Giáo án lớp 3 theo công văn 2345

You are viewing the article: Giáo án lớp 3 theo công văn 2345 at Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Giáo án lớp 3 soạn theo Công văn 2345

Vuidulich.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
  • Giáo an lớp 3 theo Công văn 2345 cả năm
  • Giáo an lớp 3 theo công văn 2345 violet
  • Giáo an lớp 3 theo Công văn 2345 Tuần 1
  • Giáo an lớp 3 theo công văn 2345 Tuần 6
  • Mẫu Giáo an Tiếng Anh theo công văn 2345
  • Giáo an lớp 3 theo Công văn 2345 PowerPoint
  • Giáo an lớp 4 theo công văn 2345 Violet
  • Giáo an lớp 1 theo Công văn 2345
giáo án lớp 3 theo công văn 2345

giáo án lớp 3 theo công văn 2345

https://www.youtube.com/watch?v=FYiYqymgDCY

Giáo án lớp 3 soạn theo Công văn 2345

Giáo án lớp 3 soạn theo Công văn 2345 năm học 2021 - 2022 bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài học với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh giúp tiết học thêm sinh động hơn. TUẦN 1 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2+3 :TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT): CẬU BÉ THÔNG MINH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh - Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 1. Hình thành các phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. 2. Hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,... * GDKNS: - Tư duy sáng tạo. - Ra quyết định - Giải quyết vấn đề II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. HS: Sách giáo khoa 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. 1. Hoạt động khởi động (3 phút) - HS hát bài: “Em là mầm non của Đảng
a. Giới thiệu chương trình, chủ điểm - GV giới thiệu tranh chủ điểm 8 chủ điểm trong SGK TV 3 tập 1. - GV giải thích nội dung từng chủ điểm - Giới thiệu chủ điểm Măng Non. b) Giới thiệu bài - Bức tranh vẽ cảnh gì?     - Khi nói chuyện với nhà vua, vẻ mặt cậu bé như thế nào? - GV ghi tên bài. - Lắng nghe   - Một học sinh đọc tên các chủ điểm.       - Quan sát tranh chủ điểm - Cảnh một cậu bé đang nói chuyện với nhà vua, quần thần chứng kiến cảnh nói chuyện của hai người. - Trông rất tự tin. - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. HĐ Luyện đọc (20 phút) *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. * Cách tiến hành :
a. GV đọc mẫu toàn bài: Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc cho HS. + Lời cậu bé: Bình tĩnh, tự tin + Lời vua: Đọc giọng oai nghiêm b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.       c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:     - Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: + Vua hạ lệnh..vùng nọ/ nộp một...không có/thì cả làng phải chịu tội.(Đoạn 1) + Xin ông về tâu Đức Vua/...săc/ để xẻ thịt chim.(Đoạn 3)   - GV kết hợp giảng giải thêm một số từ khó khác. + Cậu bé thể hiện thái độ như thế nào khi nghe lệnh vua? + Trái nghĩa với bình tĩnh là gì? + GV giải thích thêm: “bình tĩnh” ở đây là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối lúng túng trước mệnh lệnh kỳ quặc của nhà vua. d. Đọc đồng thanh: * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.   - HS lắng nghe       - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.   - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (lo sợ, làm lạ, xin sữa,…) - HS chia đoạn (3 đoạn như SGK) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.         - Đọc phần chú giải (cá nhân).     - Bình tĩnh, tự tin   - Bối rối, lúng túng   - 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp. - Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.  
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút): a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài   - GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp + Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? + Khi nhận được lệnh, thái độ của dân chúng như thế nào? + Vì sao họ lại lo sợ? => GV: Dân chúng lo sợ, nhưng cậu bé lại muốn gặp vua. + Cậu bé làm thế nào để được gặp nhà vua? + Khi gặp nhà vua, cậu bé nói điều vô lý gì? + Đức vua nói gì khi nghe điều vô lý đó? + Cậu bé bình tĩnh đáp lại lời nhà vua như thế nào? => GV: Bằng cách đối đáp khôn khéo, thông minh, cậu bé buộc nhà vua thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng. + Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? + Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim khâu không? + Vì sao cậu bé lại tâu với nhà vua một việc không thể làm được? + Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục? => GV chốt : Câu chuyện ca ngợi sự tài trí, thông minh của một cậu bé - 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)     - Ra lệnh cho mỗi làng ở vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. - Rất lo sợ   - Vì gà trống không thể đẻ được trứng.     - Đến trước cung vua và kêu khóc om sòm.   - Bố cậu mới đẻ em bé.   - Đức vua quát cậu và nói rằng bố cậu là đàn ông thì không thể đẻ được. - Cậu bé hỏi lại tại sao đức vua lại ra lệnh cho dân làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng.         - Rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. - Không thể rèn được.   - Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà vua là làm 3 mâm cỗ từ một con chim sẻ. - Cậu bé trong truyện là người rất thông minh, tài trí.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút) *Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp  
  - Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.             - GV nhận xét chung - Chuyển HĐ - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài. - Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện (người dẫn chuyện, cậu bé, nhà vua) - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét.  
5. HĐ kể chuyện (15 phút) * Mục tiêu : - Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện. * Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện b. Hướng dẫn HS kể chuyện: - Câu hỏi gợi ý: + Đoạn 1: Nhà vua hạ lệnh cho mội làng phải làm gì? + Đoạn 2: Khi gặp nhà vua, cậu bé đã nói gì, làm gì ? Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe điều cậu bé nói? + Đoạn 3: Lần thử tài thứ 2, vua yêu cầu cậu bé làm gì? Đức vua quyết định ra sao sau lần thử tài thứ 2? c. HS kể chuyện trong nhóm     d. Thi kể chuyện trước lớp: * Lưu ý: - M1, M2: Kể đúng nội dung. - M3, M4: Kể có ngữ điệu. * GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Câu chuyện ca ngợi ai? + Em thấy cậu bé là người như thế nào? + Trong câu chuyện em thích ai ? Vì sao? - Lắng nghe   - Học sinh quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.                     - Nhóm trưởng điều khiển: - Luyện kể cá nhân (1 đoạn) - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét.     - HS trả lời theo ý đã hiểu
6. HĐ ứng dụng ( 1phút): 7. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - VN luyện đọc trước bài: Hai bàn tay em.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Thứ hai TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG DƯỚI CỜ ...................................................................................................................................... .....................................................................................................................................  
READ  8 cách lấy lại thanh công cụ trên iPhone, điện thoại Android bị mất
Tiết 2+3: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT): BÀI TẬP LÀM VĂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu nghĩa của các từ trong bài: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn. - Từ câu chuyện, hiểu lời khuyên: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được. - Kể được lại câu chuyện Bài tập làm văn - Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời nhân vật: “tôi” với lời mẹ. - Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. - Giáo dục HS tính trung thực và biết giữ lời hứa. Lời nói phải song hành với việc làm. * Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ, phiếu học tập. - HS: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (3 phút) - Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài.   - HS hát bài: Bài ca đi học - Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. HĐ Luyện đọc (20 phút) *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. * Cách tiến hành:
a. GV đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng: + Giọng nhân vật “tôi”: Giọng tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên. + Giọng mẹ: dịu dàng. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó: - GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.         c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:   - Giáo viên theo dõi, quan sát. - Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: +Nhưng / chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này à? (giọng băn khoăn) +Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? (giọng ngạc nhiên) - GV yêu cầu đặt câu với từ “Viết lia lịa” tìm từ trái nghĩa với từ “Ngắn ngủn”.   d. Đọc đồng thanh:       * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.   - HS lắng nghe.   - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.   - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Liu - xi – a, Cô - li – a,...). - HS chia đoạn (4 đoạn như SGK). - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.   - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.       - Đọc phần chú giải (đọc cá nhân).       - 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Lớp đọc đồng thanh đoạn 4.
2. HĐ tìm hiểu bài (15 phút): a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài thông qua việc trả lời các câu hỏi: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được. b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài.   - GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Nhân vật “tôi” trong truyện này tên là gì? + Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? + Vì sao Cô - li – a thấy khó viết bài tập làm văn? + Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li – a làm cách gì để bài viết dài ra? + Vì sao mẹ bảo Cô - li – a đi giặt quần áo: + Lúc đầu Cô - li – a ngạc nhiên?   + Vì sao sau đó, Cô - li – a vui vẻ làm theo lời mẹ? + Bài đọc giúp em điều gì? *GV chốt ND: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. - 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).     - Cô - li – a.   - Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.   - Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc, dành thời gian cho Cô - li – a học. - Cô - li –a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng bạn mới làm và kể ra những việc bạn chưa làm bao giờ làm...   - Cô - li –a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo… - Vì bạn nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bàic TLV. - Lời nói phải đi đôi với việc làm    
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP THỰC HÀNH 1. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút) *Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
  - Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.     *Chú ý giọng đọc của nhân vật “tôi”.   - GV nhận xét chung - Chuyển HĐ. - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài. - Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm. + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp. - Lớp nhận xét.  
2. HĐ kể chuyện (15 phút) * Mục tiêu: - Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện. * Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện b. Hướng dẫn HS kể chuyện: b1. Sắp xếp lại 4 bức tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện. - GV treo tranh và yêu cầu cả lớp quan sát 4 tranh minh họa trong SGK. - GV gọi HS phát biểu.   + GV nhận xét chốt lại lời giải đúng là: 3 - 4 – 2 - 1. - Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện. b2. Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo lời của em. - GV nhắc HS: BT chỉ yêu cầu em chọn kể 1 đoạn của câu chuyện và kể bằng lời của em. c. HS kể chuyện trong nhóm d. Thi kể chuyện trước lớp   * Lưu ý: - M1, M2: Kể đúng nội dung. - M3, M4: Kể có ngữ điệu *GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao? + Em học được gì từ câu chuyện này?GV tổng kết: Mặc dù chưa giúp được mẹ nhiều nhưng bạn nhỏ vẫn là một học sinh ngoan vì bạn muốn giúp mẹ và không muốn trở thành một người nói dối, bạn vui vẻ làm công việc mình đã kể trong bài tập làm văn. - Lắng nghe.         - Quan sát từng tranh. - Sắp xếp tranh và viết ra phiếu học tập.   - HS phát biểu – lớp nhận xét: Trật tự đúng của tranh: 3, 4, 2, 1.     - 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.   - 1 HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu   - HS chú ý nghe - Nhóm trưởng điều khiển: - Luyện kể cá nhân. - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét.         - HS trả lời theo ý đã hiểu.   - HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài. - Nhiều học sinh trả lời.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TRẢI NGHIỆM   - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. - Thực hành giúp đỡ gia đình những việc làm vừa sức. - Luyện đọc trước bài: Ngày khai trường.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .................................................................................................................... .................................................................................................................... ....................................................................................................................  
READ  Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2020 - 2021 theo Thông tư 22
  Tiết 4: TOÁN: LUYỆN TẬP (26) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Giúp học sinh: Giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - Thực hành tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. * Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 4. II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Phiếu học tập. - HS: Sách giáo khoa, bảng con. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút): - Trò chơi: Truyền điện: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đưa ra bài tập về tìm một phần trong các phần bằng nhau của một số và đáp án tương ứng. - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.   - Học sinh tham gia chơi.         - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài.
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP THỰC HÀNH (25 phút): * Mục tiêu: Giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số. * Cách tiến hành: (Cá nhân - Cặp - Lớp)
Bài 1:                       - Giáo viên nhận xét, chốt bài. *GVKL: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Bài 2: - Giáo viên quan sát, giúp đỡ những đối tượng M1.           - Giáo viên kết luận chung. Bài 4:           *GVKL: Muốn tìm số ô vuông đã tô màu ta lấy tổng số ô vuông chia cho 5. Bài 5: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm) - GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em. - Học sinh làm bài cá nhân vào bảng con. - Đổi kiểm tra chéo, nhận xét. - Chia sẻ kết quả trước lớp: của 12 cm là: 12: 2 = 6 ( cm ) của 18 kg là: 18: 2 = 9 ( kg ) của 10 l là: 10: 2 = 5 ( l ) của 24 m là: 24: 6 = 4 ( m ) của 30 giờ là: 30: 6 = 5 ( giờ ) …. - Học sinh làm bài cá nhân. - Đổi kiểm tra chéo, nhận xét. - Chia sẻ kết quả trước lớp: Giải: Vân tặng bạn số bông hoa là: 30: 6 = 5 (bông) Đáp số: 5 bông hoa - Học sinh làm bài cá nhân. - Đổi kiểm tra chéo, nhận xét. - Chia sẻ kết quả trước lớp: Đã tô màu số ô vuông của hình 2 và hình 4.       - Học sinh tự làm rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TRẢI NGHIỆM   - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 2 - Thử tìm hiểu xem 1/2, 1/3, 1/4, 1/5 hoặc 1/6 số trang trên quyển vở toán của em xem là bao nhiêu trang.
READ  Toán lớp 5: Tổng nhiều số thập phân trang 51
Tiết 1: ĐẠO ĐỨC: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà. Rèn luyện thường xuyên công việc phục vụ cho bản thân mình. Học sinh có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình. * Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức. *GDKNS: - Kĩ năng tư duy phê phán. - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng lập kế hoạch. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Phiếu thảo luận nhóm, phiếu học tập cá nhân. Một số đồ vật cần cho trò chơi: đóng vai. - HS: VBT. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (3 phút): - Hát bài: Những bông hoa những lời ca. + Thế nào là tự làm lấy công việc của mình? + Về nhà em đã tự làm lấy công việc của mình chưa? - Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng   - Học sinh hát. - Học sinh trả lời.     - Lắng nghe.
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP THỰC HÀNH: (5 phút) * Mục tiêu: - HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm. - HS thực hiện được 1 số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi. * Cách tiến hành:
Việc 1: Liên hệ thực tế - GV yêu cầu HS tự liên hệ: + Các em đã tự làm lấy công việc của mình chưa? + Em cảm thấy như thế nào khi hoàn thành công việc? *GV kết luận: Khen gợi những em biết tự làm lấy công việc của mình và khuyến khích những HS khác noi theo. Việc 2: Đóng vai - GV giao cho 1 nửa số nhóm thảo luận xử lý tình huống 1, 1 nửa còn lại thảo luận xử lý tình huống 2 (Tình huống trong SGV) GV Kết luận: Nếu có mặt ở đó, các em cần nên khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao. Việc 2: Bày tỏ ý kiến - Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi. - GV phát phiếu học tập học tập cho học sinh và yêu cầu các em bày tỏ thái độ của Mình bằng cách ghi vào ô trống dấu (+) trước ý kiến em cho là đúng và ghi dấu (–) trước ý kiến sai. - GV kết luận theo từng nội dung. *GV kết luận chung: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy, em mới mau tiến bộ và được mọi người quí mến.   - 1 số HS trình bày trước lớp. - HS khác cho ý kiến.     - HS lắng nghe, ghi nhớ.     - Các nhóm độc lập làm việc. - 1 số nhóm trình bày trò chơi đóng vai trước lớp. - Các nhóm khác chia sẻ ý kiến. - Lắng nghe, ghi nhớ.     - Từng HS độc lập làm việc. - 1 HS nêu kết quả bài làm trước lớp. - Chia sẻ và thống nhất.     - Lắng nghe, ghi nhớ.  
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TRẢI NGHIỆM   - Thực hiện nội dung bài học, tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà. - Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện nội dung bài học. - Tham gia giúp đỡ gia đình những công việc vừa với sức mình.
        Tiết 3:THỂ DỤC: ÔN ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP,TC: Mèo đuổi chuột I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Tiếp tục ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng. đi đều theo 1 hàng dọc. Yêu cầu biết và thực hiện động tác tương đối chính xác. - Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Chơi trò chơi: “mèo đuổi chuột”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu chơi đúng luật. - Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật. Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực. * Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ. - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức
1. PHẦN MỞ ĐẦU: - Lớp kiểm tra lại trang phục.     - Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.   5-6’     - Đội hình tập hợp: o o o o o o o o o o   - Lớp trưởng điều khiển các bạn khởi động đứng tại chỗ hát và giậm chân tại chỗ. o o o o o o o o o o
2. PHẦN CƠ BẢN: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc     - Ôn đi ngược chướng ngại vật           - Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột   20 - 25’                       - Lớp trưởng hô cho các bạn tập đi. - GV quan sát, sửa cho học sinh. - Đội hình hàng dọc: o o o o o o o o o o - Lớp trưởng điều khiển. - GV quan sát sửa sai cho học sinh. - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - HS chơi trò chơi. + Chơi đúng luật. + Chủ động tham gia chơi. + Chú ý khâu an toàn. + Khen ngợi lớp.
3. PHẦN KẾT THÚC: - Lớp trưởng cho lớp tập hợp. - Đi theo vòng tròn, vừa đi vừa hát. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm. - Giải tán lớp học 5’ o o o o o o o o o o    
Vuidulich.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
  • Giáo an lớp 3 theo Công văn 2345 cả năm
  • Giáo an lớp 3 theo công văn 2345 violet
  • Giáo an lớp 3 theo Công văn 2345 Tuần 1
  • Giáo an lớp 3 theo công văn 2345 Tuần 6
  • Mẫu Giáo an Tiếng Anh theo công văn 2345
  • Giáo an lớp 3 theo Công văn 2345 PowerPoint
  • Giáo an lớp 4 theo công văn 2345 Violet
  • Giáo an lớp 1 theo Công văn 2345
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply