Danh sách tải game Đế Chế (AOE) trên máy tính

Or you want a quick look: 1. Age of Empires

Game đế chế Age of Empires (AOE) là một trong số seri trò chơi chiến thuật thời gian thực hay nhất mọi thời đại trên PC. Dưới đây là danh sách đầy đủ các bản phát hành chính của game Age of Empires cùng các gói mở rộng từ bản game AOE gốc được phát hành vào năm 1997 tới Age of Empires III năm 2011 và thông tin mới nhất về Age of Empires IV.

Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1997, cho tới nay, AOE đã có khá nhiều các phiên bản khác nhau, với những thay đổi, cải tiến giúp game đỡ nhàm chán nhưng vẫn giữ được lối chơi kinh điển đã làm nên thành công của tựa game chiến thuật thời gian thực này.

Cho tới nay, Age of Empires đã phát hành được 8 phiên bản và một số phụ bản (bản mở rộng) nhưng hầu như tất cả đều xoay quanh các sự kiện ở châu Âu và châu Á trong các thời kỳ khác nhau (trải dài từ thời kỳ đồ đá – Stone Age cho tới thời đại đồ sắt – Iron Age).

Một điều có lẽ không nhiều người để ý, đó là chúng ta thường chỉ biết game Đế Chế là của Microsoft, nhưng thực tế, “gã khổng lồ” phần mềm chỉ là người phát hành, còn “cha đẻ” của tựa game kinh điển nhất mọi thời đại là Ensemble Studios – một công ty chuyên về phát triển game PC được thành lập từ năm 1995.

1. Age of Empires

Đây là phiên bản đầu tiên của game Đế Chế. Dựa vào những nghiên cứu lịch sử có sẵn, Ensemble Studios đã thiết kế sản phẩm đầu tay của mình với nền văn minh phát triển qua bốn thời kỳ chính:

  • Tiền sử.
  • Thời kỳ đồ đá.
  • Thời kỳ đồ đồng.
  • Thời kỳ đồ sắt.

Ở phiên bản này, AOE có 12 nền văn minh: Hy Lạp, Minos, Ai Cập, Assyria, Sumer, Babylon, Phoenicia, Hittites, Ba Tư, Thương, Triều Tiên, Yamato, tương ứng với 12 đạo quân.

2. Age of Empires: The Rise of Rome

Đây có lẽ là phiên bản thân thuộc nhất với người chơi game Đế Chế Việt Nam, cho tới nay, nó vẫn rất phổ biến và được yêu thích trong giới game thủ. Phiên bản này được phát triển dựa trên sự nổi dậy của Đế chế La Mã, ngoài ra, còn có thêm Đế quốc La Mã và ba nền văn minh khác là:

Trong phiên bản này, có 4 đời để bạn có thể nâng cấp và mỗi lần nâng cấp thành công, người chơi lại có cơ hội nhận được những loại lính ngày càng mạnh hơn, linh động hơn. AOE: The Rise of Rome cũng có 4 loại tài nguyên, đó là:

  • Food (Lương thực).
  • Gold (Vàng).
  • Wood (Gỗ).
  • Stone (Đá).

Mỗi loại tài nguyên đều có thể khai thác được trong tự nhiên, riêng lương thực, khi lên đuợc đời 2 thì bạn có thể làm ruộng để tăng sản lượng lương thực mà không phải đi hái lượm nữa.

3. Age of Empires II: The Age of Kings

Phiên bản HD của AOE 2

Age of Empires II: The Age of Kings, còn được viết tắt là AGE2, The Age of Kings, AoE II hoặc AOK. Đây là một sản phẩm game chiến thuật thời gian thực rất thành công. Game đã gặt hái được rất nhiều thành công và sau đó đã cho ra mắt phiên bản mở rộng với tên gọi “The Conquerors“.

Cốt truyện của Age of Empires II: The Age of Kings xoay quanh 13 nền văn minh, bao gồm: Người Anh, Đế quốc Đông La Mã, người Celt, người Goth, người Teutons, người Frank, Mông Cổ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Tư, Saracen, Thổ Nhĩ Kỳ và người người Viking (cướp biển). Người chơi sẽ phải điều khiển, dẫn dắt quân của mình vượt qua “4 đời”, đó là:

  • Thời kỳ Tăm tối.
  • Thời kỳ Phong kiến.
  • Thời kỳ Trung cổ.
  • Thời kỳ Đế quốc.

Một hạn chế ở phiên bản này, đó là: Chợ (nhà M) không thể sử dụng để giao thương, mà đây chỉ là nơi để nâng cấp đồ. Vàng khá hiếm và là loại nguyên liệu nhanh hết, dễ hết nhất và không thể trao đổi để có được nó.

4. Age of Empires II: The Conquerors

Phiên bản phụ đầu tiên của AOE 2

Age of Empires II: The Conquerors Expansion (đôi khi được viết tắt là AoC hoặc AOK: TC). “The Conquerors” là câu chuyện kể về thời kỳ sau khi Rome sụp đổ. Người chơi có thể thử sức mình với 13 nền văn minh khác nhau trong trò chơi này. Age of Empires II: The Conquerors Expansion không phải bản chính thức mà chỉ là một bản mở rộng của Age of Empires II: The Age of Kings.

READ  Mẫu đơn xin ra khỏi Đảng 2020

5. Age of Mythology

Phiên bản phụ của game AOE

Cùng với The Titans, Age of Mythology là 2 phiên bản phụ khác của game này. Age of Mythology được phát hành vào năm 2002 ở Bắc Mỹ và một tuần sau thì có mặt ở châu Âu. Khác với các phiên bản khác, bản mở rộng này của AOE không tập trung vào các biến cố lịch sử, các cuộc tấn công tranh giành thuộc địa mà nó chuyển hoàn toàn nội dung của mình tới một Thế giới, một thời kỳ của các vị Thần trong Thần thoại của một số Quốc gia như Hy Lạp, Ai Cập hay Na Uy…

Age of Mythology có lối chơi tương tự như Age of Empires, nhưng chỉ có 3 nền văn minh trong game để lựa chọn, đó là Hy Lạp, Ai Cập và Na-uy. Mỗi nền văn minh lại có 3 vị thần chính khác nhau, cụ thể:

Hy Lạp, có:

  • Zeus (vị thần quyền lực và mạnh nhất, cai quản đỉnh Olympus, giống Thiên Đường).
  • Hades (thần cai quản Địa ngục).
  • Poseidon (Thần biển, Thủy thần).

Ai Cập:

  • Isis – Mệnh danh là “Nữ hoàng của các Nữ Thần”.
  • Ra – Thần Mặt trời.
  • Set – Một Ác Thần.

Na Uy:

  • Odin: Vị Thần đứng đầu trong Thần thoại Bắc Âu (giống Zeus).
  • Thor: Vị thần sức mạnh, có thể sử dụng sấm sét. Con trai cả của Thần Odin và nữ thần đất – Jord.
  • Loki: Con nuôi của Thần Odin (thuộc tộc người khổng lồ), thích quấy phá người khác và gây ra ngày tận thế “Ragnarok”.

Người chơi được phép chọn trước cho mình một nền văn minh và một vị Thần trước khi chính thức vào chơi. Mỗi lần lên đời thành công, sẽ có một vị Thần thứ hai được lựa chọn, vị Thần “phụ” này có ít sức mạnh và tầm quan trọng hơn so với Thần “chính”. Những vị Thần này sẽ ban cho người chơi các nguồn nguyên liệu, năng lượng… để tăng sức mạnh cho binh lính, cho người chơi trong quá trình tham gia game.

6. Age of Mythology: The Titans

Phụ bản khác của game AOE

Đây chỉ là bản mở rộng lần hai của Age of Mythology.

7. Age of Empires III: Definitive Edition

AOE III

Một phiên bản khác nằm trong seri game chiến thuật thời gian thực Age of Empires của Emsemble Studios và Microsoft Game Studios. Age of Empires III có nội dung miêu tả về thời kỳ thuộc địa hóa châu Mỹ của 8 Quốc gia lớn nhất châu Âu thời bấy giờ là: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) và Nga.

8. Age of Empires III: The WarChiefs

Phiên bản mở rộng của AOE 3

Age of Empires III: The WarChiefs là bản mở rộng chính thức đầu tiên của Age of Empires III. Không có quá nhiều thay đổi về cách chơi, nội dung cũng như chất lượng game. Khác biệt duy nhất là sự bổ sung của ba nền văn minh mới đến từ Tân Thế giới, nâng cấp một số tính năng trong bản đồ, các công trình kiến trúc và đơn vị quân đội.

Age of Empires III: The WarChiefs được phát hành vào năm 2006.

9. Age of Empires III: The Asian Dynasties

AOE: The Asian Dynastics

Bản mở rộng thứ hai của Age of Empires III ra đời vào năm 2007 (một năm sau bản mở rộng đầu tiên). Age of Empires III: The Asian Dynasties mang tới cho người chơi một cơ hội hiếm có để khám phá và tìm hiểu về sự bí ẩn trong nền văn hóa tới từ phương Đông (Trung Hoa, Nhật Bản và Ấn Độ). Ba Quốc gia này sẽ tham gia và mang lại những trải nghiệm mới chưa từng có cho người chơi với chủng quân “Pháp sư“. Họ có khả năng cận chiến khá tốt và đặc biệt, có thể khiến lính canh bất động.

Phiên bản phụ hai này cũng được bổ sung thêm bốn bản đồ mới, là:

  • SilkRoad (Con đường tơ lụa).
  • Honshu.
  • Himalayas.
  • Indochina.

Ngoài ra, còn có một số chế độ chơi và chiến dịch mới.

10. Age of Empires II HD: Rise of the Rajas

Phụ bản có bố sung quân Việt Nam của AOE

Phiên bản mở rộng mới nhất của AOE, trong bản này, người chơi Việt Nam có thể tự hào khi đất nước mình là một trong bốn Quốc gia được bổ sung vào game (Burmese, Khmer, Malay Vietnamese) và thậm chí, các chủng quân còn được đánh giá cao về sức mạnh và thuộc tính.

Biểu tượng quân của Việt Nam là Rùa vàng và lấy bối cảnh là Lê Lợi đứng lên khởi nghĩa chống lại nhà Minh (Trung Quốc) để giành lại quyền tự chủ cho đất nước Đại Việt thời bấy giờ. Tuy nhiên, để chơi được phụ bản này, người chơi cần có bản gốc của Age of Empires 2 HD đang được bán với giá $19.99.

11. Age of Empires IV

Age of Empires IV

Age of Empires IV hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Theo thông tin được hé lộ từ hãng, giống như mọi phiên bản trước, game đế chế mới này vẫn giữ nguyên lối chơi nhập vai tại thời gian thực. Tuy nhiên, AOE IV hứa hẹn mang tới một “công thức” RTS hoàn toàn mới nhưng đưa người chơi trở về thời Trung cổ thay vì tới giai đoạn tiếp theo trong lịch sử loài người. Người chơi sẽ tiếp tục khai phá, canh tác và phát triển đế chế hằng mơ ước theo cách sáng tạo mới.

READ  công thức tính lợi nhuận ròng

Vậy là bài viết trên vừa tổng hợp cho các bạn đầy đủ toàn bộ các phiên bản game Age of Empires (từ bản chính thức tới bản mở rộng) cùng link tải tương ứng với mỗi phiên bản đó. Có thể nói, Đế Chế là “món ăn tinh thần”, là game kinh điển nhất mọi thời đại và không một người yêu thích game nào có thể bỏ qua, còn bạn thì sao?

Chúc các bạn có những giây phút giải trí vui vẻ!

Game đế chế Age of Empires (AOE) là một trong số seri trò chơi chiến thuật thời gian thực hay nhất mọi thời đại trên PC. Dưới đây là danh sách đầy đủ các bản phát hành chính của game Age of Empires cùng các gói mở rộng từ bản game AOE gốc được phát hành vào năm 1997 tới Age of Empires III năm 2011 và thông tin mới nhất về Age of Empires IV.

Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1997, cho tới nay, AOE đã có khá nhiều các phiên bản khác nhau, với những thay đổi, cải tiến giúp game đỡ nhàm chán nhưng vẫn giữ được lối chơi kinh điển đã làm nên thành công của tựa game chiến thuật thời gian thực này.

Cho tới nay, Age of Empires đã phát hành được 8 phiên bản và một số phụ bản (bản mở rộng) nhưng hầu như tất cả đều xoay quanh các sự kiện ở châu Âu và châu Á trong các thời kỳ khác nhau (trải dài từ thời kỳ đồ đá – Stone Age cho tới thời đại đồ sắt – Iron Age).

Một điều có lẽ không nhiều người để ý, đó là chúng ta thường chỉ biết game Đế Chế là của Microsoft, nhưng thực tế, “gã khổng lồ” phần mềm chỉ là người phát hành, còn “cha đẻ” của tựa game kinh điển nhất mọi thời đại là Ensemble Studios – một công ty chuyên về phát triển game PC được thành lập từ năm 1995.

1. Age of Empires

Đây là phiên bản đầu tiên của game Đế Chế. Dựa vào những nghiên cứu lịch sử có sẵn, Ensemble Studios đã thiết kế sản phẩm đầu tay của mình với nền văn minh phát triển qua bốn thời kỳ chính:

  • Tiền sử.
  • Thời kỳ đồ đá.
  • Thời kỳ đồ đồng.
  • Thời kỳ đồ sắt.

Ở phiên bản này, AOE có 12 nền văn minh: Hy Lạp, Minos, Ai Cập, Assyria, Sumer, Babylon, Phoenicia, Hittites, Ba Tư, Thương, Triều Tiên, Yamato, tương ứng với 12 đạo quân.

2. Age of Empires: The Rise of Rome

Đây có lẽ là phiên bản thân thuộc nhất với người chơi game Đế Chế Việt Nam, cho tới nay, nó vẫn rất phổ biến và được yêu thích trong giới game thủ. Phiên bản này được phát triển dựa trên sự nổi dậy của Đế chế La Mã, ngoài ra, còn có thêm Đế quốc La Mã và ba nền văn minh khác là:

Trong phiên bản này, có 4 đời để bạn có thể nâng cấp và mỗi lần nâng cấp thành công, người chơi lại có cơ hội nhận được những loại lính ngày càng mạnh hơn, linh động hơn. AOE: The Rise of Rome cũng có 4 loại tài nguyên, đó là:

  • Food (Lương thực).
  • Gold (Vàng).
  • Wood (Gỗ).
  • Stone (Đá).

Mỗi loại tài nguyên đều có thể khai thác được trong tự nhiên, riêng lương thực, khi lên đuợc đời 2 thì bạn có thể làm ruộng để tăng sản lượng lương thực mà không phải đi hái lượm nữa.

3. Age of Empires II: The Age of Kings

Phiên bản HD của AOE 2

Age of Empires II: The Age of Kings, còn được viết tắt là AGE2, The Age of Kings, AoE II hoặc AOK. Đây là một sản phẩm game chiến thuật thời gian thực rất thành công. Game đã gặt hái được rất nhiều thành công và sau đó đã cho ra mắt phiên bản mở rộng với tên gọi “The Conquerors“.

Cốt truyện của Age of Empires II: The Age of Kings xoay quanh 13 nền văn minh, bao gồm: Người Anh, Đế quốc Đông La Mã, người Celt, người Goth, người Teutons, người Frank, Mông Cổ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Tư, Saracen, Thổ Nhĩ Kỳ và người người Viking (cướp biển). Người chơi sẽ phải điều khiển, dẫn dắt quân của mình vượt qua “4 đời”, đó là:

  • Thời kỳ Tăm tối.
  • Thời kỳ Phong kiến.
  • Thời kỳ Trung cổ.
  • Thời kỳ Đế quốc.

Một hạn chế ở phiên bản này, đó là: Chợ (nhà M) không thể sử dụng để giao thương, mà đây chỉ là nơi để nâng cấp đồ. Vàng khá hiếm và là loại nguyên liệu nhanh hết, dễ hết nhất và không thể trao đổi để có được nó.

4. Age of Empires II: The Conquerors

Phiên bản phụ đầu tiên của AOE 2

Age of Empires II: The Conquerors Expansion (đôi khi được viết tắt là AoC hoặc AOK: TC). “The Conquerors” là câu chuyện kể về thời kỳ sau khi Rome sụp đổ. Người chơi có thể thử sức mình với 13 nền văn minh khác nhau trong trò chơi này. Age of Empires II: The Conquerors Expansion không phải bản chính thức mà chỉ là một bản mở rộng của Age of Empires II: The Age of Kings.

5. Age of Mythology

Phiên bản phụ của game AOE

Cùng với The Titans, Age of Mythology là 2 phiên bản phụ khác của game này. Age of Mythology được phát hành vào năm 2002 ở Bắc Mỹ và một tuần sau thì có mặt ở châu Âu. Khác với các phiên bản khác, bản mở rộng này của AOE không tập trung vào các biến cố lịch sử, các cuộc tấn công tranh giành thuộc địa mà nó chuyển hoàn toàn nội dung của mình tới một Thế giới, một thời kỳ của các vị Thần trong Thần thoại của một số Quốc gia như Hy Lạp, Ai Cập hay Na Uy…

READ  ai là nữ thần kim ưng năm 2020 | Vuidulich.vn

Age of Mythology có lối chơi tương tự như Age of Empires, nhưng chỉ có 3 nền văn minh trong game để lựa chọn, đó là Hy Lạp, Ai Cập và Na-uy. Mỗi nền văn minh lại có 3 vị thần chính khác nhau, cụ thể:

Hy Lạp, có:

  • Zeus (vị thần quyền lực và mạnh nhất, cai quản đỉnh Olympus, giống Thiên Đường).
  • Hades (thần cai quản Địa ngục).
  • Poseidon (Thần biển, Thủy thần).

Ai Cập:

  • Isis – Mệnh danh là “Nữ hoàng của các Nữ Thần”.
  • Ra – Thần Mặt trời.
  • Set – Một Ác Thần.

Na Uy:

  • Odin: Vị Thần đứng đầu trong Thần thoại Bắc Âu (giống Zeus).
  • Thor: Vị thần sức mạnh, có thể sử dụng sấm sét. Con trai cả của Thần Odin và nữ thần đất – Jord.
  • Loki: Con nuôi của Thần Odin (thuộc tộc người khổng lồ), thích quấy phá người khác và gây ra ngày tận thế “Ragnarok”.

Người chơi được phép chọn trước cho mình một nền văn minh và một vị Thần trước khi chính thức vào chơi. Mỗi lần lên đời thành công, sẽ có một vị Thần thứ hai được lựa chọn, vị Thần “phụ” này có ít sức mạnh và tầm quan trọng hơn so với Thần “chính”. Những vị Thần này sẽ ban cho người chơi các nguồn nguyên liệu, năng lượng… để tăng sức mạnh cho binh lính, cho người chơi trong quá trình tham gia game.

6. Age of Mythology: The Titans

Phụ bản khác của game AOE

Đây chỉ là bản mở rộng lần hai của Age of Mythology.

7. Age of Empires III: Definitive Edition

AOE III

Một phiên bản khác nằm trong seri game chiến thuật thời gian thực Age of Empires của Emsemble Studios và Microsoft Game Studios. Age of Empires III có nội dung miêu tả về thời kỳ thuộc địa hóa châu Mỹ của 8 Quốc gia lớn nhất châu Âu thời bấy giờ là: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) và Nga.

8. Age of Empires III: The WarChiefs

Phiên bản mở rộng của AOE 3

Age of Empires III: The WarChiefs là bản mở rộng chính thức đầu tiên của Age of Empires III. Không có quá nhiều thay đổi về cách chơi, nội dung cũng như chất lượng game. Khác biệt duy nhất là sự bổ sung của ba nền văn minh mới đến từ Tân Thế giới, nâng cấp một số tính năng trong bản đồ, các công trình kiến trúc và đơn vị quân đội.

Age of Empires III: The WarChiefs được phát hành vào năm 2006.

9. Age of Empires III: The Asian Dynasties

AOE: The Asian Dynastics

Bản mở rộng thứ hai của Age of Empires III ra đời vào năm 2007 (một năm sau bản mở rộng đầu tiên). Age of Empires III: The Asian Dynasties mang tới cho người chơi một cơ hội hiếm có để khám phá và tìm hiểu về sự bí ẩn trong nền văn hóa tới từ phương Đông (Trung Hoa, Nhật Bản và Ấn Độ). Ba Quốc gia này sẽ tham gia và mang lại những trải nghiệm mới chưa từng có cho người chơi với chủng quân “Pháp sư“. Họ có khả năng cận chiến khá tốt và đặc biệt, có thể khiến lính canh bất động.

Phiên bản phụ hai này cũng được bổ sung thêm bốn bản đồ mới, là:

  • SilkRoad (Con đường tơ lụa).
  • Honshu.
  • Himalayas.
  • Indochina.

Ngoài ra, còn có một số chế độ chơi và chiến dịch mới.

10. Age of Empires II HD: Rise of the Rajas

Phụ bản có bố sung quân Việt Nam của AOE

Phiên bản mở rộng mới nhất của AOE, trong bản này, người chơi Việt Nam có thể tự hào khi đất nước mình là một trong bốn Quốc gia được bổ sung vào game (Burmese, Khmer, Malay Vietnamese) và thậm chí, các chủng quân còn được đánh giá cao về sức mạnh và thuộc tính.

Biểu tượng quân của Việt Nam là Rùa vàng và lấy bối cảnh là Lê Lợi đứng lên khởi nghĩa chống lại nhà Minh (Trung Quốc) để giành lại quyền tự chủ cho đất nước Đại Việt thời bấy giờ. Tuy nhiên, để chơi được phụ bản này, người chơi cần có bản gốc của Age of Empires 2 HD đang được bán với giá $19.99.

11. Age of Empires IV

Age of Empires IV

Age of Empires IV hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Theo thông tin được hé lộ từ hãng, giống như mọi phiên bản trước, game đế chế mới này vẫn giữ nguyên lối chơi nhập vai tại thời gian thực. Tuy nhiên, AOE IV hứa hẹn mang tới một “công thức” RTS hoàn toàn mới nhưng đưa người chơi trở về thời Trung cổ thay vì tới giai đoạn tiếp theo trong lịch sử loài người. Người chơi sẽ tiếp tục khai phá, canh tác và phát triển đế chế hằng mơ ước theo cách sáng tạo mới.

Vậy là bài viết trên vừa tổng hợp cho các bạn đầy đủ toàn bộ các phiên bản game Age of Empires (từ bản chính thức tới bản mở rộng) cùng link tải tương ứng với mỗi phiên bản đó. Có thể nói, Đế Chế là “món ăn tinh thần”, là game kinh điển nhất mọi thời đại và không một người yêu thích game nào có thể bỏ qua, còn bạn thì sao?

Chúc các bạn có những giây phút giải trí vui vẻ!

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply