Soạn Sinh 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thị giác

Or you want a quick look: Lý thuyết Cơ quan phân tích thính giác

Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cấu tạo của tai, chức năng thu nhận sóng âm. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương IX trang 165.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 51 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Cơ quan phân tích thính giác

I. Cấu tạo của tai

Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

1. Tai ngoài

– Tai ngoài được giới hạn bởi màng nhĩ có đường kính khoảng 1cm, gồm:

+ Vành tai: có nhiệm vụ hứng sóng âm.

+ Ống tai: hướng sóng âm.

2. Tai giữa

– Tai giữa là 1 khoang xương gồm:

+ Chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau.

+ Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong (gọi là màng cửa bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần).

Khoảng tai giữa thông với nhau nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.

3. Tai trong

– Tai trong gồm:

+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

+ Ốc tai: thu nhận các kích thích của sóng âm. Gồm: ốc xương tai bên trong có ốc tai màng.

Ốc tai màng là 1 ống màng chạy dọc ốc tai xương và cuốn quang trụ ốc hai vòng rưỡi gồm: màng tiền đình (phía trên), màng cơ sở (phía dưới) và màng bên.

Trên màng cơ sở có cơ quan coocti: chứa tế bào thụ cảm thính giác.

II. Chức năng thu nhận sóng âm

– Sóng âm → vành tai → ống tai → rung màng nhĩ → chuỗi xương tai → rung màng cửa bầu → chuyển động ngoại dịch → nội dịch trong ốc tai màng →​ cơ quan coocti → xung thần kinh → theo dây thần kinh thính giác → cơ quan thính giác ở thùy chẩm → nhận biết về âm thanh phát ra.

READ  Hướng dẫn chụp ảnh selfie trong game Play Together

III. Vệ sinh tai

– Trong tai có ráy tai do các tuyến ráy tai trong thành ống tai tiết ra có tác dụng giữ bụi nên thường phải vệ sinh bằng tăm bông, không dùng que nhọn hoặc vật sắc để ngoáy → làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ.

– Cần giữ gìn vệ sinh để tránh viêm họng vì viêm họng có thể qua vòi nhĩ dẫn tới viêm tai.

– Tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh thường xuyên → ảnh hưởng tới thần kinh → giảm tính đàn hổi của màng nhĩ → nghe không rõ.

-Cần có biện pháp để chống hoặc giảm tiếng ồn.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 51 trang 165

Bài 1 (trang 165 SGK Sinh học 8)

Hãy trình bày cấu tạo của ốc tai dựa vào hình 51-2.

Gợi ý đáp án:

Một ống màng chạy dọc suốt ốc tai xương và cuốn quanh trụ thành 2 vòng rưỡi gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở có khoảng 24000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau; dài ở đỉnh ốc, ngắn dần khu xuống ống miệng. Chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc.

Bài 2 (trang 165 SGK Sinh học 8)

Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được?

Gợi ý đáp án:

Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ rồi truyền qua chuỗi xương tai và làm rung màng “cửa bầu” và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của “cửa tròn” (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).

Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về I vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.

Bài 3 (trang 165 SGK Sinh học 8)

Vì sao ta có thể xác định âm phát ra từ bên phải hay bên trái?

Gợi ý đáp án:

Khi một vật dao động và phát ra âm, chúng sẽ tác động lên không khí, làm không khí chuyển động dưới dạng sóng. Sóng lan truyền trong không khí và đến tai của ta, hai lỗ tai có hai màn nhĩ và hai màn nhĩ này tiếp nhận sóng từ không khí lan truyền tới. Nếu vật phát ra âm ở phía nào thì nó sẽ tác động lên tai ở phía đó. Tác động này sẽ được các noron thần kinh cảm nhận và truyền đến thần kinh trung ương. Ở đây sẽ phân tích âm truyền đến và phát lại phản xạ cho các bộ phận cơ thể.

READ  Cách làm trân châu bằng bột sắn dây thanh mát, dai ngon tại nhà dễ nhất

Bài 4 (trang 165 SGK Sinh học 8)

Hãy làm thí nghiệm sau: Thiết kế 1 dụng cụ giống ống nghe của bác sĩ nhưng dùng 2 ống cao su nối với tai có độ dài khác nhau. Nhắm mắt và thử xác định xem có cảm nhận gì khi gãi trên màng cao su?

Gợi ý đáp án:

Ta có cảm giác âm thanh phát ra từ phía tương ứng với ống cao su ngắn

Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cấu tạo của tai, chức năng thu nhận sóng âm. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương IX trang 165.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 51 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Cơ quan phân tích thính giác

I. Cấu tạo của tai

Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

1. Tai ngoài

– Tai ngoài được giới hạn bởi màng nhĩ có đường kính khoảng 1cm, gồm:

+ Vành tai: có nhiệm vụ hứng sóng âm.

+ Ống tai: hướng sóng âm.

2. Tai giữa

– Tai giữa là 1 khoang xương gồm:

+ Chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau.

+ Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong (gọi là màng cửa bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần).

Khoảng tai giữa thông với nhau nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.

3. Tai trong

– Tai trong gồm:

+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

+ Ốc tai: thu nhận các kích thích của sóng âm. Gồm: ốc xương tai bên trong có ốc tai màng.

Ốc tai màng là 1 ống màng chạy dọc ốc tai xương và cuốn quang trụ ốc hai vòng rưỡi gồm: màng tiền đình (phía trên), màng cơ sở (phía dưới) và màng bên.

Trên màng cơ sở có cơ quan coocti: chứa tế bào thụ cảm thính giác.

II. Chức năng thu nhận sóng âm

– Sóng âm → vành tai → ống tai → rung màng nhĩ → chuỗi xương tai → rung màng cửa bầu → chuyển động ngoại dịch → nội dịch trong ốc tai màng →​ cơ quan coocti → xung thần kinh → theo dây thần kinh thính giác → cơ quan thính giác ở thùy chẩm → nhận biết về âm thanh phát ra.

III. Vệ sinh tai

– Trong tai có ráy tai do các tuyến ráy tai trong thành ống tai tiết ra có tác dụng giữ bụi nên thường phải vệ sinh bằng tăm bông, không dùng que nhọn hoặc vật sắc để ngoáy → làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ.

READ  Soạn Sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á

– Cần giữ gìn vệ sinh để tránh viêm họng vì viêm họng có thể qua vòi nhĩ dẫn tới viêm tai.

– Tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh thường xuyên → ảnh hưởng tới thần kinh → giảm tính đàn hổi của màng nhĩ → nghe không rõ.

-Cần có biện pháp để chống hoặc giảm tiếng ồn.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 51 trang 165

Bài 1 (trang 165 SGK Sinh học 8)

Hãy trình bày cấu tạo của ốc tai dựa vào hình 51-2.

Gợi ý đáp án:

Một ống màng chạy dọc suốt ốc tai xương và cuốn quanh trụ thành 2 vòng rưỡi gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở có khoảng 24000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau; dài ở đỉnh ốc, ngắn dần khu xuống ống miệng. Chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc.

Bài 2 (trang 165 SGK Sinh học 8)

Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được?

Gợi ý đáp án:

Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ rồi truyền qua chuỗi xương tai và làm rung màng “cửa bầu” và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của “cửa tròn” (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).

Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về I vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.

Bài 3 (trang 165 SGK Sinh học 8)

Vì sao ta có thể xác định âm phát ra từ bên phải hay bên trái?

Gợi ý đáp án:

Khi một vật dao động và phát ra âm, chúng sẽ tác động lên không khí, làm không khí chuyển động dưới dạng sóng. Sóng lan truyền trong không khí và đến tai của ta, hai lỗ tai có hai màn nhĩ và hai màn nhĩ này tiếp nhận sóng từ không khí lan truyền tới. Nếu vật phát ra âm ở phía nào thì nó sẽ tác động lên tai ở phía đó. Tác động này sẽ được các noron thần kinh cảm nhận và truyền đến thần kinh trung ương. Ở đây sẽ phân tích âm truyền đến và phát lại phản xạ cho các bộ phận cơ thể.

Bài 4 (trang 165 SGK Sinh học 8)

Hãy làm thí nghiệm sau: Thiết kế 1 dụng cụ giống ống nghe của bác sĩ nhưng dùng 2 ống cao su nối với tai có độ dài khác nhau. Nhắm mắt và thử xác định xem có cảm nhận gì khi gãi trên màng cao su?

Gợi ý đáp án:

Ta có cảm giác âm thanh phát ra từ phía tương ứng với ống cao su ngắn

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply