Văn mẫu lớp 12: Cảm nhận khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 3 mẫu)

Or you want a quick look: Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài thơ Tây Tiến

Mobitool sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 12: Cảm nhận khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mời bạn đọc tham khảo dưới đây.

Tây Tiến là một tác phẩm trọng tâm thuộc chương trình Ngữ văn lớp 12. Đây cũng là tác phẩm quan trọng khi ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia.

Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài thơ Tây Tiến

I. Mở bài

Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến: Quang Dũng là một nhà thơ đa tài. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ Tây Tiến.

Dẫn dắt giới thiệu đến nội dung cần phân tích: Đến với khổ thơ thứ ba, người đọc đã thấy được hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên đầy dũng cảm nhưng cũng thật thơ mộng.

II. Thân bài

1. Khái quát chung về khổ thơ

– Hoàn cảnh sáng tác: Là bài thơ sau khi tác giả rời xa đơn vị cũ. Cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến và viết bài thơ này.

– Nội dung bài thơ: Là nỗi nhớ về chiến trường, về con người, về thiên nhiên Tây Bắc bằng cả tấm chân tình của chính tác giả.

– Vị trí đoạn thơ: Là đoạn thơ thứ ba trong mạch cảm xúc của toàn bài thơ. Đoạn thơ đã khắc họa chân dung người lính Tây Tiến với sự hy sinh bi tráng của họ.

2. Cảm nhận về khổ 3

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

– Khổ ba đã khắc họa cho người đọc thấy được hình ảnh người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực với cảm xúc bi tráng.

– Họ đã sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”.

– Những người lính hào hùng mà vẫn lãng mạn hào hoa: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: mơ về, nhớ về dáng hình kiều diễm của người thiếu nữ đất Hà thành thanh lịch.

– Đặc biệt nhất là tinh thần bi tráng thấy được qua sự hy sinh của người lính:

  • Những người lính trẻ trung, hào hoa đó gửi thân mình nơi biên cương xa xôi, sẵn sàng tự nguyện hiến dâng “đời xanh” cho Tổ Quốc mà không hề tiếc nuối.
  • Hình ảnh “áo bào thay chiếu” là cách nói sang trọng hóa sự hy sinh của người lính Tây Tiến.
  • Họ coi cái chết tựa lông hồng. sự hy sinh ấy nhẹ nhàng, thanh thản như trở về với đất mẹ: “anh về đất”.
  • “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”: Linh hồn người tử sĩ đó hoà cùng sông núi. Con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc độc tấu đau thương, hùng tráng để tiễn người lính vào cõi bất tử: Âm hưởng dữ dội tô đậm cái chết bi hùng của người lính Tây Tiến.
  • Hàng loạt từ Hán Việt: “biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành…” gợi không khí tôn nghiêm, trang trọng khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

=> Hình ảnh người lính Tây Tiến phảng phất vẻ đẹp lãng mạn mà bi tráng của người tráng sĩ anh hùng xưa.

III. Kết bài

Khái quát lại về hình ảnh của đoàn quân Tây Tiến, cảm nhận chung của người viết về khổ thơ thứ ba.

Cảm nhận khổ 3 bài thơ Tây Tiến – Mẫu 1

“Tây Tiến” là một đơn vị quân đội được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp với bộ đội Lào chống lại thực dân Pháp. Đa phần những người lính trong binh đoàn Tây Tiến đều là học sinh sinh viên, trong đó có nhà thơ Quang Dũng. Năm 1948, sau khi chuyển sang đơn vị khác, nhà thơ đã nhớ về binh đoàn Tây Tiến và sáng tác ra “Tây Tiến”. Đến với khổ thơ thứ ba, Quang Dũng đã giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên vô cùng chân thực:

“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Đầu tiên, chân dung của người lính Tây Tiến được khắc họa qua hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc” – một hình ảnh rất thật. Bởi trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, ở nơi chiến trường đầy những bom đạn, hóa chất của kẻ thù đã khiến cho mái tóc của người lính không còn đẹp đẽ nữa. Kỳ lạ là cách nói “không mọc tóc” đã thể hiện được tâm thế chủ động của người lính. Họ đã lựa chọn cạo trọc đầu để thuận tiện cho sinh hoạt kháng chiến. Một hình ảnh rất độc đáo nữa đó là “Quân xanh màu lá dữ oai hùng”. Màu xanh ở đây có thể hiểu là của lớp lá ngụy trang. Trên đường hành quân nơi chiến trường, người lính phải ngụy trang để tránh khỏi tai mắt của kẻ thù. Nhưng cũng có thể đó là khuôn mặt xanh xao của người lính trước những cơn sốt rét rừng. Dù hiểu theo cách nào, người đọc cũng sẽ thấy được những khó khăn gian khổ mà họ phải trải qua. Dù trong chiến tranh, khó khăn là vật nhưng vẫn không làm mất đi tinh thần lạc quan của người lính.

Tiếp đến, Quang Dũng đã cho thấy một tầm hồn mơ mộng của người lính Tây Tiến. Những người lính ấy tuổi mới chỉ mười tám đôi mươi – vẫn còn là những học sinh, sinh viên mang trong mình nhiều lý tưởng mơ mộng. Vì nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc mà tạm gác bút nghiên, cầm súng để chiến đấu. Hình ảnh “mắt trừng” gửi đến một đôi mắt đang theo dõi kẻ thù với sự căm giận và quyết tâm. Đôi mắt ấy “gửi mộng qua biên giới” với khát vọng về một hòa bình cho tổ quốc, cho nhân dân. Để rồi khi đêm đến họ mơ về “Hà Nội dáng kiều thơm” – đó là những cô gái Hà Nội với vẻ đẹp thướt tha thanh lịch. Khi đọc câu thơ này của Quang Dũng, nhiều nhà nghiên cứu văn học đã cho rằng nó mang cái “buồn rớt, mộng rớt” của giai cấp tiểu tư sản. Nhận xét như vậy có phần còn phiến diện, một chiều.

Bất kì một trận chiến nào cũng đều có mất mát, hy sinh. Nhưng sự hy sinh của họ lại được Quang Dũng khắc họa thật hào hùng. Từ láy “rải rác” kết hợp với cụm từ Hán Việt “biên cương mồ viễn xứ” làm cho câu thơ trở nên trang trọng hơn. Câu thơ giúp người đọc hình dung được đó không chỉ là một cái chết mà rất nhiều cái chết. Với lời khẳng định “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, chúng ta đã thấy được tinh thần của một thế hệ trẻ Việt Nam bấy giờ. Dù tuổi đời còn trẻ, nhưng vẫn quyết ra đi để bảo vệ tổ quốc – “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Tiếp đến là hình ảnh “áo bào” chính là chiếc áo lính các anh đang mặc. Điều kiện chiến tranh khắc nghiệt, thiếu thốn đến không có cả chiếu để bọc thi thể người lính đã hi sinh. Những người đồng đội của các anh phải lấy chiếc áo mà các anh đang mặc để chôn cất. Cách nói “về đất” là nói giảm, nói tránh để giảm bớt đau thương và cũng là sự ngợi ca, trân trọng dành cho người anh hùng của quê hương đất nước. Hình ảnh cuối cùng “sông Mã gầm lên khúc độc hành” là sự thành kính đưa tiễn các anh. Sự hy sinh của người lính Tây Tiến đã khiến cho thiên nhiên vạn vật cũng phải khóc thương

Như vậy, Quang Dũng đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về hình ảnh người lính Tây Tiến với những nét đẹp tiêu biểu. Khổ thơ thứ ba đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc.

Cảm nhận khổ 3 bài thơ Tây Tiến – Mẫu 2

Quang Dũng là một nhà thơ đa tài với nhiều tác phẩm nổi bật. Bài thơ Tây Tiến đã khắc họa được hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên đầy chân thực, đặc biệt là khi đọc khổ thơ thứ ba:

READ  Quần áo size S, M, L, XL, 3XL, One Size là gì?

“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Đoàn quân Tây Tiến trước hết hiện lên qua hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc”. Cụm từ “không mọc tóc” cho thấy sự chủ động của người lính. Ở nơi chiến trường gian khổ, mọi công việc sinh hoạt đều diễn ra một cách đơn giản nhất. Họ chọn cách cắt đi mái tóc của mình để thuận tiện cho cuộc sống nơi chiến trường. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, hình ảnh đoàn binh không mọc tóc còn nói về một thực tế khốc liệt nơi chiến trường. Những cơn sốt rét rừng khiến cho người lính bị rụng hết tóc. Tiếp đến là hình ảnh “quân xanh màu lá dữ oai hùm” gợi ra hai cách hiểu cho người đọc. Cách thứ nhất đó là màu xanh của lớp lá ngụy trang. Trên đường hành quân nơi chiến trường, người lính phải ngụy trang để tránh khỏi tai mắt của kẻ thù. Ở đây, màu xanh của lớp áo ngụy trang lẫn với màu xanh của cây rừng. Cách hiểu thứ hai đó chính là khuôn mặt xanh xao của những người lính bởi những cơn sốt rét rừng. Dù được hiểu theo cách nào, chúng ta vẫn thấy được sự khó khăn, gian khổ mà người lính Tây Tiến đã trải qua.

Nhưng không chỉ dũng cảm, Quang Dũng còn cho thấy họ là những lính lãng mạn, hào hoa. Xuất thân từ tầng lớp trí thức tiểu tư sản, người lính Tây Tiến xung phong vào nơi chiến trường trận mạc trở thành những người lính nhưng vẫn mang giữ tâm hồn của những chàng sinh viên. Hình ảnh “mắt trừng” gợi đến một đôi mắt đang theo dõi kẻ thù với sự căm giận và quyết tâm. Đôi mắt ấy “gửi mộng qua biên giới” với khát vọng về một hòa bình cho tổ quốc, cho nhân dân. Để rồi khi đêm đến họ mơ về “Hà Nội dáng kiều thơm” – đó là những cô gái Hà Nội với vẻ đẹp thướt tha thanh lịch. Với hình ảnh này, nhà thơ muốn khắc họa nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương của người lính Tây Tiến.

Nhà thơ tiếp tục khắc họa hình ảnh đoàn quân Tây Tiến qua sự hy sinh. Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” kết hợp với từ láy “rải rác” và các từ Hán Việt “biên cương”, “viễn xứ” khiến cho giọng thơ bỗng nhiên trở nên trang trọng hơn. Ở đây không còn chỉ là một cái chết, mà là rất nhiều cái chết. Chiến trường là nấm mồ chung của biết bao con người. Nhưng dù đồng đội của các anh đã ra đi, nhưng các anh vẫn nguyện đem thân mình dâng hiến cho tổ quốc. Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” như một lời khẳng định. Những người lính nguyện đem thân mình cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Các anh chẳng tiếc nuối những năm tháng tuổi trẻ. Nhưng làm sao mà không tiếc nuối cho được. Họ mới chỉ là những chàng trai tuổi mười tám đôi mươi còn nhiều thơ mộng. Nhưng vì lý tưởng cách mạng họ nguyện hy sinh tất cả. Hình ảnh “áo bào” gợi ra hai cách hiểu sâu sắc. Những người lính khi ra đi, đồng đội của các anh không có gì để chôn cất nên các anh phải dùng những chiếc áo còn nguyên vẹn thay thế. Nhưng “áo bào” con mang ý nghĩa thiêng liêng – đó là tấm chiến báo khoác lên mình những chiến tướng. Người lính ra đi nhưng họ đã để lại những chiến công vang dội giống như những vị tướng thời xưa. Với hình ảnh này, người lính đã được bất tử hóa. Các anh không chết đâu, các anh vẫn mãi sống trong lòng của người dân Việt Nam. Đặc biệt nhất là câu thơ cuối cùng: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Trước sự hy sinh ấy, con sông Mã – con sống gắn bó với cuộc sống người lính Tây Tiến tại núi rừng Tây Bắc dường như cũng không thể im lặng: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Sông Mã vốn là vật vô tri vô giác lại được nhân hóa qua động từ “gầm”. Cái chết của các anh khiến cho thiên nhiên cũng phải thương xót mà vang lên khúc tráng ca tiễn biệt. Quả là khi đọc đến những câu thơ này, mỗi người đều sẽ cảm thấy thật xúc động.

Khổ thơ thứ ba đã khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến vô cùng chân thực. Người đọc qua đây hiểu thêm về sự khốc liệt nơi chiến trường, cũng như tinh thần lạc quan của người lính.

Cảm nhận khổ 3 bài thơ Tây Tiến – Mẫu 3

Đến với Tây Tiến, Quang Dũng đã khắc họa hình ảnh người lính hiện lên với vẻ đẹp hào hùng mà thơ mộng. Đặc biệt hình ảnh người lính hiện lên qua khổ thơ thứ ba đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Bài thơ được sáng tác khi tác giả rời xa đơn vị cũ. Cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến và viết bài thơ này. Nhà thơ đã khắc họa người lính với hiện thực đầy khốc liệt:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Người lính sống nơi chiến trường khốc liệt – thiếu thốn mọi điều. Nhưng họ vẫn chủ động đối mặt với những khó khăn đó. “Không mọc tóc” cho thấy một sự kiên quyết – người lính chủ động cạo trọc đầu để thuận tiện cho sinh hoạt. Nhưng hình ảnh này còn có thể được hiểu khi gắn với thực tế cuộc sống của người lính tại rừng Trường Sơn lúc bấy giờ. Hóa chất của kẻ thù đã khiến tóc của họ bị rụng dần. Thế mới thấy, Quang Dũng chỉ phản ánh lại hiện thực chứ không hề cường điệu. Tiếp đến là hình ảnh “Quân xanh màu lá dữ oai hùng” – có thể hiểu đó là màu xanh của lớp lá ngụy trang giúp người lính hành quân trong rừng. Nhưng nếu hiểu đó là màu xanh xao trên khuôn mặt của người lính bởi cơn sốt rét rừng thì mới thấy được sự khó khăn của họ. Không chỉ riêng Quang Dũng, mà Tố Hữu cũng đã từng khắc họa hình ảnh đó:

“Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ”

Giữa những cuộc hành quân chiến đấu, họ vẫn dành riêng cho mình dăm ba phút để nhớ về quê hương, nhớ về những bóng dáng thân yêu: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Tâm hồn lãng mạn đưa các anh về

“Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”

Nhưng khác là ở đây, người lính Tây Tiến nhớ đang nhớ về quê hương của mình.

Nhà thơ Quang Dũng cũng không né tránh sự hy sinh của người lính:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Chốn biên cương nơi bom rơi đạn nổ đã lấy đi bao xương máu, để lại những nấm mồ xanh đã hóa thành bất tử. Nhìn thẳng vào sự thật, ta thấy ở đó bao mất mát hy sinh. Nhưng nhìn xa hơn sự thật, ta thấy đằng sau sự hy sinh là chí khí người anh hùng “chẳng tiếc đời xanh”, dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Nếu ngày xưa, người tráng sĩ chọn cái chết hiên ngang nơi trận mạc với da ngựa bọc thây và coi đó là vinh quang tột đỉnh, thì người lính Tây Tiến lại l “áo bào thay chiếu anh về đất.” Nhịp điệu câu thơ chậm rãi và trang trọng. Một chi tiết rất thực được nhắc đến trong câu thơ thấp thoáng phong vị cổ này là hình ảnh áo bào thay chiếu. Không có manh chiếu, các anh “về đất” bằng chiếc áo bào. Ta không thấy ở đó sự thiếu thốn mà chỉ thấy khí chất của người anh hùng sánh ngang tầm với non sông. Âm thanh của sông Mã gầm lên vừa như tiếng khóc của thiên nhiên đất trời, vừa như khúc nhạc kì vĩ đưa cái chết của người lính vào cõi trường cửu.

Có thể khẳng định rằng, khổ thơ thứ ba của bài thơ “Tây Tiến” là một khổ thơ hay. Hình ảnh người lính của binh đoàn Tây Tiến hiện lên đầy chân thực, giúp bạn đọc hiểu hơn về cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc, cũng như tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam.

READ  Viết đoạn văn tiếng Anh về ngôi nhà mơ ước (14 mẫu)

Mobitool sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 12: Cảm nhận khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mời bạn đọc tham khảo dưới đây.

Tây Tiến là một tác phẩm trọng tâm thuộc chương trình Ngữ văn lớp 12. Đây cũng là tác phẩm quan trọng khi ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia.

Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài thơ Tây Tiến

I. Mở bài

Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến: Quang Dũng là một nhà thơ đa tài. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ Tây Tiến.

Dẫn dắt giới thiệu đến nội dung cần phân tích: Đến với khổ thơ thứ ba, người đọc đã thấy được hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên đầy dũng cảm nhưng cũng thật thơ mộng.

II. Thân bài

1. Khái quát chung về khổ thơ

– Hoàn cảnh sáng tác: Là bài thơ sau khi tác giả rời xa đơn vị cũ. Cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến và viết bài thơ này.

– Nội dung bài thơ: Là nỗi nhớ về chiến trường, về con người, về thiên nhiên Tây Bắc bằng cả tấm chân tình của chính tác giả.

– Vị trí đoạn thơ: Là đoạn thơ thứ ba trong mạch cảm xúc của toàn bài thơ. Đoạn thơ đã khắc họa chân dung người lính Tây Tiến với sự hy sinh bi tráng của họ.

2. Cảm nhận về khổ 3

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

– Khổ ba đã khắc họa cho người đọc thấy được hình ảnh người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực với cảm xúc bi tráng.

– Họ đã sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”.

– Những người lính hào hùng mà vẫn lãng mạn hào hoa: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: mơ về, nhớ về dáng hình kiều diễm của người thiếu nữ đất Hà thành thanh lịch.

– Đặc biệt nhất là tinh thần bi tráng thấy được qua sự hy sinh của người lính:

  • Những người lính trẻ trung, hào hoa đó gửi thân mình nơi biên cương xa xôi, sẵn sàng tự nguyện hiến dâng “đời xanh” cho Tổ Quốc mà không hề tiếc nuối.
  • Hình ảnh “áo bào thay chiếu” là cách nói sang trọng hóa sự hy sinh của người lính Tây Tiến.
  • Họ coi cái chết tựa lông hồng. sự hy sinh ấy nhẹ nhàng, thanh thản như trở về với đất mẹ: “anh về đất”.
  • “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”: Linh hồn người tử sĩ đó hoà cùng sông núi. Con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc độc tấu đau thương, hùng tráng để tiễn người lính vào cõi bất tử: Âm hưởng dữ dội tô đậm cái chết bi hùng của người lính Tây Tiến.
  • Hàng loạt từ Hán Việt: “biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành…” gợi không khí tôn nghiêm, trang trọng khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

=> Hình ảnh người lính Tây Tiến phảng phất vẻ đẹp lãng mạn mà bi tráng của người tráng sĩ anh hùng xưa.

III. Kết bài

Khái quát lại về hình ảnh của đoàn quân Tây Tiến, cảm nhận chung của người viết về khổ thơ thứ ba.

Cảm nhận khổ 3 bài thơ Tây Tiến – Mẫu 1

“Tây Tiến” là một đơn vị quân đội được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp với bộ đội Lào chống lại thực dân Pháp. Đa phần những người lính trong binh đoàn Tây Tiến đều là học sinh sinh viên, trong đó có nhà thơ Quang Dũng. Năm 1948, sau khi chuyển sang đơn vị khác, nhà thơ đã nhớ về binh đoàn Tây Tiến và sáng tác ra “Tây Tiến”. Đến với khổ thơ thứ ba, Quang Dũng đã giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên vô cùng chân thực:

“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Đầu tiên, chân dung của người lính Tây Tiến được khắc họa qua hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc” – một hình ảnh rất thật. Bởi trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, ở nơi chiến trường đầy những bom đạn, hóa chất của kẻ thù đã khiến cho mái tóc của người lính không còn đẹp đẽ nữa. Kỳ lạ là cách nói “không mọc tóc” đã thể hiện được tâm thế chủ động của người lính. Họ đã lựa chọn cạo trọc đầu để thuận tiện cho sinh hoạt kháng chiến. Một hình ảnh rất độc đáo nữa đó là “Quân xanh màu lá dữ oai hùng”. Màu xanh ở đây có thể hiểu là của lớp lá ngụy trang. Trên đường hành quân nơi chiến trường, người lính phải ngụy trang để tránh khỏi tai mắt của kẻ thù. Nhưng cũng có thể đó là khuôn mặt xanh xao của người lính trước những cơn sốt rét rừng. Dù hiểu theo cách nào, người đọc cũng sẽ thấy được những khó khăn gian khổ mà họ phải trải qua. Dù trong chiến tranh, khó khăn là vật nhưng vẫn không làm mất đi tinh thần lạc quan của người lính.

Tiếp đến, Quang Dũng đã cho thấy một tầm hồn mơ mộng của người lính Tây Tiến. Những người lính ấy tuổi mới chỉ mười tám đôi mươi – vẫn còn là những học sinh, sinh viên mang trong mình nhiều lý tưởng mơ mộng. Vì nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc mà tạm gác bút nghiên, cầm súng để chiến đấu. Hình ảnh “mắt trừng” gửi đến một đôi mắt đang theo dõi kẻ thù với sự căm giận và quyết tâm. Đôi mắt ấy “gửi mộng qua biên giới” với khát vọng về một hòa bình cho tổ quốc, cho nhân dân. Để rồi khi đêm đến họ mơ về “Hà Nội dáng kiều thơm” – đó là những cô gái Hà Nội với vẻ đẹp thướt tha thanh lịch. Khi đọc câu thơ này của Quang Dũng, nhiều nhà nghiên cứu văn học đã cho rằng nó mang cái “buồn rớt, mộng rớt” của giai cấp tiểu tư sản. Nhận xét như vậy có phần còn phiến diện, một chiều.

Bất kì một trận chiến nào cũng đều có mất mát, hy sinh. Nhưng sự hy sinh của họ lại được Quang Dũng khắc họa thật hào hùng. Từ láy “rải rác” kết hợp với cụm từ Hán Việt “biên cương mồ viễn xứ” làm cho câu thơ trở nên trang trọng hơn. Câu thơ giúp người đọc hình dung được đó không chỉ là một cái chết mà rất nhiều cái chết. Với lời khẳng định “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, chúng ta đã thấy được tinh thần của một thế hệ trẻ Việt Nam bấy giờ. Dù tuổi đời còn trẻ, nhưng vẫn quyết ra đi để bảo vệ tổ quốc – “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Tiếp đến là hình ảnh “áo bào” chính là chiếc áo lính các anh đang mặc. Điều kiện chiến tranh khắc nghiệt, thiếu thốn đến không có cả chiếu để bọc thi thể người lính đã hi sinh. Những người đồng đội của các anh phải lấy chiếc áo mà các anh đang mặc để chôn cất. Cách nói “về đất” là nói giảm, nói tránh để giảm bớt đau thương và cũng là sự ngợi ca, trân trọng dành cho người anh hùng của quê hương đất nước. Hình ảnh cuối cùng “sông Mã gầm lên khúc độc hành” là sự thành kính đưa tiễn các anh. Sự hy sinh của người lính Tây Tiến đã khiến cho thiên nhiên vạn vật cũng phải khóc thương

Như vậy, Quang Dũng đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về hình ảnh người lính Tây Tiến với những nét đẹp tiêu biểu. Khổ thơ thứ ba đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc.

Cảm nhận khổ 3 bài thơ Tây Tiến – Mẫu 2

Quang Dũng là một nhà thơ đa tài với nhiều tác phẩm nổi bật. Bài thơ Tây Tiến đã khắc họa được hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên đầy chân thực, đặc biệt là khi đọc khổ thơ thứ ba:

“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Đoàn quân Tây Tiến trước hết hiện lên qua hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc”. Cụm từ “không mọc tóc” cho thấy sự chủ động của người lính. Ở nơi chiến trường gian khổ, mọi công việc sinh hoạt đều diễn ra một cách đơn giản nhất. Họ chọn cách cắt đi mái tóc của mình để thuận tiện cho cuộc sống nơi chiến trường. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, hình ảnh đoàn binh không mọc tóc còn nói về một thực tế khốc liệt nơi chiến trường. Những cơn sốt rét rừng khiến cho người lính bị rụng hết tóc. Tiếp đến là hình ảnh “quân xanh màu lá dữ oai hùm” gợi ra hai cách hiểu cho người đọc. Cách thứ nhất đó là màu xanh của lớp lá ngụy trang. Trên đường hành quân nơi chiến trường, người lính phải ngụy trang để tránh khỏi tai mắt của kẻ thù. Ở đây, màu xanh của lớp áo ngụy trang lẫn với màu xanh của cây rừng. Cách hiểu thứ hai đó chính là khuôn mặt xanh xao của những người lính bởi những cơn sốt rét rừng. Dù được hiểu theo cách nào, chúng ta vẫn thấy được sự khó khăn, gian khổ mà người lính Tây Tiến đã trải qua.

READ  Hóa học 12 Bài 5: Glucozơ

Nhưng không chỉ dũng cảm, Quang Dũng còn cho thấy họ là những lính lãng mạn, hào hoa. Xuất thân từ tầng lớp trí thức tiểu tư sản, người lính Tây Tiến xung phong vào nơi chiến trường trận mạc trở thành những người lính nhưng vẫn mang giữ tâm hồn của những chàng sinh viên. Hình ảnh “mắt trừng” gợi đến một đôi mắt đang theo dõi kẻ thù với sự căm giận và quyết tâm. Đôi mắt ấy “gửi mộng qua biên giới” với khát vọng về một hòa bình cho tổ quốc, cho nhân dân. Để rồi khi đêm đến họ mơ về “Hà Nội dáng kiều thơm” – đó là những cô gái Hà Nội với vẻ đẹp thướt tha thanh lịch. Với hình ảnh này, nhà thơ muốn khắc họa nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương của người lính Tây Tiến.

Nhà thơ tiếp tục khắc họa hình ảnh đoàn quân Tây Tiến qua sự hy sinh. Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” kết hợp với từ láy “rải rác” và các từ Hán Việt “biên cương”, “viễn xứ” khiến cho giọng thơ bỗng nhiên trở nên trang trọng hơn. Ở đây không còn chỉ là một cái chết, mà là rất nhiều cái chết. Chiến trường là nấm mồ chung của biết bao con người. Nhưng dù đồng đội của các anh đã ra đi, nhưng các anh vẫn nguyện đem thân mình dâng hiến cho tổ quốc. Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” như một lời khẳng định. Những người lính nguyện đem thân mình cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Các anh chẳng tiếc nuối những năm tháng tuổi trẻ. Nhưng làm sao mà không tiếc nuối cho được. Họ mới chỉ là những chàng trai tuổi mười tám đôi mươi còn nhiều thơ mộng. Nhưng vì lý tưởng cách mạng họ nguyện hy sinh tất cả. Hình ảnh “áo bào” gợi ra hai cách hiểu sâu sắc. Những người lính khi ra đi, đồng đội của các anh không có gì để chôn cất nên các anh phải dùng những chiếc áo còn nguyên vẹn thay thế. Nhưng “áo bào” con mang ý nghĩa thiêng liêng – đó là tấm chiến báo khoác lên mình những chiến tướng. Người lính ra đi nhưng họ đã để lại những chiến công vang dội giống như những vị tướng thời xưa. Với hình ảnh này, người lính đã được bất tử hóa. Các anh không chết đâu, các anh vẫn mãi sống trong lòng của người dân Việt Nam. Đặc biệt nhất là câu thơ cuối cùng: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Trước sự hy sinh ấy, con sông Mã – con sống gắn bó với cuộc sống người lính Tây Tiến tại núi rừng Tây Bắc dường như cũng không thể im lặng: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Sông Mã vốn là vật vô tri vô giác lại được nhân hóa qua động từ “gầm”. Cái chết của các anh khiến cho thiên nhiên cũng phải thương xót mà vang lên khúc tráng ca tiễn biệt. Quả là khi đọc đến những câu thơ này, mỗi người đều sẽ cảm thấy thật xúc động.

Khổ thơ thứ ba đã khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến vô cùng chân thực. Người đọc qua đây hiểu thêm về sự khốc liệt nơi chiến trường, cũng như tinh thần lạc quan của người lính.

Cảm nhận khổ 3 bài thơ Tây Tiến – Mẫu 3

Đến với Tây Tiến, Quang Dũng đã khắc họa hình ảnh người lính hiện lên với vẻ đẹp hào hùng mà thơ mộng. Đặc biệt hình ảnh người lính hiện lên qua khổ thơ thứ ba đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Bài thơ được sáng tác khi tác giả rời xa đơn vị cũ. Cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến và viết bài thơ này. Nhà thơ đã khắc họa người lính với hiện thực đầy khốc liệt:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Người lính sống nơi chiến trường khốc liệt – thiếu thốn mọi điều. Nhưng họ vẫn chủ động đối mặt với những khó khăn đó. “Không mọc tóc” cho thấy một sự kiên quyết – người lính chủ động cạo trọc đầu để thuận tiện cho sinh hoạt. Nhưng hình ảnh này còn có thể được hiểu khi gắn với thực tế cuộc sống của người lính tại rừng Trường Sơn lúc bấy giờ. Hóa chất của kẻ thù đã khiến tóc của họ bị rụng dần. Thế mới thấy, Quang Dũng chỉ phản ánh lại hiện thực chứ không hề cường điệu. Tiếp đến là hình ảnh “Quân xanh màu lá dữ oai hùng” – có thể hiểu đó là màu xanh của lớp lá ngụy trang giúp người lính hành quân trong rừng. Nhưng nếu hiểu đó là màu xanh xao trên khuôn mặt của người lính bởi cơn sốt rét rừng thì mới thấy được sự khó khăn của họ. Không chỉ riêng Quang Dũng, mà Tố Hữu cũng đã từng khắc họa hình ảnh đó:

“Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ”

Giữa những cuộc hành quân chiến đấu, họ vẫn dành riêng cho mình dăm ba phút để nhớ về quê hương, nhớ về những bóng dáng thân yêu: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Tâm hồn lãng mạn đưa các anh về

“Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”

Nhưng khác là ở đây, người lính Tây Tiến nhớ đang nhớ về quê hương của mình.

Nhà thơ Quang Dũng cũng không né tránh sự hy sinh của người lính:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Chốn biên cương nơi bom rơi đạn nổ đã lấy đi bao xương máu, để lại những nấm mồ xanh đã hóa thành bất tử. Nhìn thẳng vào sự thật, ta thấy ở đó bao mất mát hy sinh. Nhưng nhìn xa hơn sự thật, ta thấy đằng sau sự hy sinh là chí khí người anh hùng “chẳng tiếc đời xanh”, dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Nếu ngày xưa, người tráng sĩ chọn cái chết hiên ngang nơi trận mạc với da ngựa bọc thây và coi đó là vinh quang tột đỉnh, thì người lính Tây Tiến lại l “áo bào thay chiếu anh về đất.” Nhịp điệu câu thơ chậm rãi và trang trọng. Một chi tiết rất thực được nhắc đến trong câu thơ thấp thoáng phong vị cổ này là hình ảnh áo bào thay chiếu. Không có manh chiếu, các anh “về đất” bằng chiếc áo bào. Ta không thấy ở đó sự thiếu thốn mà chỉ thấy khí chất của người anh hùng sánh ngang tầm với non sông. Âm thanh của sông Mã gầm lên vừa như tiếng khóc của thiên nhiên đất trời, vừa như khúc nhạc kì vĩ đưa cái chết của người lính vào cõi trường cửu.

Có thể khẳng định rằng, khổ thơ thứ ba của bài thơ “Tây Tiến” là một khổ thơ hay. Hình ảnh người lính của binh đoàn Tây Tiến hiện lên đầy chân thực, giúp bạn đọc hiểu hơn về cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc, cũng như tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply