Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Lý thuyết Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Địa 9 Bài 17 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về vị trí địa lí, đặc điểm dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 65.

Soạn Địa lí 9 Bài 17 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Lý thuyết Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

– Ở phía Bắc đất nước:

+ Diện tích lớn nhất nước ta (30,7 % diện tích cả nước năm 2002).

+ Dân số trên 12 triệu người (14,4% dân số cả nước năm 2002).

– Tiếp giáp : Trung Quốc, Lào, đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

– Đường bờ biển kéo dài, vùng biển giàu tiềm năng phát triển.

=> Ý nghĩa: dễ dàng giao lưu kinh tế – xã hội với các khu vực trong nước và ngoài nước, lãnh thổ giàu tiềm năng phát triển kinh tế, có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Thuận lợi.

– Địa hình có sự phân hóa rõ rệt :

+ Núi cao, cắt xẻ mạnh ở phía bắc và địa hình núi trung bình ở phía đông bắc.

+ Vùng đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng trung du Bắc Bộ thuận lợi cho

=> Sự đa dạng của địa hình tạo thế mạnh để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp; vùng đồi bát úp là địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

– Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

– Khoáng sản giàu có, đa dạng nhất cả nước, nhiều loại có trữ lượng lớn.

– Nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào.

– Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.

– Vùng biển Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,…).

Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

b) Khó khăn.

– Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.

– Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp.

– Xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét…do nạn chặt phá rừng bừa bãi.

3. Đặc điểm dân cư xã hội

– Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng…

+ Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc

+ Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.

READ  Hình ảnh con Hổ đẹp | Vuidulich.vn

– Thuận lợi:

+ Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).

+ Đa dạng về văn hóa.

– Khó khăn:

+ Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân con nhiều khó khăn.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện giao lưu kinh tế – xã hội với Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, đồng thời với các tỉnh phía nam Trung Quốc và Thượng Lào.

+ Tài nguyên khoáng sản và thủy điện phong phú, đa dạng. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, đời sống một bộ phận dân cư vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 17 trang 65

Câu 1

Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Gợi ý đáp án

– Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

– Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

– Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.

– Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, …

– Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới).

– Tài nguyên di lịch tự nhiên rất phong phú: Sa Pa, hồ Ba Bể,…

Câu 2

Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế – xã hội cao hơn ở miền núi Bắc Bộ?

Gợi ý đáp án

– Vì Trung du Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:

+ Nằm liền kề Đồng bằng sông Hồng, vùng có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao.

+ Có nguồn nước tương đối dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.

+ Là địa bàn trồng cây công nghiệp (chè, đậu tương, hoa quả), chăn nuôi gia súc.

+ Diện tích đất tương đối rộng, khí hậu không khắc nghiệt, giao thông dễ dàng hơn,… là điều kiện thuận lợi cho sinh sống.

– Miền núi Bắc Bộ có khó khăn cho sản xuất và đời sống:

+ địa hình núi ca hiểm trở.

+ Giao thông khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc.

+ Thời tiết diễn biến thất thường.

+ Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.

+ Thị trường kém phát triển.

Câu 3

Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?

Gợi ý đáp án

Việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, vì :

– Trong điều kiện hiện nay của đất nước, việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của dân cư, về thực chất là đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

– Trong thực tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt: gỗ rừng và lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản, sinh vật,… đang bị khai thác quá mức. Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng lên, thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn. Sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước các dòng sông, hồ nước của các nhà máy thuỷ điện; nguồn nước cung cấp cho Đồng bằng sông Hồng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.

READ  Top 7 Bộ phim anime về ẩm thực hấp dẫn nhất mà bạn không nên bỏ qua

Địa 9 Bài 17 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về vị trí địa lí, đặc điểm dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 65.

Soạn Địa lí 9 Bài 17 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Lý thuyết Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

– Ở phía Bắc đất nước:

+ Diện tích lớn nhất nước ta (30,7 % diện tích cả nước năm 2002).

+ Dân số trên 12 triệu người (14,4% dân số cả nước năm 2002).

– Tiếp giáp : Trung Quốc, Lào, đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

– Đường bờ biển kéo dài, vùng biển giàu tiềm năng phát triển.

=> Ý nghĩa: dễ dàng giao lưu kinh tế – xã hội với các khu vực trong nước và ngoài nước, lãnh thổ giàu tiềm năng phát triển kinh tế, có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Thuận lợi.

– Địa hình có sự phân hóa rõ rệt :

+ Núi cao, cắt xẻ mạnh ở phía bắc và địa hình núi trung bình ở phía đông bắc.

+ Vùng đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng trung du Bắc Bộ thuận lợi cho

=> Sự đa dạng của địa hình tạo thế mạnh để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp; vùng đồi bát úp là địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

– Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

– Khoáng sản giàu có, đa dạng nhất cả nước, nhiều loại có trữ lượng lớn.

– Nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào.

– Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.

– Vùng biển Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,…).

Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

b) Khó khăn.

– Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.

– Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp.

– Xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét…do nạn chặt phá rừng bừa bãi.

3. Đặc điểm dân cư xã hội

– Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng…

+ Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc

+ Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.

– Thuận lợi:

+ Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).

+ Đa dạng về văn hóa.

– Khó khăn:

+ Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân con nhiều khó khăn.

READ  1500+ hình ảnh nền đẹp Full HD, hình nền máy tính 4k miễn phí | Vuidulich.vn

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện giao lưu kinh tế – xã hội với Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, đồng thời với các tỉnh phía nam Trung Quốc và Thượng Lào.

+ Tài nguyên khoáng sản và thủy điện phong phú, đa dạng. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, đời sống một bộ phận dân cư vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 17 trang 65

Câu 1

Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Gợi ý đáp án

– Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

– Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

– Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.

– Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, …

– Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới).

– Tài nguyên di lịch tự nhiên rất phong phú: Sa Pa, hồ Ba Bể,…

Câu 2

Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế – xã hội cao hơn ở miền núi Bắc Bộ?

Gợi ý đáp án

– Vì Trung du Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:

+ Nằm liền kề Đồng bằng sông Hồng, vùng có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao.

+ Có nguồn nước tương đối dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.

+ Là địa bàn trồng cây công nghiệp (chè, đậu tương, hoa quả), chăn nuôi gia súc.

+ Diện tích đất tương đối rộng, khí hậu không khắc nghiệt, giao thông dễ dàng hơn,… là điều kiện thuận lợi cho sinh sống.

– Miền núi Bắc Bộ có khó khăn cho sản xuất và đời sống:

+ địa hình núi ca hiểm trở.

+ Giao thông khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc.

+ Thời tiết diễn biến thất thường.

+ Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.

+ Thị trường kém phát triển.

Câu 3

Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?

Gợi ý đáp án

Việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, vì :

– Trong điều kiện hiện nay của đất nước, việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của dân cư, về thực chất là đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

– Trong thực tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt: gỗ rừng và lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản, sinh vật,… đang bị khai thác quá mức. Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng lên, thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn. Sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước các dòng sông, hồ nước của các nhà máy thuỷ điện; nguồn nước cung cấp cho Đồng bằng sông Hồng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply