Vật lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường

Or you want a quick look: Lý thuyết Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường

Vật lí 9 Bài 22 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tác dụng từ của dòng điện – Từ trường. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương II trang 61, 62.

Việc giải bài tập Vật lí 9 bài 22 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường

I. Từ trường

Từ trường là không gian xung quanh NC, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.

Từ mỗi vị trí nhất định trong của thanh nam châm hoặc của dòng điện kim nam châm đều chỉ một hướng xác định

II. Cách nhận biết từ trường

Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.

Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm (làm kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc Nam) thì nơi đó có từ trường

Giải bài tập Vật lí 9 trang 61, 62

Câu C1

Đóng công tắc K trong thí nghiệm ở hình 22.1 SGK. Quan sát và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm. Lúc đã nằm cân bằng, kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không?

READ  Nhạc thiền yoga tĩnh tâm, thư giãn, nhạc thiền yoga dễ ngủ

Gợi ý đáp án

Kim nam châm sẽ bị lệch ra khỏi hướng Nam – Bắc. Lúc đã năm cân bằng, kim nam châm không song song với dây dẫn nữa

Câu C2

Một kim nam châm (gọi là nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam- Bắc. Đưa nó đến vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh nam châm. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm?

Gợi ý đáp án

Khi ấy kim nam châm lệch khỏi hướng Nam – Bắc.

Câu C3

Một kim nam châm (gọi là nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam-Bắc. Đưa nó đến vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh nam châm. Ở mỗi vị trí, sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Nhận xét hướng của kim nam châm sau khi đã trở lại vị trí cân bằng?

Gợi ý đáp án

Kim nam châm vẫn luôn chỉ một hướng xác định.

Câu C4

Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không?

Gợi ý đáp án

Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam-Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại

Câu C5

Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường?

Gợi ý đáp án

Đó là thí nghiệm đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc.

Câu C6

Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với Nam – Bắc. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh kim nam châm?

READ  Mạch tạo âm thanh Ding Dong

Gợi ý đáp án

Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường.

Vật lí 9 Bài 22 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tác dụng từ của dòng điện – Từ trường. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương II trang 61, 62.

Việc giải bài tập Vật lí 9 bài 22 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường

I. Từ trường

Từ trường là không gian xung quanh NC, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.

Từ mỗi vị trí nhất định trong của thanh nam châm hoặc của dòng điện kim nam châm đều chỉ một hướng xác định

II. Cách nhận biết từ trường

Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.

Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm (làm kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc Nam) thì nơi đó có từ trường

Giải bài tập Vật lí 9 trang 61, 62

Câu C1

Đóng công tắc K trong thí nghiệm ở hình 22.1 SGK. Quan sát và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm. Lúc đã nằm cân bằng, kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không?

Gợi ý đáp án

Kim nam châm sẽ bị lệch ra khỏi hướng Nam – Bắc. Lúc đã năm cân bằng, kim nam châm không song song với dây dẫn nữa

READ  Kịch bản Đại hội Chi đội nhiệm kỳ 2020 - 2021

Câu C2

Một kim nam châm (gọi là nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam- Bắc. Đưa nó đến vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh nam châm. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm?

Gợi ý đáp án

Khi ấy kim nam châm lệch khỏi hướng Nam – Bắc.

Câu C3

Một kim nam châm (gọi là nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam-Bắc. Đưa nó đến vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh nam châm. Ở mỗi vị trí, sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Nhận xét hướng của kim nam châm sau khi đã trở lại vị trí cân bằng?

Gợi ý đáp án

Kim nam châm vẫn luôn chỉ một hướng xác định.

Câu C4

Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không?

Gợi ý đáp án

Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam-Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại

Câu C5

Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường?

Gợi ý đáp án

Đó là thí nghiệm đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc.

Câu C6

Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với Nam – Bắc. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh kim nam châm?

Gợi ý đáp án

Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply