Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Or you want a quick look: Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 12 sẽ có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

I. Hướng dẫn

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề 1:

a. Tìm hiểu đề

Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh: Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).

b. Lập dàn ý

(1) Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

(2) Thân bài:

  • Vẻ đẹp của núi rừng đêm trăng khuya (hình ảnh ánh trăng, hoa, cây cổ thụ, tiếng suối…)
  • Nhân vật trữ tình trong bài thơ mải lo việc nước, đến đêm khuya vẫn chưa ngủ.
  • Bài thơ hiện đại ở chỗ con người nổi bật giữa bức tranh thiên nhiên, cổ điển ở bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.

(3) Kết bài: Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ trong bài thơ.

Đề 2:

a. Tìm hiểu đề

Khí thế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dũng mãnh, hào hùng thể hiện qua lực lượng tham gia, những con đường và thời điểm tổng tiến công sôi nổi…

b. Lập dàn ý

(1) Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (xuất xứ, trích dẫn nguyên văn đoạn thơ).

(2) Thân bài:

  • Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc: 8 câu đầu.
  • Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác: 4 câu sau.
  • Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ tài tình của tác giả trong đoạn thơ.

(3) Kết bài: Đoạn thơ thể hiện thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

2.

– Đối tượng: đoạn thơ, bài thơ.

– Nội dung: khái quát về đoạn thơ bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ và bài thơ, đánh giá về đoạn thơ bài thơ.

Tổng kết:

– Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ…) Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ… của đoạn thơ.

– Bài viết thường có các nội dung sau:

  • Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
  • Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
  • Đánh giá chung về bài thơ đoạn thơ.

II. Luyện tập

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Gợi ý:

– Dàn ý:

(1) Mở bài: Giới thiệu về bài thơ Tràng giang, nội dung chính của khổ thơ 4.

(2) Thân bài

– Hai câu thơ đầu với một bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ:

  • Những đám mây trắng cứ hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau “đùn” lên dưới ánh nắng chiều như tạo nên những quả núi dát bạc.
  • Hình ảnh “cánh chim” xuất hiện như ánh lên một tia ấm áp cho cảnh vật song nó vẫn không làm vơi đi nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ.
READ  Top 6 Studio chụp ảnh cho bé đẹp và chất lượng nhất Thanh Hóa

– Hai câu thơ cuối đã thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của tác giả:

  • Hình ảnh “dờn dợn vời con nước” miêu tả những đợt sóng lan xa mà hơn thế nó còn gợi lên cảm giác buồn nhớ đến vô tận của nhà thơ.
  • Câu thơ cuối đậm chất cổ điển khép lại bài thơ đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét niềm thương nhớ quê hương đất nước.

(3) Cảm nhận chung về đoạn thơ trên.

– Bài viết:

Bài thơ Tràng giang của Huy Cận được trích từ tập Lửa Thiêng. Tác phẩm đã thể hiện nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương trong cảnh hoàng hôn. Đặc biệt nhất là ở khổ thơ cuối:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Trước mắt nhà thơ là những núi mây nhô lên, đùn lên lớp lớp màu trắng bạc. Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên thật tráng lệ. Bầu trời chắc là xanh thẳm, hoặc tím thầm trong khoảnh khắc hoàng hôn nên màu mây ở cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy. Giữa cái bao la mênh mông bỗng xuất hiện một cánh chim nhỏ nhoi. Cánh chim đang chở nặng bóng chiều, bay vội vã. Trên cái nền tím sẫm, nhạt nhòa của bóng chiều hôm, hiện lên những núi bạc mây cao và một con chim lạc đàn nghiêng cánh nhỏ. Hai nét vẽ ấy tượng trưng cho những cảnh chiều hôm trong tâm tưởng người lữ thứ: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (Bà Huyện Thanh Quan), “Chim hôm thoi thóp về rừng” (Nguyễn Du). Nghệ thuật tương phản giữa cánh chim nghiêng nhỏ bé và mờ dần với núi mây bạc hùng vĩ, với trời đất bao la đã làm cho cảnh đất trời và tràng giang thêm mênh mông hơn, xa vắng hơn, và cũng buồn hơn.

Bốn câu kết mang ý vị cổ điển rất đậm đà. Ý vị ấy, màu sắc ấy được thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một mình đứng lẻ loi giữa vũ trụ bao la, lặng lẽ cảm nhận cái vô cùng của không gian, thời gian đối với kiếp người hữu hạn. Một cánh chim, một núi mây bạc cũng dẫn hồn ta đi về mọi nẻo, đến với mọi phía chân trời: Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm – Mặt đất mây đùn cửa ải xa (Đỗ Phủ). Ý vị cổ điển ấy lại được tô đậm bằng một tứ thơ Đường:

Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Hơn mười hai thế kỉ trước, trong bài thơ Hoàng Hạc lâu, Thôi Hiệu đã viết:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

(Tản Đà dịch)

Huy Cận nhìn cao rồi nhìn xa theo tràng giang vời con nước, ở trên nhà thơ đã phủ định: “Mênh mông không một chuyến đò ngang/Không cầu gợi chút niềm thân mật” thì ở đây, ông lại nói: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nỗi buồn cô đơn và nỗi nhớ quê tràn ngập tâm hồn khách tha hương trong buổi hoàng hôn, bên dòng sông đang mải miết trôi về tận phương nào xa xôi.

Bài thơ “Tràng Giang” nói chung, khổ thơ cuối nói riêng đã bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời và lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.

READ  Giấy xác nhận dân sự 2021

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 12 sẽ có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

I. Hướng dẫn

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề 1:

a. Tìm hiểu đề

Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh: Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).

b. Lập dàn ý

(1) Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

(2) Thân bài:

  • Vẻ đẹp của núi rừng đêm trăng khuya (hình ảnh ánh trăng, hoa, cây cổ thụ, tiếng suối…)
  • Nhân vật trữ tình trong bài thơ mải lo việc nước, đến đêm khuya vẫn chưa ngủ.
  • Bài thơ hiện đại ở chỗ con người nổi bật giữa bức tranh thiên nhiên, cổ điển ở bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.

(3) Kết bài: Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ trong bài thơ.

Đề 2:

a. Tìm hiểu đề

Khí thế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dũng mãnh, hào hùng thể hiện qua lực lượng tham gia, những con đường và thời điểm tổng tiến công sôi nổi…

b. Lập dàn ý

(1) Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (xuất xứ, trích dẫn nguyên văn đoạn thơ).

(2) Thân bài:

  • Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc: 8 câu đầu.
  • Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác: 4 câu sau.
  • Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ tài tình của tác giả trong đoạn thơ.

(3) Kết bài: Đoạn thơ thể hiện thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

2.

– Đối tượng: đoạn thơ, bài thơ.

– Nội dung: khái quát về đoạn thơ bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ và bài thơ, đánh giá về đoạn thơ bài thơ.

Tổng kết:

– Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ…) Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ… của đoạn thơ.

– Bài viết thường có các nội dung sau:

  • Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
  • Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
  • Đánh giá chung về bài thơ đoạn thơ.

II. Luyện tập

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Gợi ý:

– Dàn ý:

(1) Mở bài: Giới thiệu về bài thơ Tràng giang, nội dung chính của khổ thơ 4.

(2) Thân bài

– Hai câu thơ đầu với một bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ:

  • Những đám mây trắng cứ hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau “đùn” lên dưới ánh nắng chiều như tạo nên những quả núi dát bạc.
  • Hình ảnh “cánh chim” xuất hiện như ánh lên một tia ấm áp cho cảnh vật song nó vẫn không làm vơi đi nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ.
READ  TOP phần mềm hỗ trợ download Torrent tốt nhất hiện nay

– Hai câu thơ cuối đã thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của tác giả:

  • Hình ảnh “dờn dợn vời con nước” miêu tả những đợt sóng lan xa mà hơn thế nó còn gợi lên cảm giác buồn nhớ đến vô tận của nhà thơ.
  • Câu thơ cuối đậm chất cổ điển khép lại bài thơ đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét niềm thương nhớ quê hương đất nước.

(3) Cảm nhận chung về đoạn thơ trên.

– Bài viết:

Bài thơ Tràng giang của Huy Cận được trích từ tập Lửa Thiêng. Tác phẩm đã thể hiện nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương trong cảnh hoàng hôn. Đặc biệt nhất là ở khổ thơ cuối:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Trước mắt nhà thơ là những núi mây nhô lên, đùn lên lớp lớp màu trắng bạc. Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên thật tráng lệ. Bầu trời chắc là xanh thẳm, hoặc tím thầm trong khoảnh khắc hoàng hôn nên màu mây ở cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy. Giữa cái bao la mênh mông bỗng xuất hiện một cánh chim nhỏ nhoi. Cánh chim đang chở nặng bóng chiều, bay vội vã. Trên cái nền tím sẫm, nhạt nhòa của bóng chiều hôm, hiện lên những núi bạc mây cao và một con chim lạc đàn nghiêng cánh nhỏ. Hai nét vẽ ấy tượng trưng cho những cảnh chiều hôm trong tâm tưởng người lữ thứ: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (Bà Huyện Thanh Quan), “Chim hôm thoi thóp về rừng” (Nguyễn Du). Nghệ thuật tương phản giữa cánh chim nghiêng nhỏ bé và mờ dần với núi mây bạc hùng vĩ, với trời đất bao la đã làm cho cảnh đất trời và tràng giang thêm mênh mông hơn, xa vắng hơn, và cũng buồn hơn.

Bốn câu kết mang ý vị cổ điển rất đậm đà. Ý vị ấy, màu sắc ấy được thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một mình đứng lẻ loi giữa vũ trụ bao la, lặng lẽ cảm nhận cái vô cùng của không gian, thời gian đối với kiếp người hữu hạn. Một cánh chim, một núi mây bạc cũng dẫn hồn ta đi về mọi nẻo, đến với mọi phía chân trời: Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm – Mặt đất mây đùn cửa ải xa (Đỗ Phủ). Ý vị cổ điển ấy lại được tô đậm bằng một tứ thơ Đường:

Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Hơn mười hai thế kỉ trước, trong bài thơ Hoàng Hạc lâu, Thôi Hiệu đã viết:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

(Tản Đà dịch)

Huy Cận nhìn cao rồi nhìn xa theo tràng giang vời con nước, ở trên nhà thơ đã phủ định: “Mênh mông không một chuyến đò ngang/Không cầu gợi chút niềm thân mật” thì ở đây, ông lại nói: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nỗi buồn cô đơn và nỗi nhớ quê tràn ngập tâm hồn khách tha hương trong buổi hoàng hôn, bên dòng sông đang mải miết trôi về tận phương nào xa xôi.

Bài thơ “Tràng Giang” nói chung, khổ thơ cuối nói riêng đã bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời và lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply