GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Trả lời gợi ý Bài 7 GDCD 9 trang 24

GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi phần gợi ý và hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa GDCD 9 trang 26.

Giải bài tập GDCD 9 Bài 7 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh lớp 9 tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Trả lời gợi ý Bài 7 GDCD 9 trang 24

a) Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ ?

Gợi ý đáp án

– Tinh thần yêu nước sôi nổi, nó kết thành một làn sóng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

– Thực tiễn đã chứng minh điều đó:

+ Các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc.

+ Sự hi sinh của các chiến sĩ ngoài mặt trận, của cán bộ công chức, những người phụ nữ, những người cha, người mẹ, của nam nữ công nhân, nông dân, của tầng lớp thanh thiếu niên ở hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chông Mĩ.

b) Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta ?

Gợi ý đáp án

– Học trò cũ của cụ Chu Văn An tuy làm chức quan to vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò lễ phép, tôn trọng thầy, với thái độ kính cẩn, khiêm tốn đối với thầy giáo cũ.

– Cách cư xử của người học trò cũ – Phạm Sư Mạnh thể hiện truyền thông “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

c) Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết.

Gợi ý đáp án

Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào, như:

+ Truyền thống yêu nước;

+ Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm;

+ Truyền thống đoàn kết;

+ Truyền thông nhân nghĩa;

+ Truyền thống cần cù lao động;

+ Truyền thống hiếu học;

+ Truyền thống tôn sư trọng đạo;

+ Truyền thống hiếu thảo…

– Các truyền thông về văn hoá (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt Nam)

– Các truyền thông về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca..)

– Những nghề truyền thống (nghề ươm tơ dệt lụa, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề khảm trai…)

d) Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Gợi ý đáp án

– Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

Giải bài tập GDCD 9 Bài 7 trang 26

Câu 1

Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

a) Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc ;

b) Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa ;

c) Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống;

d) Khống tôn trọng những người lao động chân tay ;

đ) Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác ;

e) Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ;

g) Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ;

h) Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam ;

i) Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo ;

k) Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật,

l) Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

Gợi ý đáp án

Các câu đúng: (a), (c), (e), (g), (h), (i), (l).

Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện các chuẩn mực giá trị truyền thống.

Câu 2

Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em (phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc…) và giới thiệu để bạn bè cùng biết.

Gợi ý đáp án

Dù ai đi đó đi đây
Ngày mười hội vật nhớ quay về Sình.

Đó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hàng năm quay về làng Sình, Lại Ân, Phú Mậu huyện Phú Vang để xem đấu vật. Nơi đây là địa chỉ cuối cùng về phương Nam còn lưu giữ truyền thống vật võ, một sinh hoạt văn hoá đặc trưng của người Việt. Hàng năm, sau khi ăn Tết xong, làng mở hội vật vào ngày 10 tháng Giêng với niềm mong ước: Dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc muôn người.

READ  Top 7 Bộ phim anime phiêu lưu hay mà bạn không thể bỏ lỡ

Hội vật làng Sình, ngoài yếu tố tâm linh truyền thông, còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí, nhất là với lớp trai trẻ.

Võ đài là xới vật bằng đất bột, mỗi bề rộng chừng bôn năm sải tay, cao hơn một mét được dựng trước sân đình từ ngày hôm trước (mùng 9 tháng Giêng), bôn bề dăng dây bảo vệ.

Ngôi đình làng năm bên bờ sông, cảnh quan thoáng đãng, sông nước hữu tình. Người xem vây quanh xới vật ngồi san sát bên nhau trên những mô đất, những bệ cấp bằng tre già đan kết lại trong khuôn viên đình rộng chừng 600m2.

Sau nghi lễ và những điều dặn dò về thi đấu, các đô sẵn sàng vào cuộc thi hào hứng. Điều khiển vật võ là một vị cao niên, có uy tín trong làng, khăn đen, áo dài, ngồi cầm trông ngay trước đình. Tiếng trông nhịp nhàng, thong thả là gọi vật; hối hả, liên tục là thúc giục các đô tích cực thi đấu. Trọng tài trên xới là một người am hiểu luật, nhanh nhạy, kiên quyết.

Các đô vật không đóng khố như ở ngoài Bắc mà mặc quần và quấn thêm một cán ngang lưng. Người đến thi đấu không cần báo trước, chỉ đăng kí tại chỗ theo lời mời gọi thi tài. Khi được phép, họ vào xới, làm lễ bái thần làng và các vị cao tuổi. Trọng tài kiểm tra trang phục, xong cho lệnh thi đấu. Trống đánh một tiếng quỳ xuống chào nhau, trống đánh hai tiếng, đứng lên ôm nhau vật. Trống đánh ba tiếng thì thả nhau ra, lựa thế khác, vật lại.

Luật vật dân tộc dựa trên nguyên tắc “túc bất li địa” (chân không rời đất). Nếu nhấc được hai chân của đối thủ rời khỏi mặt đất là thắng cuộc. Từ “túc bất li địa”, luật tiến đến “lấm lưng, trắng bụng”, một phần hoặc cả hai phần lưng lấm đất, bụng ngửa lên trời, là thua cuộc. Trước dây, vật võ làng Sình áp dụng luật “lấm lưng, trắng bụng”. Các đô phải đánh ngã đối thủ ở tư thế lấm lưng và phải thắng tất cả đô trong ngày để đoạt chức vô địch. Luật này làm nảy sinh sự tính toán để giành chức vô địch, gây mất đoàn kết và để lại hậu quả xấu. Từ hơn 20 năm nay, luật quy định: duy trì “lấm lưng, trắng bụng”, nhưng phải giữ (đè) đối thủ bất động trong ba giây, phải thắng tiếp ba người mới được vào bán kết.

Câu 3

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ?

a) Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá ;

b) Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng;

c) Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào;

d) Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển;

đ) Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa ;

e) Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng: (a), (b), (c), (e)

Truyền thông tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu 4

Hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương.

Gợi ý đáp án

Em hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã làm để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, vận động các bạn cùng làm chung, xây dựng ý thức mọi người cùng bảo về các truyền thống tại địa phương.

Câu 5

An thường tâm sự với các bạn : “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu ?”. Em có đồng ý với An không ? Vì sao ? Em sẽ nói gì với An ?

Gợi ý đáp án

– Em không đồng ý với ý kiến của An.

– Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An).

– Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung… Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.

READ  Cách sửa lỗi Ứng dụng khác chặn sử dụng Google Play cực đơn giản Lê Đông Hoà 7 giờ trước

GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi phần gợi ý và hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa GDCD 9 trang 26.

Giải bài tập GDCD 9 Bài 7 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh lớp 9 tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Trả lời gợi ý Bài 7 GDCD 9 trang 24

a) Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ ?

Gợi ý đáp án

– Tinh thần yêu nước sôi nổi, nó kết thành một làn sóng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

– Thực tiễn đã chứng minh điều đó:

+ Các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc.

+ Sự hi sinh của các chiến sĩ ngoài mặt trận, của cán bộ công chức, những người phụ nữ, những người cha, người mẹ, của nam nữ công nhân, nông dân, của tầng lớp thanh thiếu niên ở hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chông Mĩ.

b) Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta ?

Gợi ý đáp án

– Học trò cũ của cụ Chu Văn An tuy làm chức quan to vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò lễ phép, tôn trọng thầy, với thái độ kính cẩn, khiêm tốn đối với thầy giáo cũ.

– Cách cư xử của người học trò cũ – Phạm Sư Mạnh thể hiện truyền thông “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

c) Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết.

Gợi ý đáp án

Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào, như:

+ Truyền thống yêu nước;

+ Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm;

+ Truyền thống đoàn kết;

+ Truyền thông nhân nghĩa;

+ Truyền thống cần cù lao động;

+ Truyền thống hiếu học;

+ Truyền thống tôn sư trọng đạo;

+ Truyền thống hiếu thảo…

– Các truyền thông về văn hoá (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt Nam)

– Các truyền thông về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca..)

– Những nghề truyền thống (nghề ươm tơ dệt lụa, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề khảm trai…)

d) Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Gợi ý đáp án

– Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

Giải bài tập GDCD 9 Bài 7 trang 26

Câu 1

Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

a) Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc ;

b) Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa ;

c) Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống;

d) Khống tôn trọng những người lao động chân tay ;

đ) Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác ;

e) Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ;

g) Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ;

h) Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam ;

i) Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo ;

k) Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật,

l) Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

Gợi ý đáp án

Các câu đúng: (a), (c), (e), (g), (h), (i), (l).

Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện các chuẩn mực giá trị truyền thống.

Câu 2

Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em (phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc…) và giới thiệu để bạn bè cùng biết.

Gợi ý đáp án

Dù ai đi đó đi đây
Ngày mười hội vật nhớ quay về Sình.

Đó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hàng năm quay về làng Sình, Lại Ân, Phú Mậu huyện Phú Vang để xem đấu vật. Nơi đây là địa chỉ cuối cùng về phương Nam còn lưu giữ truyền thống vật võ, một sinh hoạt văn hoá đặc trưng của người Việt. Hàng năm, sau khi ăn Tết xong, làng mở hội vật vào ngày 10 tháng Giêng với niềm mong ước: Dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc muôn người.

READ  Soạn Sử 9 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Hội vật làng Sình, ngoài yếu tố tâm linh truyền thông, còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí, nhất là với lớp trai trẻ.

Võ đài là xới vật bằng đất bột, mỗi bề rộng chừng bôn năm sải tay, cao hơn một mét được dựng trước sân đình từ ngày hôm trước (mùng 9 tháng Giêng), bôn bề dăng dây bảo vệ.

Ngôi đình làng năm bên bờ sông, cảnh quan thoáng đãng, sông nước hữu tình. Người xem vây quanh xới vật ngồi san sát bên nhau trên những mô đất, những bệ cấp bằng tre già đan kết lại trong khuôn viên đình rộng chừng 600m2.

Sau nghi lễ và những điều dặn dò về thi đấu, các đô sẵn sàng vào cuộc thi hào hứng. Điều khiển vật võ là một vị cao niên, có uy tín trong làng, khăn đen, áo dài, ngồi cầm trông ngay trước đình. Tiếng trông nhịp nhàng, thong thả là gọi vật; hối hả, liên tục là thúc giục các đô tích cực thi đấu. Trọng tài trên xới là một người am hiểu luật, nhanh nhạy, kiên quyết.

Các đô vật không đóng khố như ở ngoài Bắc mà mặc quần và quấn thêm một cán ngang lưng. Người đến thi đấu không cần báo trước, chỉ đăng kí tại chỗ theo lời mời gọi thi tài. Khi được phép, họ vào xới, làm lễ bái thần làng và các vị cao tuổi. Trọng tài kiểm tra trang phục, xong cho lệnh thi đấu. Trống đánh một tiếng quỳ xuống chào nhau, trống đánh hai tiếng, đứng lên ôm nhau vật. Trống đánh ba tiếng thì thả nhau ra, lựa thế khác, vật lại.

Luật vật dân tộc dựa trên nguyên tắc “túc bất li địa” (chân không rời đất). Nếu nhấc được hai chân của đối thủ rời khỏi mặt đất là thắng cuộc. Từ “túc bất li địa”, luật tiến đến “lấm lưng, trắng bụng”, một phần hoặc cả hai phần lưng lấm đất, bụng ngửa lên trời, là thua cuộc. Trước dây, vật võ làng Sình áp dụng luật “lấm lưng, trắng bụng”. Các đô phải đánh ngã đối thủ ở tư thế lấm lưng và phải thắng tất cả đô trong ngày để đoạt chức vô địch. Luật này làm nảy sinh sự tính toán để giành chức vô địch, gây mất đoàn kết và để lại hậu quả xấu. Từ hơn 20 năm nay, luật quy định: duy trì “lấm lưng, trắng bụng”, nhưng phải giữ (đè) đối thủ bất động trong ba giây, phải thắng tiếp ba người mới được vào bán kết.

Câu 3

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ?

a) Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá ;

b) Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng;

c) Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào;

d) Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển;

đ) Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa ;

e) Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng: (a), (b), (c), (e)

Truyền thông tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu 4

Hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương.

Gợi ý đáp án

Em hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã làm để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, vận động các bạn cùng làm chung, xây dựng ý thức mọi người cùng bảo về các truyền thống tại địa phương.

Câu 5

An thường tâm sự với các bạn : “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu ?”. Em có đồng ý với An không ? Vì sao ? Em sẽ nói gì với An ?

Gợi ý đáp án

– Em không đồng ý với ý kiến của An.

– Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An).

– Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung… Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply