Soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, nhằm giúp các bạn học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.

Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

I. Khái niệm

1.

– “Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc”, thể hiện một ý nghĩa”.

– Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. Người viết, người kể chọn một số sự việc tiêu biểu, nhằm dẫn dắt câu chuyện, tô đậm đặc điểm, tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe.

2.

  • Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.
  • Chi tiết là “tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”.
  • Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật, hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung…
  • Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.

=> Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện.

II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu

1. Đọc lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy và cho biết:

a. Tác giả dân gian đã kể chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa.

b.

– Các sự việc và chi tiết trên là những sự việc, chi tiết tiêu biểu.

– Nguyên nhân: Nếu không kể các sự việc, hoặc bỏ chi tiết đó thì truyện sẽ không liền mạch, cốt truyện bị phá vỡ, vai trò các nhân vật sẽ không trọn vẹn.

READ  Đáp án Tuyên truyền Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Hà Nội 2021

2. Tưởng tượng người con trai lão Hạc (nhân vật chính trong truyện Lão Hạc của Nam Cao) trở về làng vào một hôm sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Gợi ý:

– Chi tiết lựa chọn: Anh tìm gặp ông giáo, được nghe kể về cha mình, rồi theo ông đi viếng mộ cha.

– Một số chi tiết sau đó:

  • Anh đến mộ cha, quỳ xuống khóc lóc.
  • Kể cho cha nghe về những ngày tháng cơ cực.
  • Anh nói với cha về dự định tham gia cách mạng.
  • Hứa với cha sẽ sống thật tốt.

3. Từ những việc làm trên, anh chị hãy nêu cách chọn sự việc, chi tiết trong bài văn tự sự.

  • Xác định đề tài, chủ đề của bài văn.
  • Dự kiến cốt truyện (gồm nhiều sự việc tiếp nhau).
  • Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết phù hợp.
  • Lựa chọn ra chi tiết tiêu biểu.

Tổng kết:

  • Để viết một bài văn tự sự, cần lựa chọn được các sự việc, chi tiết tiêu biểu.
  • Sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.

III. Luyện tập

Câu 1. Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:

a.

Không thể bỏ qua sự việc “hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ trên vũ trụ xuống’’.

Nguyên nhân: Chi tiết này sẽ dẫn dắt đến sự việc ở phần kết thúc đoạn. Đồng thời, nó còn góp phần miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật và làm sáng rõ chủ đề của văn bản.

b. Khi lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự (hoặc kể chuyện) cần cân nhắc sao cho chi tiết, sự việc ấy phải góp phần dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung làm nổi bật chủ đề, ý nghĩa của câu chuyện.

Câu 2.

– Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” kể về cuộc gặp mặt của Uy-lít-xơ với người vợ sau nhiều năm xa cách.

– Ở phần cuối đoạn trích, Hô-me-rơ đã chọn sự việc: Pê-nê-lốp thử chồng bằng bí mật của chiếc giường.

– Sự việc này có các chi tiết tiêu biểu:

  • Pê-nê-lốp nhờ nhũ mẫu khiêng giường ra khỏi phòng.
  • Uy-lít-xơ giật mình hỏi lại, sau đó nói rõ đặc điểm của chiếc giường mà chỉ có hai vợ chồng mới biết.
  • Pê-nê-lốp nhận ra Uy-lít-xơ.
READ  Đi tìm nguyên nhân cảm biến vân tay iphone 6 bị hỏng, giải pháp khắc phục

– Với cách chọn lựa trên, Hô-me-rơ đã thành công trong nghệ thuật kể chuyện. Tác giả đã tạo ra một sự việc mang tính thử thách, để bộc lộ tài năng và phẩm chất của nhân vật.

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, nhằm giúp các bạn học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.

Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

I. Khái niệm

1.

– “Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc”, thể hiện một ý nghĩa”.

– Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. Người viết, người kể chọn một số sự việc tiêu biểu, nhằm dẫn dắt câu chuyện, tô đậm đặc điểm, tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe.

2.

  • Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.
  • Chi tiết là “tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”.
  • Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật, hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung…
  • Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.

=> Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện.

II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu

1. Đọc lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy và cho biết:

a. Tác giả dân gian đã kể chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa.

b.

– Các sự việc và chi tiết trên là những sự việc, chi tiết tiêu biểu.

– Nguyên nhân: Nếu không kể các sự việc, hoặc bỏ chi tiết đó thì truyện sẽ không liền mạch, cốt truyện bị phá vỡ, vai trò các nhân vật sẽ không trọn vẹn.

2. Tưởng tượng người con trai lão Hạc (nhân vật chính trong truyện Lão Hạc của Nam Cao) trở về làng vào một hôm sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

READ  Thể tích khối chóp: Công thức và bài tập

Gợi ý:

– Chi tiết lựa chọn: Anh tìm gặp ông giáo, được nghe kể về cha mình, rồi theo ông đi viếng mộ cha.

– Một số chi tiết sau đó:

  • Anh đến mộ cha, quỳ xuống khóc lóc.
  • Kể cho cha nghe về những ngày tháng cơ cực.
  • Anh nói với cha về dự định tham gia cách mạng.
  • Hứa với cha sẽ sống thật tốt.

3. Từ những việc làm trên, anh chị hãy nêu cách chọn sự việc, chi tiết trong bài văn tự sự.

  • Xác định đề tài, chủ đề của bài văn.
  • Dự kiến cốt truyện (gồm nhiều sự việc tiếp nhau).
  • Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết phù hợp.
  • Lựa chọn ra chi tiết tiêu biểu.

Tổng kết:

  • Để viết một bài văn tự sự, cần lựa chọn được các sự việc, chi tiết tiêu biểu.
  • Sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.

III. Luyện tập

Câu 1. Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:

a.

Không thể bỏ qua sự việc “hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ trên vũ trụ xuống’’.

Nguyên nhân: Chi tiết này sẽ dẫn dắt đến sự việc ở phần kết thúc đoạn. Đồng thời, nó còn góp phần miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật và làm sáng rõ chủ đề của văn bản.

b. Khi lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự (hoặc kể chuyện) cần cân nhắc sao cho chi tiết, sự việc ấy phải góp phần dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung làm nổi bật chủ đề, ý nghĩa của câu chuyện.

Câu 2.

– Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” kể về cuộc gặp mặt của Uy-lít-xơ với người vợ sau nhiều năm xa cách.

– Ở phần cuối đoạn trích, Hô-me-rơ đã chọn sự việc: Pê-nê-lốp thử chồng bằng bí mật của chiếc giường.

– Sự việc này có các chi tiết tiêu biểu:

  • Pê-nê-lốp nhờ nhũ mẫu khiêng giường ra khỏi phòng.
  • Uy-lít-xơ giật mình hỏi lại, sau đó nói rõ đặc điểm của chiếc giường mà chỉ có hai vợ chồng mới biết.
  • Pê-nê-lốp nhận ra Uy-lít-xơ.

– Với cách chọn lựa trên, Hô-me-rơ đã thành công trong nghệ thuật kể chuyện. Tác giả đã tạo ra một sự việc mang tính thử thách, để bộc lộ tài năng và phẩm chất của nhân vật.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply