nghiệp thương mại dịch vụ và khoảng 1/3 số người kinh doanh thương mại dịch vụ của cả nước. Có nhiều chợ lớn, các trung tâm thương mại lớn, các siêu thị…
– Là trung tâm chính trị kinh tế tài chính và dịch vụ lớn nhất và hàng đầu cả nước
– Có các khu công nghiệp chuyên sản xuất và có đội ngũ nhân công chăm chỉ dồi dào trình độ cao
Địa 9 Bài 13 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 50.
Soạn Địa lí 9 Bài 13 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Lý thuyết Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
1. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế
a) Cơ cấu ngành dịch vụ.
– Dịch vụ: là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
– Cơ cấu đa dạng, gồm 3 nhóm ngành:
- Dịch vụ tiêu dùng: thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân…
- Dịch vụ sản xuất: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn.
- Dịch vụ công cộng: khoa học giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm.
b) Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống.
– Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.
– Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
– Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.
2. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
a) Đặc điểm phát triển.
– Dịch vụ nước ta chưa phát triển mạnh so với các nước trong khu vực (38,5% năm 2002).
– Hiện nay:
- Dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh và có nhiều cơ hội vươn lên. Phát triển nhất là ngành dịch vụ tiêu dùng.
- Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch…
=> Nhờ chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
– Vấn đề đặt ra:
- Nâng cao trình độ công nghệ.
- Đào tạo lao động lành nghề.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại.
b) Đặc điểm phân bố.
– Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
– Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta.
- Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người.
- Ở nước ta, khu vực dịch vụ mới thu hút khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ đã phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.
- Các hoạt động dịch vụ tập trung ở những nơi đông dân và kinh tế phát triển.
Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 50
Câu 1
Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu (SGK trang 50)
Gợi ý đáp án
Sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu (SGK trang 50)
Câu 2
Lấy ví dụ chứng minh rằng ở đâu đông dân thì ở đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ ?
Gợi ý đáp án
Các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư, nên có nhiều hoạt động dịch vụ. Ngược lại ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.
Ở các đô thị lớn, đong dân ﴾tp Hồ Chí Minh, Hà Nội..﴿ tập trung nhiều lĩnh vực dịch vụ hơn các đô thị nhỏ, ít dân.
Hoặc
Thành phố Hồ Chí Mính và Hà Nội là hai thành phố lớn của nước ta, dân cư tập trung đông đúc (quy mô dân số trên 1 triệu người).
– Hai thành phố này cũng là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất, đa dạng nhất nước ta. Đây là 2 đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước, tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, bệnh viện chuyên khoa hàng đầu; các dịch vụ khác như bảo hiểm, tư vấn, quảng cáo, văn hóa nghệ thuật, ăn uống, du lịch…đều phát triển mạnh.
Câu 3
Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta?
Gợi ý đáp án
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta vì:
– Hai thành phố là nơi tập chung đông dân cư => nhu cầu tăng cao về mọi mặt.
– Có thị trường tiêu thụ lớn và là nơi tập chung vốn đầu tư trong và ngoài nước
– Giao thông thuận lợi có nhiều loại đường bộ, đường hàng không, đường thủy và là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
– Ở đây có nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.
– Là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta.
– Hà Nội và TPHCM chiếm 1/3 tổng mức bán lẻ và dịch vụ, hơn 1/3 số doanh nghiệp thương mại dịch vụ và khoảng 1/3 số người kinh doanh thương mại dịch vụ của cả nước. Có nhiều chợ lớn, các trung tâm thương mại lớn, các siêu thị…
– Là trung tâm chính trị kinh tế tài chính và dịch vụ lớn nhất và hàng đầu cả nước
– Có các khu công nghiệp chuyên sản xuất và có đội ngũ nhân công chăm chỉ dồi dào trình độ cao