cảm biến full frame là gì

You are viewing the article: cảm biến full frame là gì at Vuidulich.vn

Or you want a quick look:

Với chất lượng ảnh tốt và màu sắc chân thực hơn so với các máy ảnh thông thường, dĩ nhiên máy ảnh full frame có giá thành đắt hơn. Vậy máy ảnh full frame là gì? Ưu điểm của máy ảnh full frame là gì? Hãy cùng Phong Vũ tìm hiểu thông qua bài viết dưới.

Máy ảnh full frame là gì?

Máy ảnh full frame là máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến ảnh có cùng cỡ như cỡ khung hình film chuẩn 35mm (36x24mm), trái ngược với các máy ảnh sử dụng cảm biến nhỏ hơn, đặc biệt là cỡ tương đương với cỡ film APS-C – nhỏ hơn rất nhiều so với khung hình đầy đủ 35 mm.

Ống kính full-frame là loại ống kính có thể sử dụng trên máy ảnh có cảm biến crop trong khi nếu ngược lại thì không thể vì nó sẽ xảy ra hiện tượng 4 góc tối.

Phần lớn máy ảnh số hiện nay, cả compact và DSLR, sử dụng khung hình nhỏ hơn 35 mm vì việc sản xuất cảm biến ảnh nhỏ hơn thì dễ hơn, rẻ hơn. Một số loại máy ảnh full- frame phổ biến trên thị trường như máy ảnh Canon EOS 5D Mark II, Nikon D800…

READ  Stt về trà sữa vui, ngôn tình, những câu nói, cap hay về trà sữa

Cảm biến full-frame là gì?

Có hai thuật ngữ thường được sử dụng khi nói tới kích cỡ cảm biến của máy ảnh số (sensor) đó là cảm biến toàn khung (full-frame) và cảm biến APS-C (Crop). Để xác định đâu là cảm biến full-frame và đâu là cảm biến APS-C, người ta dựa vào khung film tiêu chuẩn của máy ảnh cơ 24mm x 36mm (máy phim 35mm). Nếu máy ảnh có kích cỡ toàn khung thì là full-frame còn nhỏ hơn là Crop.

Ưu điểm máy ảnh full-frame

Chất lượng ảnh chụp từ máy ảnh full-frame tốt hơn ở máy ảnh cảm biến Crop. Bởi cảm biến full-frame thu được nhiều ánh sáng hơn, khả năng xử lý nhiễu tốt hơn, màu sắc thật hơn.

Máy ảnh full-frame có tiêu cự ống kính không bị thay đổi. Cùng một ống kính nhưng khi lắp trên máy ảnh full-frame khi chụp sẽ đạt được đúng dải tiêu cự mà nhà sản xuất đưa ra trong khi với các máy ảnh cảm biến APS-C lại không làm được.

Ví dụ: cùng với ống kính Canon EF 70-200mm, nếu lắp trên máy full-frame khi chụp sẽ đạt được đúng dải tiêu cự mà nhà sản xuất đưa ra, nhưng với máy APS-C do cảm biến nhỏ hơn nên ảnh cũng nhỏ hơn, độ rộng của khung hình sẽ không bằng máy ảnh full-frame, góc nhìn sẽ tương đương với một ống kính có tiêu cự dài hơn.

Khái niệm thường được dùng trong trường hợp này là tiêu cự tương đương. Tiêu cự tương đương sẽ được tính bằng tiêu cự của nhà sản xuất ống kính nhân với hệ số crop factor 1.x tương ứng. Ví dụ: với các máy Canon có crop factor 1.6x thì ảnh chụp với ống 70-200 có góc nhìn tương đương ống 112-320mm trên full-frame.

READ  Có nên phủ nano cho kính xe ô tô?

Máy ảnh full-frame cho chất lượng ảnh tốt hơn, màu sắc chân thực nhưng những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp trang bị cảm biến full-frame lại có giá thành đắt hơn. Vậy nên bạn hãy tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính mình để có thể lựa chọn cho mình chiếc máy ảnh phù hợp nhất.

Máy ảnh full-frame khác gì so với máy ảnh số thường

1. Cảm biến full-frame

Trang bị cảm biến full-frame là cảm biến có kích cỡ như cỡ phim hình khung chuẩn 35 mm

2. Giá thành

Giá máy ảnh full-frame phụ thuộc nhiều vào giá thành của cảm biến và ống kính. Chi phí sản xuất cảm biến full-frame cao hơn cảm biến APS-C rất nhiều. Bên cạnh đó chi phí cho ống kính full-frame cũng khá cao do cần loại thấu kính chất lượng cao và lớn hơn các loại ống kính thông thường.

3. Ống kính

Sử dụng máy ảnh Full-frame, chỉ có phương án duy nhất là các ống kính thiết kế riêng, nếu không muốn bị các hiện tượng quang sai như vignett hay đơn giản chỉ là không thích hợp về ngàm lắp ống kính.

4. Trọng lượng và kích thước

Thân máy ảnh full-frame nặng hơn 40-60% thân máy APS-C và to hơn vì có kính ngắm quang học lớn hơn. Do đó kích thước và trọng lượng của ống kính và máy ảnh cảm biến Full-frame luôn to và nặng hơn máy ảnh số thông thường.

READ  League of Legends: Hướng dẫn chơi bản đồ Wild Rift
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply