công thức lấy phần nguyên trong excel

Or you want a quick look: 1. Phần nguyên là gì? Những vấn đề liên quan.

Excel có 2 hàm liên quan đến lấy phần nguyên: QUOTIENT, INT. Có rất nhiều người có sự nhầm lẫn giữa hai hàm này, chỉ khi hiểu rõ về bản chất của từng cái bạn mới có thể sử dụng chúng một cách chính xác nhất. Trong bài viết này mobitool.net sẽ làm rõ hơn về hai hàm đó.

1. Phần nguyên là gì? Những vấn đề liên quan.

Số nguyên là các số bao gồm các số nguyên dương (1, 2, 3,…), các số nguyên âm (−1, −2, −3,…) và số 0.

Số hữu tỉ là các số thực có thể biểu diễn dưới dạng phân số (thương) a/b, trong đó a và b là các số nguyên với b khác 0. Số hữu tỉ có thể là số thập phân hữu hạn hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Số hữu tỉ

Số vô tỉ là số thực không phải là số hữu tỉ, nghĩa là không thể biểu diễn được dưới dạng tỉ số a/b (trong đó a và b là các số nguyên).

Số vô tỉ

Mọi số thực (bao gồm cả hữu tỉ lẫn vô tỉ) có thể được viết dưới dạng:

READ  Hướng dẫn điều khiển Biến tần bằng PLC - Cách nối dây và lập trình PLC điều khiển biến tần

x = n + z

trong đó: n là số nguyên

0 ≤ z ≤ 1

Phần nguyên là số nguyên lớn nhất ko vượt quá nó. Ký hiệu của phần nguyên là [x], trong đó với x là một số thực.

Phần thập phân của số thực được xác định bằng cách lấy số thực đó trừ đi phần nguyên. Ký hiệu của phần thập phân là {x}, trong đó với x là một số thực.

Nhiều người hiểu nôm na phần nguyên là phần số đứng trước dấu phẩy và phần thập phân là phần số đứng sau dấu phẩy, nhưng điều này chỉ đúng khi bạn đang xét là số thực dương và sẽ sai với số thực âm. Đơn cử một ví dụ, ta có:

9.4 là số thực dương, trong đó 9 là phần nguyên và 4 là phần thập phân.

Nhưng với số -9.4 thì phần đứng trước dấu phẩy -9 không phải là phần nguyên bởi vì -9 > -9.4

Trong trường hợp này -9.4 = -10 + 0.6 với -10 là phần nguyên của -9.4

2. Hàm lấy phần nguyên trong Excel

Hãy cùng nhìn vào ví dụ của bảng sau đây:

Kết quả “lấy nguyên” của QUOTIENT và INT

Trong đó ta có a và b là các số nguyên với b khác 0. Ta có hiệu của a và b là các số hữu tỉ hay ở đây ta cần quan tâm chính là các số có cả phần nguyên và phần thập phân.

Kết quả “lấy nguyên” của QUOTIENTINT sẽ cho ra kết quả giống nhau nếu là số dương và khác nhau nếu là số âm.

READ  Vì sao nên sử dụng thước đẩy bánh xe để đo khoảng cách, chiều dài đường?

Dựa vào lý thuyết phần nguyên ta có thể thấy thực chất hàm INT mới chính xác là hàm lấy phần nguyên còn hàm QUOTIENT chỉ là hàm lấy phần số đứng trước dấu phẩy.

2.1. Cách sử dụng hàm lấy phần nguyên INT

Hàm lấy phần nguyên INT có công thức:

=INT(số cần lấy nguyên)

Trong đó số cần lấy nguyên có thể là một con số cụ thể hoặc một địa chỉ ô.

Sử dụng hàm lấy phần nguyên INT

Lưu ý: Hàm INT chỉ nhận dữ liệu số (và chỉ nhận một số) cho nên khi nhập dữ liệu cho INT có hai số trở lên bạn cần phải chèn các phép tính vào, ví dụ:

=INT(7/3)

2.2. Cách sử dụng hàm lấy phần đứng trước dấu phẩy QUOTIENT

Hàm QUOTIENT có công thức:

=QUOTIENT(số bị chia, số chia)

Trong đó số chia phải luôn khác 0.

Sử dụng hàm lấy phần đứng trước dấu phẩy QUOTIENT

Khác với hàm INT, hàm QUOTIENT không cần ta phải tính riêng ra một phép tính bởi vì bản thân nó đã là một phép chia.

3. Ví dụ trong thực tế

Công ty mobitool.net cho nhân viên đi công tác trong các dịp khác nhau. Phòng tài vụ cần phải tính toán số tuần và số ngày ở khách sạn để chi trả tiền cho nhân viên.

Dữ liệu được cho là ngày đến khách sạn và ngày đi khỏi khách sạn cùng với bảng giá cho các loại phòng.

Tính tiền ở khách sạn trong khi đi công tác

Ở phần Số tuần ở, ta có thể sử dụng hàm INT để tính.

Sơ đồ tính toán ở đây đó là tính số ngày sau đó chi cho 7 để tính số tuần. Nhưng những ngày ở khách sạn không phải ngày nào cũng tròn tuần vì có thể ở lẻ ngày nên ta chỉ lấy kết quả phần nguyên.

READ  Hướng dẫn đăng nhập Zalo trên máy tính, laptop

Vì thế, hàm tính toán được đưa ra là:

=INT((Ngày đi – Ngày đến)/7))

Bài viết về Hàm lấy nguyên trong Excel đến đây là hết, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mobitool.net. Chúc các bạn có thể thực hiện thành công!

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply