Soạn bài Liên kết trong văn bản

Or you want a quick look:

Các em hãy cùng tham khảo soạn bài Liên kết trong văn bản để trau dồi thêm kiến thức về văn bản mà ở đây là tính liên kết trong văn bản, vận dụng được lí thuyết vào làm những bài tập cụ thể.

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Đã là văn bản thì phải có tính liên kết để các câu, các đoạn nối liền với nhau một cách tự nhiên, hợp lí; nhờ đó, ý của người viết (người nói) dễ được người đọc (người nghe) tiếp nhận.
So sánh đoạn đầu của bức thư người bố gửi cho En-ri-cô (bài Mẹ tội) với đoạn trong SGK tr.18; đoạn đầu trong bài Cổng trường mở ra với đoạn trong SGK tr.19, ta thấy: hai đoạn trong hai văn bản có tính liên kết nên ý của người viết bộc lộ rõ ràng, dễ tiếp nhận; còn hai đoạn trong SGK tr.18 và 19 thì không có tính liên kết, ý lộn xộn, không rõ ràng, khó tiếp nhận.

2. Trong văn bản, có liên kết nội dung và liên kết hình thức. Người viết phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các đoạn, các câu đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu…) thích hợp.
Ví dụ: Đoạn đầu bài Cổng trường mở ra có sự liên kết như sau:
– Về nội dung: Người mẹ không ngủ được → nhìn đứa con ngủ dễ dàng.
– Về hình thức:

  • 4 câu văn đều được nhắc lại từ “con”.
  • 2 câu đầu lặp lại cụm từ “không ngủ được”.
  • đến câu thứ ba “không ngủ được” chuyển thành “giấc ngủ”.
  • cụm từ “Còn bây giờ” nổi câu thứ hai và câu thứ ba.
  • Đối lập giữa “mẹ không ngủ được” và “giấc ngủ đến với con dễ dàng…”
READ  Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Chân trời sáng tạo 6

Nhờ sự liên kết về nội dung và hình thức, ý đoạn văn được bộc lộ rõ ràng, người đọc dễ tiếp nhận.

II. THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP

A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK

1. Đọc kĩ 5 câu trong đoạn văn này, suy nghĩ một chút, các em có thể tìm được thứ tự hợp lí của nó để có được một đoạn văn bản có tính liên kết chặt chẽ. (Gợi ý: Thứ tự các câu văn phải là (1) – (4) – (2) – (5) – (3)).

2. Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để các câu trong đoạn văn bản liên kết được với nhau. Các từ đó lần lượt là: bà, bà, cháu, Bà, bà, cháu, Thế là..

3. Chỉ cần đọc tiếp câu thứ ba thì sẽ thấy ngay hai câu đầu vẫn có sự liên kết với nhau. Câu 1 chỉ nói về mẹ, câu 2 chỉ nói về con, cứ ngỡ là rời rạc, nhưng đã có câu 3 liên kết chúng với nhau thành một khối: “Me sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói…”. Do đó không cần phải thêm từ “xì” nối liền hai câu.

4. Các em trao đổi với nhau để tìm ra câu trả lời.
5. Các em tự làm bài tập này (chú ý sự liên kết giữa các đoạn các câu).

B. Bài tập bổ sung
Đọc kỹ văn bản Mẹ tôi, phân tích để nêu rõ sự liên kết về cả hai mặt nội dung và hình thức trong bức thư người bố gửi cho En-ri-cô.

READ  Mẫu Phiếu thu - Học Điện Tử

————————–HẾT————————-

Trên đây là phần Soạn bài Liên kết trong văn bản bài tiếp theo các em chuẩn bị kiến thức các phần Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê và phần Soạn bài Bố cục trong văn bản để học tốt Ngữ Văn 7 hơn

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Nêu cảm nhận về bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Thành ngữ để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 7 của mình.


 

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply