Top 5 Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2020 – 2021 kèm đáp án | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: 1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 1

Top 5 Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2020 – 2021 kèm đáp án, bao gồm 5 đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi giữa kì. Mời các em tham khảo.

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 1


Thời gian: 60 phút

I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng – SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo Đoàn Minh Tuấn

b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?

a. Ba Vì.

b. Nghĩa Lĩnh.

c. Sóc Sơn.

d. Phong Khê.

Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?

a. Phú Thọ.

b. Phúc Thọ.

c. Hà Nội.

d. Hà Tây

Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.

c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a. Lặp từ ngữ.

b. Thay thế từ ngữ.

c. Dùng từ ngữ nối.

d. Dùng quan hệ từ.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.

Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.

b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.

c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.

d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.

c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.

d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?

Viết câu của em:………………………..

II – Phần viết:

1 . Chính tả: (Nghe – viết)

Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)

(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)

2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

1.1. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 1

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5

Thời gian: 60 phút

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1

I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng – SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo Đoàn Minh Tuấn

b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?

a. Ba Vì.

b. Nghĩa Lĩnh.

c. Sóc Sơn.

d. Phong Khê.

Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?

a. Phú Thọ.

b. Phúc Thọ.

c. Hà Nội.

d. Hà Tây

Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.

c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a. Lặp từ ngữ.

b. Thay thế từ ngữ.

c. Dùng từ ngữ nối.

d. Dùng quan hệ từ.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.

Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.

b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.

c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.

d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.

c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.

d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?

Viết câu của em:………………………..

II – Phần viết:

1 . Chính tả: (Nghe – viết)

Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)

(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)

2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (3đ )

– Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,5 điểm.

(Đọc sai từ 2-4 tiếng: 1 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0,5 điểm.)

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm.

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng ở 4 chỗ trở lên: 0 điểm.)

– Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm.

(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm; Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.)

– Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá: 1 phút ): 0,5 điểm. (Đọc trên 1-2 phút: 0,5 điểm.)

II. Đọc thầm (7đ)

Câu123456789
Đáp ánbacbaadbVD: Vì xe bị hỏng nên em đi học muộn.

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả: (2đ)

Bài viết: (2 điểm)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn: 2,0 điểm.

– Mỗi lỗi chính tả sai về phụ âm đầu; vần thanh; không viết hoa đúng quy định trừ: 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,… trừ 0,25 điểm toàn bài.

II – Tập làm văn: (8đ)

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

– Viết được một bài văn tả cây hoa hoặc tả cái đồng hồ báo thức có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả cây cối hoặc tả đồ vật đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

– Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

– Tuỳ theo bài viết sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7; 6,5 – 6; 5,5 – 5; 4,5 – 4; 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 .

Các đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 2


Thời gian: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói

(Giáo viên kiểm tra từ tuần 19 đến tuần 26, bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức môn Tiếng Việt

1. Đọc thầm bài văn sau:

Mừng sinh nhật bà

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.

Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn …. Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

Theo Cù Thị Phương Dung

2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

A. 7 bữa tiệc

B. 6 bữa tiệc

C. 5 bữa tiệc

D. 4 bữa tiệc

Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.

C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.

B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

C. Viết thiếp mời giúp chị em.

D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.

Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?

A. Vì hôm đó bà rất vui.

B. Vì hôm đó các cháu rất vui.

C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.

D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.

Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?

A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.

B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.

C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.

D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?

Câu 7: “Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà”. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Quan hệ từ

Câu 8: “Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.”

Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?

Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?

Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả: (Nghe – viết):

Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn “từ Thấy Sứ thần Việt Nam … đến hết” của bài Trí dũng song toàn – Sách TV5 tập 2, trang 25.

2. Tập làm văn

Đề bài: Em hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 2

A. Phần đọc

1. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: 7 điểm

Câu123457
Đáp ánADBDCB
Điểm0,50,50,50,510,5

Câu 6: 1 điểm

Trong cuộc sống, chúng ta cần biết quan tâm đến người già trong gia đình

Câu 8: 1 điểm

Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Câu 9: 0,5 điểm.

Từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1: bà; chúng tôi

Câu 10: 1 điểm:

Năm nay: TN

chị em tôi; chúng tôi: CN

lớn cả; họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà: VN

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả (2 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ, đúng mẫu, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,1 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về khoảng cách, kiểu chữ, cỡ chữ…. Trừ 0,5 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm)

– Viết được bài văn tả đồ vật đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết luận đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, diễn đạt logic, không mắc lỗi chính tả,…

– Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.

+ Mở bài: Giới thiệu được đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.. (1điểm)

+ Thân bài: (6 điểm)

Tả bao quát hình dáng cụ thể của đồ vật.

Tả các bộ phận của đồ vật đó.

Nêu công dụng của đồ vật

+ Kết bài: Nêu được cảm nghĩ của em về đồ vật hoặc món quà đó.(1điểm).

Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm:

8 – 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – …..

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 3


Thời gian: 60 phút

A. Phần Đọc

1. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) (Thời gian 25 phút)

Đọc thầm bài: Cái áo của ba .

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” – Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.

Phạm Hải Lê Châu

Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? (0,5 đ)

A. Mẹ mua cho.

B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.

C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.

D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.

Câu 2. Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì: (1 đ)

A. Bạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba.

B. Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ.

C. Bạn nhỏ rất yêu ba nên thấy chiếc áo của ba cũng rất đẹp.

D. Tất cả những đáp án đã nêu trong các câu trên.

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc. (1 đ)

A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ.

B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba.

D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? (1 đ)

Câu 5: Vì sao mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp? (0.5 đ)

Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình ? (0.5 đ)

Câu 7. Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)? (1 đ)

Câu 8: Cho câu: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. (0.5 đ)

– Chủ ngữ là:…………………………………………………………

– Vị ngữ là:……………………………………………………………

Câu 9: Tìm từ trái nghĩa với từ “khéo” .(0,5 đ)

Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn: (0.5 đ)

Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.

2. Đọc thành tiếng (3 điểm)

– Tranh làng Hồ.

– Nghĩa thầy trò.

– Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

– Phong cảnh đền Hùng.

– Hộp thư mật.

– Phân xử tài tình.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả: 2 điểm. (Thời gian 15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: “Cây trái trong vườn Bác”

Cây trái trong vườn Bác

Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh…Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bo treo lủng lẳng trĩu nặng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.

Theo Võ văn Trực

2. Tập làm văn: 8 điểm. (Thời gian 20 phút)

Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.

3.1. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 3

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5

Thời gian: 60 phút

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3

A. Phần Đọc

1. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) (Thời gian 25 phút)

Đọc thầm bài: Cái áo của ba .

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” – Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.

Phạm Hải Lê Châu

Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? (0,5 đ)

A. Mẹ mua cho.

B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.

C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.

D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.

Câu 2. Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì: (1 đ)

A. Bạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba.

B. Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ.

C. Bạn nhỏ rất yêu ba nên thấy chiếc áo của ba cũng rất đẹp.

D. Tất cả những đáp án đã nêu trong các câu trên.

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc. (1 đ)

A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ.

B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba.

D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? (1 đ)

Câu 5: Vì sao mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp? (0.5 đ)

Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình ? (0.5 đ)

Câu 7. Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)? (1 đ)

Câu 8: Cho câu: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. (0.5 đ)

– Chủ ngữ là:…………………………………………………………

– Vị ngữ là:……………………………………………………………

Câu 9: Tìm từ trái nghĩa với từ “khéo” .(0,5 đ)

Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn: (0.5 đ)

Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.

2. Đọc thành tiếng (3 điểm)

– Tranh làng Hồ.

– Nghĩa thầy trò.

– Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

– Phong cảnh đền Hùng.

– Hộp thư mật.

– Phân xử tài tình.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả: 2 điểm. (Thời gian 15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: “Cây trái trong vườn Bác”

Cây trái trong vườn Bác

Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh…Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bo treo lủng lẳng trĩu nặng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.

Theo Võ văn Trực

2. Tập làm văn: 8 điểm. (Thời gian 20 phút)

Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc kết hợp với kiểm tra kiến thức tiếng việt (7 điểm)

Câu sốĐiểmĐáp án
10,5C
21B
31D
41So sánh
50,5Vì bạn nhỏ như cảm thấy có vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương….. dựa vào lồng ngực ấm áp của ba..
60,5Noi gương ba để trở thành người chiến sĩ BVTQ.
701Cổ áo
80,5CN: Chiếc áo; cuộc sống của chúng tôi
VN: còn nguyên như ngày nào; có nhiều thay đổi
90,5Khéo – vụng
100,5Thay từ “chết” bằng “hy sinh”.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả (2 điểm)

• Chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ,trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm)

• Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi (1 điểm).

• Bài viết có từ 6 lỗi trở lên cho 0,5 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn (8 điểm)

• Mở bài: Giới thiệu được người định tả (1 điểm)

• Thân bài: (4 điểm)

• Nội dung: Tả được những đặc điểm nổi bật của đối tượng, bài viết có trọng tâm.

• Kĩ năng: Câu văn gãy gọn, dùng từ ngữ có hình ảnh

• Cảm xúc: Thể hiện được tình cảm yêu mến, đoàn kết với bạn bè.

• Kết bài: Nêu được tình cảm của mình với bạn của em (1điểm).

• Chữ viết, chính tả (0.5 điểm).

• Dùng từ, đặt câu (0.5 điểm).

• Sáng tạo (1 điểm). Có sáng tạo để bài viết có hình ảnh gợi tả, gợi cảm làm cho hình ảnh được tả sinh động, có cảm xúc.

4. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 4


Thời gian: 60 phút

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Thần Prô-mê-tê và ngọn lửa

Trong thần thoại Hi Lạp, thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng với con người. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt – chúa tể các vị thần để trao nó cho loài người. Vì hành động đó, ông đã bị thần Dớt tra tấn bằng nhiều cực hình vô cùng khủng khiếp. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm giúp đỡ con người đến cùng. Ngọn lửa của ông đã mang đến nền văn minh cho nhân loại, giúp họ xua tan đi cái giá lạnh, khắc nghiệt của thời tiết, đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một ngày, thần Prô-mê-tê vi hành xuống hạ giới để kiểm tra xem loài người sống ra sao với ngọn lửa ấy. Khi vừa đặt chân xuống mặt đất, vị thần tốt bụng bàng hoàng vì khung cảnh hoang tàn nơi đây. Cây cối chết trụi, ở một vài gốc cây, ngọn lửa vẫn còn âm ỉ cháy. Cảnh tượng đó còn thảm hại hơn nhiều so với cảnh hoang vu, mông muội khi ông đặt chân đến đây lần đầu. Sau đó, ông hiểu ra, chính con người đã dùng ngọn lửa để đốt rừng, hủy hoại thiên nhiên, tàn phá cuộc sống của mình. Thần Prô-mê-tê nổi giận đùng đùng. Ông đã chịu bao đau đớn để mang ngọn lửa đến với con người cho họ cuộc sống văn minh, thế mà họ lại sử dụng lửa để tự hủy diệt mình. Thần quyết định thu hồi ngọn lửa.

Bỗng nhiên, thần Prô-mê-tê ngừng lại vì nghe đâu đó có tiếng cười nói ríu rít. Thần trông thấy phía xa xa có hai chú bé đang ngồi quây quanh đống lửa nhỏ, ánh lửa bừng lên làm hồng ửng hai đôi má lem nhem tro bụi. Giữa cái lạnh mùa đông, hai chú vun lá khô lại, lấy chút lửa tàn từ những gốc cây để sưởi ấm đôi bàn tay đang cứng đờ vì lạnh giá. Vị thần im lặng hồi lâu. Ông quyết định cho loài người thêm một cơ hội. Thần vỗ cánh bay về trời.

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Thần Prô-mê-tê đã làm gì để giúp đỡ con người? (0,5 điểm)

A. Ông lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho con người.

B. Ông phát minh ra ngọn lửa để trao cho con người.

C. Ông cổ vũ con người đánh cắp lửa của thần Dớt.

D. Ông xin thần Dớt ban ngọn lửa cho con người.

Câu 2. Nhờ có sự giúp đỡ của thần Prô-mê-tê, cuộc sống con người thay đổi như thế nào? (0,5 điểm)

A. Con người có một cuộc sống giàu sang, phú quý.

B. Con người có thể xây những tòa nhà cao chọc trời.

C. Con người có thể chinh phục biển khơi rộng lớn.

D. Con người có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.

Câu 3. Vì sao thần Prô-mê-tê lại tức giận khi đi vi hành? (0,5 điểm)

A. Vì ông thấy con người đã dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên.

B. Vì ông thấy con người không dùng ngọn lửa mà ông đã ban cho.

C. Vì ông thấy con người không sử dụng hết giá trị của ngọn lửa.

D. Vì ông thấy con người không ghi nhớ công lao của ông.

Câu 4. Nguyên nhân nào khiến thần Prô-mê-tê thay đổi ý định thu hồi ngọn lửa? (0,5 điểm)

A. Con người van xin thần hãy để ngọn lửa ở lại trần gian.

B. Con người hứa với thần là sẽ không dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên.

C. Thần nhìn thấy hai đứa trẻ ngồi sưởi ấm bên ngọn lửa.

D. Những vị thần khác xin thần Prô-mê-tê để ngọn lửa ở lại.

Câu 5. Em hãy nêu vai trò của ngọn lửa trong cuộc sống. (1,0 điểm)

Câu 6. Nếu được gặp thần Prô-mê-tê, em sẽ nói gì để thần không thu hồi ngọn lửa? (1,0 điểm)

Câu 7. Có thể thay từ “công dân” trong câu dưới đây bằng từ đồng nghĩa nào? (0,5 điểm)

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân.

A. người dân

B. dân tộc

C. nông dân

D. dân chúng

Câu 8. Chọn cặp từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: (0,5 điểm)

Prô-mê-tê … vi hành xuống hạ giới, Thần … thấy ngọn lửa bùng cháy khắp nơi.

A. vừa … đã

B. càng … càng

C. tuy … nhưng

D. không những … mà còn

Câu 9. a) Chọn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết hai câu văn dưới đây: (0,5 điểm)

Nàng Trăng hôm nay lộng lẫy hơn hẳn mọi hôm. …… lặng lẽ kéo chiếc rèm mây xốp như bông gòn, soi mình vào chiếc gương khổng lồ của mặt sông để rồi tỏa sáng vằng vặc.

(Nàng Trăng/ Nàng/ Nó/ Cô ta)

b) Gạch dưới từ ở câu thứ hai được dùng để liên kết với câu thứ nhất. (0,5 điểm)

Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài người.

Câu 10. Hãy trả lời câu hỏi sau bằng một câu ghép. (1,0 điểm)

Vì sao thần Prô-mê-tê quyết định không thu hồi ngọn lửa?

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Sức mạnh của Toán học

Toán học có sức mạnh rất to lớn. Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật kì diệu. Niu-tơn đã tìm ra những định luật kì diệu giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên. La-voa-di-ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại. Cô-péc-nic đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Thậm chí, chỉ bằng tính toán, người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời.

Theo BÁCH KHOA CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI

2. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Hãy đặt mình vào vai bờ biển bị ngập đầy rác thải kể chuyện mình

4.1. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 4

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5

Thời gian: 60 phút

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 4

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Thần Prô-mê-tê và ngọn lửa

Trong thần thoại Hi Lạp, thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng với con người. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt – chúa tể các vị thần để trao nó cho loài người. Vì hành động đó, ông đã bị thần Dớt tra tấn bằng nhiều cực hình vô cùng khủng khiếp. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm giúp đỡ con người đến cùng. Ngọn lửa của ông đã mang đến nền văn minh cho nhân loại, giúp họ xua tan đi cái giá lạnh, khắc nghiệt của thời tiết, đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một ngày, thần Prô-mê-tê vi hành xuống hạ giới để kiểm tra xem loài người sống ra sao với ngọn lửa ấy. Khi vừa đặt chân xuống mặt đất, vị thần tốt bụng bàng hoàng vì khung cảnh hoang tàn nơi đây. Cây cối chết trụi, ở một vài gốc cây, ngọn lửa vẫn còn âm ỉ cháy. Cảnh tượng đó còn thảm hại hơn nhiều so với cảnh hoang vu, mông muội khi ông đặt chân đến đây lần đầu. Sau đó, ông hiểu ra, chính con người đã dùng ngọn lửa để đốt rừng, hủy hoại thiên nhiên, tàn phá cuộc sống của mình. Thần Prô-mê-tê nổi giận đùng đùng. Ông đã chịu bao đau đớn để mang ngọn lửa đến với con người cho họ cuộc sống văn minh, thế mà họ lại sử dụng lửa để tự hủy diệt mình. Thần quyết định thu hồi ngọn lửa.

Bỗng nhiên, thần Prô-mê-tê ngừng lại vì nghe đâu đó có tiếng cười nói ríu rít. Thần trông thấy phía xa xa có hai chú bé đang ngồi quây quanh đống lửa nhỏ, ánh lửa bừng lên làm hồng ửng hai đôi má lem nhem tro bụi. Giữa cái lạnh mùa đông, hai chú vun lá khô lại, lấy chút lửa tàn từ những gốc cây để sưởi ấm đôi bàn tay đang cứng đờ vì lạnh giá. Vị thần im lặng hồi lâu. Ông quyết định cho loài người thêm một cơ hội. Thần vỗ cánh bay về trời.

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Thần Prô-mê-tê đã làm gì để giúp đỡ con người? (0,5 điểm)

A. Ông lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho con người.

B. Ông phát minh ra ngọn lửa để trao cho con người.

C. Ông cổ vũ con người đánh cắp lửa của thần Dớt.

D. Ông xin thần Dớt ban ngọn lửa cho con người.

Câu 2. Nhờ có sự giúp đỡ của thần Prô-mê-tê, cuộc sống con người thay đổi như thế nào? (0,5 điểm)

A. Con người có một cuộc sống giàu sang, phú quý.

B. Con người có thể xây những tòa nhà cao chọc trời.

C. Con người có thể chinh phục biển khơi rộng lớn.

D. Con người có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.

Câu 3. Vì sao thần Prô-mê-tê lại tức giận khi đi vi hành? (0,5 điểm)

A. Vì ông thấy con người đã dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên.

B. Vì ông thấy con người không dùng ngọn lửa mà ông đã ban cho.

C. Vì ông thấy con người không sử dụng hết giá trị của ngọn lửa.

D. Vì ông thấy con người không ghi nhớ công lao của ông.

Câu 4. Nguyên nhân nào khiến thần Prô-mê-tê thay đổi ý định thu hồi ngọn lửa? (0,5 điểm)

A. Con người van xin thần hãy để ngọn lửa ở lại trần gian.

B. Con người hứa với thần là sẽ không dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên.

C. Thần nhìn thấy hai đứa trẻ ngồi sưởi ấm bên ngọn lửa.

D. Những vị thần khác xin thần Prô-mê-tê để ngọn lửa ở lại.

Câu 5. Em hãy nêu vai trò của ngọn lửa trong cuộc sống. (1,0 điểm)

Câu 6. Nếu được gặp thần Prô-mê-tê, em sẽ nói gì để thần không thu hồi ngọn lửa? (1,0 điểm)

Câu 7. Có thể thay từ “công dân” trong câu dưới đây bằng từ đồng nghĩa nào? (0,5 điểm)

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân.

A. người dân

B. dân tộc

C. nông dân

D. dân chúng

Câu 8. Chọn cặp từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: (0,5 điểm)

Prô-mê-tê … vi hành xuống hạ giới, Thần … thấy ngọn lửa bùng cháy khắp nơi.

A. vừa … đã

B. càng … càng

C. tuy … nhưng

D. không những … mà còn

Câu 9. a) Chọn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết hai câu văn dưới đây: (0,5 điểm)

Nàng Trăng hôm nay lộng lẫy hơn hẳn mọi hôm. …… lặng lẽ kéo chiếc rèm mây xốp như bông gòn, soi mình vào chiếc gương khổng lồ của mặt sông để rồi tỏa sáng vằng vặc.

(Nàng Trăng/ Nàng/ Nó/ Cô ta)

b) Gạch dưới từ ở câu thứ hai được dùng để liên kết với câu thứ nhất. (0,5 điểm)

Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài người.

Câu 10. Hãy trả lời câu hỏi sau bằng một câu ghép. (1,0 điểm)

Vì sao thần Prô-mê-tê quyết định không thu hồi ngọn lửa?

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Sức mạnh của Toán học

Toán học có sức mạnh rất to lớn. Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật kì diệu. Niu-tơn đã tìm ra những định luật kì diệu giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên. La-voa-di-ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại. Cô-péc-nic đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Thậm chí, chỉ bằng tính toán, người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời.

Theo BÁCH KHOA CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI

2. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Hãy đặt mình vào vai bờ biển bị ngập đầy rác thải kể chuyện mình

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 2. Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm

Câu 3. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 4. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm

Câu 5. Gợi ý:

Lửa có vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giúp con người ăn chín, uống sôi, giảm bệnh tật, là nguồn nhiệt năng lượng trong các ngành công nghiệp và nghiên cứu khoa học.

Câu 6. Gợi ý:

Thưa thần, chỉ vì hành động sai trái của một số người mà ngọn lửa đã hủy hoại thiên nhiên, chúng con xin nhận lỗi và hứa sẽ sử dụng ngọn lửa hợp lí và bảo vệ thiên nhiên.

Câu 7. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 8. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 9.

a) Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

– Từ ngữ thích hợp “Nàng”.

Nàng Trăng hôm nay lộng lẫy hơn hẳn mọi hôm. Nàng lặng lẽ kéo chiếc rèm mây xốp như bông gòn, soi mình vào chiếc gương khổng lồ của mặt sông để rồi tỏa sáng vằng vặc.

b) Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài người.

– Từ ngữ liên kết: Ông (thay thế cho từ “Thần Prô-mê-tê” ở câu trước).

Câu 10.

– Viết thành câu theo yêu cầu: 1,0 điểm

– Viết thành câu nhưng dùng từ chưa chính xác: 0,5 điểm

– Viết câu trả lời chưa thành câu: 0 điểm

Gợi ý:

Thần Prô-mê-tê quyết định không thu hồi ngọn lửa vì ông nhìn thấy hai đứa trẻ đang ngồi sưởi ấm.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Tham khảo:

Từng làn sóng vỗ mơn man, tôi khoan khoái cảm nhận cái dịu dàng của mẹ thiên nhiên dành cho mình. Mỗi buổi sáng, tôi đón ánh bình minh như dát bạc tấm thân, buổi tối tôi lại đắm chìm trong ánh sáng nhè nhẹ, huyền ảo của ánh trăng.

Rồi một ngày con người tới đây, họ ùa xuống bãi biển, mân mê những dòng cát mịn hay cảm nhận cái mát lạnh của nước biển. Và người kéo đến mỗi lúc một đông, tiếng cười nói ồn ào không ngớt. Tôi thấy nhớ cái cảm giác yên tĩnh khi màn đêm giăng mắc. Tôi thèm nghe một tiếng sóng vỗ mạn thuyền nhưng đáp lại, tôi chỉ thấy tiếng người cười nói, tiếng cốc chén loảng xoảng của những cuộc ăn uống thâu đêm suốt sáng diễn ra trên chính cơ thể mình. Con người đến rồi đi, tôi không còn nhận ra gương mặt mình nữa. Bờ biển xinh đẹp ngày nào giờ ngập trong rác thải. Vỏ kẹo, vỏ sữa, lon bia vương vãi khắp mọi nơi. Cơ thể tôi mỏi rời vì những cuộc vui bất tận của loài người, và trước khi đi khỏi thì họ cũng kịp xả lại bao nhiêu thứ rác rưởi. Đó là cách mà họ trả ơn cho tôi sao? Những làn sóng biển ào ạt vỗ vào tôi như hờn giận khiến những thứ rác kia càng bị đẩy ra xa tít.

Tôi chẳng còn thấy mình trong sạch như trước. Tôi trở nên xấu xí, thảm hại và tiều tụy. Liệu điều gì có thể cho tôi trở lại vẻ đẹp ngày xưa nữa?

5. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 5


Thời gian: 60 phút

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Câu chuyện về các loài hoa

Một hôm, các loài hoa tranh cãi nhau về việc loài hoa nào được con người yêu quý nhất. Hoa hồng lên tiếng: “Tôi là loài hoa được con người yêu quý nhất vì tôi tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Người ta lấy tôi làm món quà ngọt ngào tặng nhau để khởi đầu cho một mối quan hệ tốt đẹp.”

Hoa đào lên tiếng phản bác: “Tôi mới là loài hoa được yêu quý nhất. Ngày Tết, chẳng nhà nào có thể thiếu hoa đào. Tuy tôi chỉ nở vào mùa xuân nhưng đó là mở đầu của một năm, mang lại cho con người sự sung túc, may mắn.”

Hoa lan lên tiếng: “Các bạn nhầm rồi, các bạn hãy nhìn vào cách con người chăm chút chúng tôi đi. Những giò hoa lan được con người nâng niu, tưới tắm để cho ra những nhành hoa đẹp nhất, tượng trưng cho sự vương giả. Người chơi hoa lan cũng là những người tinh tế. Chúng tôi chính là loài hoa được yêu mến nhất.”

Các loài hoa không ai chịu nhường ai, nhao nhao lên tiếng. Chỉ có một nhành hoa dại là không dám cất lời, bởi nó hiểu thân phận nhỏ bé của mình. Nó không tượng trưng cho tình yêu, cho mùa xuân, cũng không phải sự vương giả, cao quý. Nó chỉ là một khóm hoa nhỏ bé, giản dị mọc ven đường…

Các loài hoa kéo đến nhờ con người giải đáp thắc mắc của chúng. Con người ôn tồn: “Mỗi loại hoa đều có một vẻ đẹp, một ý nghĩa riêng. Có loài hoa tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn, có loài tượng trưng cho tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử. Ngay cả loài hoa dại cũng là biểu tượng cho nghị lực bởi chúng vươn lên từ nơi đất đai cằn cỗi, đầy sỏi đá. Dù không được loài người chăm chút, dù bị mưa nắng dập vùi, nhưng chúng vẫn kiêu hãnh vươn cao.”

Các loài hoa đều vui vẻ với câu trả lời của con người.

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Các loài hoa tranh cãi về chuyện gì? (0,5 điểm

a. Loài hoa nào đẹp nhất.

b. Loài hoa nào được con người yêu quý nhất.

c. Loài hoa nào tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhất.

d. Loài hoa nào kiên cường nhất.

Câu 2. Trong các loài hoa, loài nào không dám lên tiếng? (0,5 điểm)

a. Hoa dại

b. Hoa hồng

c. Hoa đào

d. Hoa lan

Câu 3. Vì sao hoa hồng, hoa đào, hoa lan đều cho rằng mình thắng? (0,5 điểm)

a. Vì những loài hoa ấy đều có màu sắc rực rỡ, rạng ngời.

b. Vì những loài hoa ấy đều được con người chăm bón hàng ngày.

c. Vì những loài hoa ấy đều có hương thơm ngào ngạt.

d. Vì những loài hoa ấy đều tượng trưng cho những điều đẹp đẽ.

Câu 4. Vì sao con người cho rằng loài hoa dại vẫn được tôn vinh? (0,5 điểm)

a. Vì chúng tượng trưng cho nghị lực vượt lên gian khó.

b. Vì chúng tượng trưng cho tình yêu, cho sự khởi đầu hoàn hảo.

c. Vì chúng tượng trưng cho mùa xuân, cho mùa đầu tiên của một năm.

d. Vì chúng tượng trưng cho sự vương giả, giàu sang.

Câu 5. Câu chuyện gợi cho em bài học gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Hãy viết 2-3 câu văn nêu ý nghĩa của một loài hoa mà em thích nhất. (1,0 điểm)

Câu 7. Em hãy chọn cặp từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (0,5 điểm)

(vừa… đã, càng… càng, không những… mà còn, vì … nên)

a. Trời … mưa, đường … trơn.

b. … về đến nhà, nó … gọi mẹ ngay.

c. … trời mưa to … em không đi chơi.

d. Nó … học giỏi … hát hay.

Câu 8. Nối nghĩa của “công” với những từ chứa tiếng “công” mang nghĩa đó. (0,5 điểm)

1. Của nhà nước, của chunga. công nhân, công nghiệp
2. Thợ, khéo tayb. công dân, công cộng, công chúng
3. Không thiên vịc. công bằng, công lí, công minh, công tâm

Câu 9. Điền cặp từ thích hợp vào các chỗ trống dưới đây: (0,5 điểm)

a) Tiếng hót vang đến…, khu rừng rộn rã đến…

b) Trời… hửng nắng, những đóa hoa … đua nhau khoe sắc.

Câu 10. Viết lại hai câu văn dưới đây có sử dụng từ ngữ nối để liên kết. (1,0 điểm)

Hoa đào tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, hạnh phúc. Nó được chọn để trang trí hay đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Nhà bác học Đác-uyn

Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha con miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác- uyn hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?”. Đác-uyn bình thản đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

Khi đã cao tuổi, ông còn học thêm tiếng Đức. Con ông ngỏ ý muốn dịch giúp ông các tài liệu tiếng Đức. Ông gạt đi và nói: “Cha muốn tự mình dịch được các tài liệu này”. Cuối cùng, ông đã đọc thông thạo tiếng Đức và nhiều tiếng nước khác.

(Theo Hà Vị)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Hãy viết một bức thư cho chị Mùa Xuân nói lên tình yêu, lòng mong đợi Mùa Xuân của mình.

5.1. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 5

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5

Thời gian: 60 phút

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 5

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Câu chuyện về các loài hoa

Một hôm, các loài hoa tranh cãi nhau về việc loài hoa nào được con người yêu quý nhất. Hoa hồng lên tiếng: “Tôi là loài hoa được con người yêu quý nhất vì tôi tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Người ta lấy tôi làm món quà ngọt ngào tặng nhau để khởi đầu cho một mối quan hệ tốt đẹp.”

Hoa đào lên tiếng phản bác: “Tôi mới là loài hoa được yêu quý nhất. Ngày Tết, chẳng nhà nào có thể thiếu hoa đào. Tuy tôi chỉ nở vào mùa xuân nhưng đó là mở đầu của một năm, mang lại cho con người sự sung túc, may mắn.”

Hoa lan lên tiếng: “Các bạn nhầm rồi, các bạn hãy nhìn vào cách con người chăm chút chúng tôi đi. Những giò hoa lan được con người nâng niu, tưới tắm để cho ra những nhành hoa đẹp nhất, tượng trưng cho sự vương giả. Người chơi hoa lan cũng là những người tinh tế. Chúng tôi chính là loài hoa được yêu mến nhất.”

Các loài hoa không ai chịu nhường ai, nhao nhao lên tiếng. Chỉ có một nhành hoa dại là không dám cất lời, bởi nó hiểu thân phận nhỏ bé của mình. Nó không tượng trưng cho tình yêu, cho mùa xuân, cũng không phải sự vương giả, cao quý. Nó chỉ là một khóm hoa nhỏ bé, giản dị mọc ven đường…

Các loài hoa kéo đến nhờ con người giải đáp thắc mắc của chúng. Con người ôn tồn: “Mỗi loại hoa đều có một vẻ đẹp, một ý nghĩa riêng. Có loài hoa tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn, có loài tượng trưng cho tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử. Ngay cả loài hoa dại cũng là biểu tượng cho nghị lực bởi chúng vươn lên từ nơi đất đai cằn cỗi, đầy sỏi đá. Dù không được loài người chăm chút, dù bị mưa nắng dập vùi, nhưng chúng vẫn kiêu hãnh vươn cao.”

Các loài hoa đều vui vẻ với câu trả lời của con người.

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Các loài hoa tranh cãi về chuyện gì? (0,5 điểm

a. Loài hoa nào đẹp nhất.

b. Loài hoa nào được con người yêu quý nhất.

c. Loài hoa nào tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhất.

d. Loài hoa nào kiên cường nhất.

Câu 2. Trong các loài hoa, loài nào không dám lên tiếng? (0,5 điểm)

a. Hoa dại

b. Hoa hồng

c. Hoa đào

d. Hoa lan

Câu 3. Vì sao hoa hồng, hoa đào, hoa lan đều cho rằng mình thắng? (0,5 điểm)

a. Vì những loài hoa ấy đều có màu sắc rực rỡ, rạng ngời.

b. Vì những loài hoa ấy đều được con người chăm bón hàng ngày.

c. Vì những loài hoa ấy đều có hương thơm ngào ngạt.

d. Vì những loài hoa ấy đều tượng trưng cho những điều đẹp đẽ.

Câu 4. Vì sao con người cho rằng loài hoa dại vẫn được tôn vinh? (0,5 điểm)

a. Vì chúng tượng trưng cho nghị lực vượt lên gian khó.

b. Vì chúng tượng trưng cho tình yêu, cho sự khởi đầu hoàn hảo.

c. Vì chúng tượng trưng cho mùa xuân, cho mùa đầu tiên của một năm.

d. Vì chúng tượng trưng cho sự vương giả, giàu sang.

Câu 5. Câu chuyện gợi cho em bài học gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Hãy viết 2-3 câu văn nêu ý nghĩa của một loài hoa mà em thích nhất. (1,0 điểm)

Câu 7. Em hãy chọn cặp từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (0,5 điểm)

(vừa… đã, càng… càng, không những… mà còn, vì … nên)

a. Trời … mưa, đường … trơn.

b. … về đến nhà, nó … gọi mẹ ngay.

c. … trời mưa to … em không đi chơi.

d. Nó … học giỏi … hát hay.

Câu 8. Nối nghĩa của “công” với những từ chứa tiếng “công” mang nghĩa đó. (0,5 điểm)

1. Của nhà nước, của chunga. công nhân, công nghiệp
2. Thợ, khéo tayb. công dân, công cộng, công chúng
3. Không thiên vịc. công bằng, công lí, công minh, công tâm

Câu 9. Điền cặp từ thích hợp vào các chỗ trống dưới đây: (0,5 điểm)

a) Tiếng hót vang đến…, khu rừng rộn rã đến…

b) Trời… hửng nắng, những đóa hoa … đua nhau khoe sắc.

Câu 10. Viết lại hai câu văn dưới đây có sử dụng từ ngữ nối để liên kết. (1,0 điểm)

Hoa đào tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, hạnh phúc. Nó được chọn để trang trí hay đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Nhà bác học Đác-uyn

Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha con miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác- uyn hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?”. Đác-uyn bình thản đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

Khi đã cao tuổi, ông còn học thêm tiếng Đức. Con ông ngỏ ý muốn dịch giúp ông các tài liệu tiếng Đức. Ông gạt đi và nói: “Cha muốn tự mình dịch được các tài liệu này”. Cuối cùng, ông đã đọc thông thạo tiếng Đức và nhiều tiếng nước khác.

(Theo Hà Vị)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Hãy viết một bức thư cho chị Mùa Xuân nói lên tình yêu, lòng mong đợi Mùa Xuân của mình.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 2. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm

Câu 3. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm

Câu 4. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm

Câu 5. Gợi ý:

Loài hoa nào cũng mang một ý nghĩa nhất định và đều mang lại hương thơm, màu sắc cho cuộc đời. Con người nên biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp đó của để cuộc đời tươi đẹp hơn.

Câu 6. Gợi ý:

Trong các loài hoa, em thích nhất loài hoa cúc trắng vì hoa cúc trắng tượng trưng cho sự hiếu thảo. Ngày trước, hoa cúc trắng chỉ có ít cánh, nhưng có một cô bé hiếu thảo đã xé nhỏ những cánh hoa cúc để được ở bên mẹ nhiều ngày hơn như số cánh hoa cúc vậy. Hoa cúc trắng nhắc nhở mỗi người luôn hiếu thảo với cha mẹ của mình.

Câu 7. Điền đúng tất cả các cặp quan hệ từ: 0,5 điểm

a. Trời càng mưa, đường càng trơn.

b. Vừa về đến nhà, nó đã gọi mẹ ngay.

c. Vì trời mưa to nên em không đi chơi.

d. Nó không những học giỏi mà còn hát hay.

Câu 8. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

1-b; 2-a; 3-c.

Câu 9. Điền các cặp từ thích hợp: 0,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm); trả lời sai: 0 điểm

a. Tiếng hót vang đến đâu, khu rừng rộn rã đến đó.

b. Trời vừa hửng nắng, những đóa hoa đã đua nhau khoe sắc.

Câu 10:

Gợi ý:

Hoa đào tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, hạnh phúc. Vì vậy, nó được chọn để trang trí hay đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

III. Tập làm văn (8 điểm)

Gửi chị Mùa Xuân!

Khi đặt bút viết cho chị những dòng thư này, em luôn băn khoăn tự hỏi không biết chị Mùa Xuân đã ở đâu trong khi ngoài kia, từng cơn gió lạnh buốt cứ rít qua ô cửa. Bầu trời trong xanh ngày nào giờ trở nên xám xịt với những đám mây nặng nề và ảm đạm. Dưới con đường, từng dòng người lướt qua nhau một cách vội vã, ai ai cũng muốn về nhà thật nhanh để tránh cái rét sắc như dao đang cứa vào da thịt. Không gian vắng lặng vì chẳng còn tiếng hót ríu ran của loài chim bởi chúng cũng bay về phương Nam tránh rét, chỉ có âm thanh khô khốc của những động cơ ô tô, xe máy. Có lẽ, phải trải qua mùa đông giá lạnh thì người ta mới khát khao hơn mùa xuân ấm áp, dịu hiền.

Em nhớ vô cùng những cánh chim én đầu tiên báo hiệu chị Mùa Xuân trở lại. Khi ấy, cả đất trời như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, con người và vạn vật đều tràn đầy sức sống. Trên những cành cây khẳng khiu, trụi lá bắt đầu đâm chồi nảy lộc, đâu đó trong khu vườn vang lên tiếng hót véo von của loài chim sơn ca. Như được bắt nhịp, đồng loạt những chú chim khác cũng cất lên khúc hát mừng mùa xuân trở lại. Những cánh hoa đào, hoa mai chúm chím hé nở như muốn làm dáng làm duyên với nàng Xuân tươi trẻ. Kìa! Trên khắp các nẻo đường, những gương mặt người rạng rỡ đang chúc nhau lời chúc tốt đẹp cho sự khởi đầu của năm mới bình an. Mùa xuân đến khiến lòng người phấn chấn, ai ai cũng như trẻ lại, căng tràn nhựa sống, hòa mình vào không gian ngập tràn sắc xuân. Tự nhiên như vậy, ai cũng yêu mùa xuân…

Chị Mùa Xuân đang ở nơi đâu? Có phải chị đang rong chơi trên những đồng cỏ, những thung lũng bao la hay thả mình trên những đám mây cao tít? Chị hãy trở lại với nơi này, xua tan đi cái lạnh mùa đông đang giăng mắc khắp nơi để mang đến cho chúng em hơi thở ấm áp của chị, để con người và vạn vật lại được đắm say trong hương vị mùa xuân đê mê và quyến rũ.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Top 5 Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2020 – 2021 kèm đáp án, bao gồm 5 đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi giữa kì. Mời các em tham khảo.

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 1


Thời gian: 60 phút

I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng – SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo Đoàn Minh Tuấn

b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?

a. Ba Vì.

b. Nghĩa Lĩnh.

c. Sóc Sơn.

d. Phong Khê.

Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?

a. Phú Thọ.

b. Phúc Thọ.

c. Hà Nội.

d. Hà Tây

Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.

c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a. Lặp từ ngữ.

b. Thay thế từ ngữ.

c. Dùng từ ngữ nối.

d. Dùng quan hệ từ.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.

Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.

b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.

c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.

d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.

c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.

d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?

Viết câu của em:………………………..

II – Phần viết:

1 . Chính tả: (Nghe – viết)

Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)

(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)

2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

1.1. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 1

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5

Thời gian: 60 phút

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1

I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng – SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo Đoàn Minh Tuấn

b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?

a. Ba Vì.

b. Nghĩa Lĩnh.

c. Sóc Sơn.

d. Phong Khê.

Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?

a. Phú Thọ.

b. Phúc Thọ.

c. Hà Nội.

d. Hà Tây

Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.

c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a. Lặp từ ngữ.

b. Thay thế từ ngữ.

c. Dùng từ ngữ nối.

d. Dùng quan hệ từ.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.

Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.

b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.

c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.

d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.

c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.

d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?

Viết câu của em:………………………..

II – Phần viết:

1 . Chính tả: (Nghe – viết)

Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)

(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)

2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (3đ )

– Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,5 điểm.

(Đọc sai từ 2-4 tiếng: 1 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0,5 điểm.)

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm.

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng ở 4 chỗ trở lên: 0 điểm.)

– Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm.

(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm; Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.)

– Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá: 1 phút ): 0,5 điểm. (Đọc trên 1-2 phút: 0,5 điểm.)

II. Đọc thầm (7đ)

Câu123456789
Đáp ánbacbaadbVD: Vì xe bị hỏng nên em đi học muộn.

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả: (2đ)

Bài viết: (2 điểm)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn: 2,0 điểm.

– Mỗi lỗi chính tả sai về phụ âm đầu; vần thanh; không viết hoa đúng quy định trừ: 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,… trừ 0,25 điểm toàn bài.

II – Tập làm văn: (8đ)

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

– Viết được một bài văn tả cây hoa hoặc tả cái đồng hồ báo thức có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả cây cối hoặc tả đồ vật đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

– Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

– Tuỳ theo bài viết sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7; 6,5 – 6; 5,5 – 5; 4,5 – 4; 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 .

Các đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 2


Thời gian: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói

(Giáo viên kiểm tra từ tuần 19 đến tuần 26, bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức môn Tiếng Việt

1. Đọc thầm bài văn sau:

Mừng sinh nhật bà

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.

Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn …. Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

Theo Cù Thị Phương Dung

2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

A. 7 bữa tiệc

B. 6 bữa tiệc

C. 5 bữa tiệc

D. 4 bữa tiệc

Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.

C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.

B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

C. Viết thiếp mời giúp chị em.

D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.

Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?

A. Vì hôm đó bà rất vui.

B. Vì hôm đó các cháu rất vui.

C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.

D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.

Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?

A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.

B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.

C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.

D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?

Câu 7: “Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà”. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Quan hệ từ

Câu 8: “Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.”

Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?

Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?

Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả: (Nghe – viết):

Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn “từ Thấy Sứ thần Việt Nam … đến hết” của bài Trí dũng song toàn – Sách TV5 tập 2, trang 25.

2. Tập làm văn

Đề bài: Em hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 2

A. Phần đọc

1. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: 7 điểm

Câu123457
Đáp ánADBDCB
Điểm0,50,50,50,510,5

Câu 6: 1 điểm

Trong cuộc sống, chúng ta cần biết quan tâm đến người già trong gia đình

Câu 8: 1 điểm

Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Câu 9: 0,5 điểm.

Từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1: bà; chúng tôi

Câu 10: 1 điểm:

Năm nay: TN

chị em tôi; chúng tôi: CN

lớn cả; họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà: VN

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả (2 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ, đúng mẫu, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,1 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về khoảng cách, kiểu chữ, cỡ chữ…. Trừ 0,5 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm)

– Viết được bài văn tả đồ vật đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết luận đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, diễn đạt logic, không mắc lỗi chính tả,…

– Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.

+ Mở bài: Giới thiệu được đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.. (1điểm)

+ Thân bài: (6 điểm)

Tả bao quát hình dáng cụ thể của đồ vật.

Tả các bộ phận của đồ vật đó.

Nêu công dụng của đồ vật

+ Kết bài: Nêu được cảm nghĩ của em về đồ vật hoặc món quà đó.(1điểm).

Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm:

8 – 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – …..

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 3


Thời gian: 60 phút

A. Phần Đọc

1. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) (Thời gian 25 phút)

Đọc thầm bài: Cái áo của ba .

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” – Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.

Phạm Hải Lê Châu

Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? (0,5 đ)

A. Mẹ mua cho.

B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.

C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.

D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.

Câu 2. Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì: (1 đ)

A. Bạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba.

B. Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ.

C. Bạn nhỏ rất yêu ba nên thấy chiếc áo của ba cũng rất đẹp.

D. Tất cả những đáp án đã nêu trong các câu trên.

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc. (1 đ)

A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ.

B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba.

D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? (1 đ)

Câu 5: Vì sao mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp? (0.5 đ)

Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình ? (0.5 đ)

Câu 7. Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)? (1 đ)

Câu 8: Cho câu: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. (0.5 đ)

– Chủ ngữ là:…………………………………………………………

– Vị ngữ là:……………………………………………………………

Câu 9: Tìm từ trái nghĩa với từ “khéo” .(0,5 đ)

Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn: (0.5 đ)

Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.

2. Đọc thành tiếng (3 điểm)

– Tranh làng Hồ.

– Nghĩa thầy trò.

– Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

– Phong cảnh đền Hùng.

– Hộp thư mật.

– Phân xử tài tình.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả: 2 điểm. (Thời gian 15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: “Cây trái trong vườn Bác”

Cây trái trong vườn Bác

Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh…Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bo treo lủng lẳng trĩu nặng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.

Theo Võ văn Trực

2. Tập làm văn: 8 điểm. (Thời gian 20 phút)

Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.

3.1. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 3

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5

Thời gian: 60 phút

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3

A. Phần Đọc

1. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) (Thời gian 25 phút)

Đọc thầm bài: Cái áo của ba .

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” – Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.

Phạm Hải Lê Châu

Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? (0,5 đ)

A. Mẹ mua cho.

B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.

C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.

D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.

Câu 2. Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì: (1 đ)

A. Bạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba.

B. Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ.

C. Bạn nhỏ rất yêu ba nên thấy chiếc áo của ba cũng rất đẹp.

D. Tất cả những đáp án đã nêu trong các câu trên.

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc. (1 đ)

A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ.

B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba.

D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? (1 đ)

Câu 5: Vì sao mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp? (0.5 đ)

Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình ? (0.5 đ)

Câu 7. Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)? (1 đ)

Câu 8: Cho câu: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. (0.5 đ)

– Chủ ngữ là:…………………………………………………………

– Vị ngữ là:……………………………………………………………

Câu 9: Tìm từ trái nghĩa với từ “khéo” .(0,5 đ)

Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn: (0.5 đ)

Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.

2. Đọc thành tiếng (3 điểm)

– Tranh làng Hồ.

– Nghĩa thầy trò.

– Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

– Phong cảnh đền Hùng.

– Hộp thư mật.

– Phân xử tài tình.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả: 2 điểm. (Thời gian 15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: “Cây trái trong vườn Bác”

Cây trái trong vườn Bác

Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh…Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bo treo lủng lẳng trĩu nặng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.

Theo Võ văn Trực

2. Tập làm văn: 8 điểm. (Thời gian 20 phút)

Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc kết hợp với kiểm tra kiến thức tiếng việt (7 điểm)

Câu sốĐiểmĐáp án
10,5C
21B
31D
41So sánh
50,5Vì bạn nhỏ như cảm thấy có vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương….. dựa vào lồng ngực ấm áp của ba..
60,5Noi gương ba để trở thành người chiến sĩ BVTQ.
701Cổ áo
80,5CN: Chiếc áo; cuộc sống của chúng tôi
VN: còn nguyên như ngày nào; có nhiều thay đổi
90,5Khéo – vụng
100,5Thay từ “chết” bằng “hy sinh”.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả (2 điểm)

• Chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ,trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm)

• Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi (1 điểm).

• Bài viết có từ 6 lỗi trở lên cho 0,5 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn (8 điểm)

• Mở bài: Giới thiệu được người định tả (1 điểm)

• Thân bài: (4 điểm)

• Nội dung: Tả được những đặc điểm nổi bật của đối tượng, bài viết có trọng tâm.

• Kĩ năng: Câu văn gãy gọn, dùng từ ngữ có hình ảnh

• Cảm xúc: Thể hiện được tình cảm yêu mến, đoàn kết với bạn bè.

• Kết bài: Nêu được tình cảm của mình với bạn của em (1điểm).

• Chữ viết, chính tả (0.5 điểm).

• Dùng từ, đặt câu (0.5 điểm).

• Sáng tạo (1 điểm). Có sáng tạo để bài viết có hình ảnh gợi tả, gợi cảm làm cho hình ảnh được tả sinh động, có cảm xúc.

4. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 4


Thời gian: 60 phút

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Thần Prô-mê-tê và ngọn lửa

Trong thần thoại Hi Lạp, thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng với con người. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt – chúa tể các vị thần để trao nó cho loài người. Vì hành động đó, ông đã bị thần Dớt tra tấn bằng nhiều cực hình vô cùng khủng khiếp. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm giúp đỡ con người đến cùng. Ngọn lửa của ông đã mang đến nền văn minh cho nhân loại, giúp họ xua tan đi cái giá lạnh, khắc nghiệt của thời tiết, đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một ngày, thần Prô-mê-tê vi hành xuống hạ giới để kiểm tra xem loài người sống ra sao với ngọn lửa ấy. Khi vừa đặt chân xuống mặt đất, vị thần tốt bụng bàng hoàng vì khung cảnh hoang tàn nơi đây. Cây cối chết trụi, ở một vài gốc cây, ngọn lửa vẫn còn âm ỉ cháy. Cảnh tượng đó còn thảm hại hơn nhiều so với cảnh hoang vu, mông muội khi ông đặt chân đến đây lần đầu. Sau đó, ông hiểu ra, chính con người đã dùng ngọn lửa để đốt rừng, hủy hoại thiên nhiên, tàn phá cuộc sống của mình. Thần Prô-mê-tê nổi giận đùng đùng. Ông đã chịu bao đau đớn để mang ngọn lửa đến với con người cho họ cuộc sống văn minh, thế mà họ lại sử dụng lửa để tự hủy diệt mình. Thần quyết định thu hồi ngọn lửa.

Bỗng nhiên, thần Prô-mê-tê ngừng lại vì nghe đâu đó có tiếng cười nói ríu rít. Thần trông thấy phía xa xa có hai chú bé đang ngồi quây quanh đống lửa nhỏ, ánh lửa bừng lên làm hồng ửng hai đôi má lem nhem tro bụi. Giữa cái lạnh mùa đông, hai chú vun lá khô lại, lấy chút lửa tàn từ những gốc cây để sưởi ấm đôi bàn tay đang cứng đờ vì lạnh giá. Vị thần im lặng hồi lâu. Ông quyết định cho loài người thêm một cơ hội. Thần vỗ cánh bay về trời.

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Thần Prô-mê-tê đã làm gì để giúp đỡ con người? (0,5 điểm)

A. Ông lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho con người.

B. Ông phát minh ra ngọn lửa để trao cho con người.

C. Ông cổ vũ con người đánh cắp lửa của thần Dớt.

D. Ông xin thần Dớt ban ngọn lửa cho con người.

Câu 2. Nhờ có sự giúp đỡ của thần Prô-mê-tê, cuộc sống con người thay đổi như thế nào? (0,5 điểm)

A. Con người có một cuộc sống giàu sang, phú quý.

B. Con người có thể xây những tòa nhà cao chọc trời.

C. Con người có thể chinh phục biển khơi rộng lớn.

D. Con người có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.

Câu 3. Vì sao thần Prô-mê-tê lại tức giận khi đi vi hành? (0,5 điểm)

A. Vì ông thấy con người đã dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên.

B. Vì ông thấy con người không dùng ngọn lửa mà ông đã ban cho.

C. Vì ông thấy con người không sử dụng hết giá trị của ngọn lửa.

D. Vì ông thấy con người không ghi nhớ công lao của ông.

Câu 4. Nguyên nhân nào khiến thần Prô-mê-tê thay đổi ý định thu hồi ngọn lửa? (0,5 điểm)

A. Con người van xin thần hãy để ngọn lửa ở lại trần gian.

B. Con người hứa với thần là sẽ không dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên.

C. Thần nhìn thấy hai đứa trẻ ngồi sưởi ấm bên ngọn lửa.

D. Những vị thần khác xin thần Prô-mê-tê để ngọn lửa ở lại.

Câu 5. Em hãy nêu vai trò của ngọn lửa trong cuộc sống. (1,0 điểm)

Câu 6. Nếu được gặp thần Prô-mê-tê, em sẽ nói gì để thần không thu hồi ngọn lửa? (1,0 điểm)

Câu 7. Có thể thay từ “công dân” trong câu dưới đây bằng từ đồng nghĩa nào? (0,5 điểm)

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân.

A. người dân

B. dân tộc

C. nông dân

D. dân chúng

Câu 8. Chọn cặp từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: (0,5 điểm)

Prô-mê-tê … vi hành xuống hạ giới, Thần … thấy ngọn lửa bùng cháy khắp nơi.

A. vừa … đã

B. càng … càng

C. tuy … nhưng

D. không những … mà còn

Câu 9. a) Chọn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết hai câu văn dưới đây: (0,5 điểm)

Nàng Trăng hôm nay lộng lẫy hơn hẳn mọi hôm. …… lặng lẽ kéo chiếc rèm mây xốp như bông gòn, soi mình vào chiếc gương khổng lồ của mặt sông để rồi tỏa sáng vằng vặc.

(Nàng Trăng/ Nàng/ Nó/ Cô ta)

b) Gạch dưới từ ở câu thứ hai được dùng để liên kết với câu thứ nhất. (0,5 điểm)

Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài người.

Câu 10. Hãy trả lời câu hỏi sau bằng một câu ghép. (1,0 điểm)

Vì sao thần Prô-mê-tê quyết định không thu hồi ngọn lửa?

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Sức mạnh của Toán học

Toán học có sức mạnh rất to lớn. Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật kì diệu. Niu-tơn đã tìm ra những định luật kì diệu giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên. La-voa-di-ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại. Cô-péc-nic đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Thậm chí, chỉ bằng tính toán, người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời.

Theo BÁCH KHOA CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI

2. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Hãy đặt mình vào vai bờ biển bị ngập đầy rác thải kể chuyện mình

4.1. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 4

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5

Thời gian: 60 phút

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 4

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Thần Prô-mê-tê và ngọn lửa

Trong thần thoại Hi Lạp, thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng với con người. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt – chúa tể các vị thần để trao nó cho loài người. Vì hành động đó, ông đã bị thần Dớt tra tấn bằng nhiều cực hình vô cùng khủng khiếp. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm giúp đỡ con người đến cùng. Ngọn lửa của ông đã mang đến nền văn minh cho nhân loại, giúp họ xua tan đi cái giá lạnh, khắc nghiệt của thời tiết, đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một ngày, thần Prô-mê-tê vi hành xuống hạ giới để kiểm tra xem loài người sống ra sao với ngọn lửa ấy. Khi vừa đặt chân xuống mặt đất, vị thần tốt bụng bàng hoàng vì khung cảnh hoang tàn nơi đây. Cây cối chết trụi, ở một vài gốc cây, ngọn lửa vẫn còn âm ỉ cháy. Cảnh tượng đó còn thảm hại hơn nhiều so với cảnh hoang vu, mông muội khi ông đặt chân đến đây lần đầu. Sau đó, ông hiểu ra, chính con người đã dùng ngọn lửa để đốt rừng, hủy hoại thiên nhiên, tàn phá cuộc sống của mình. Thần Prô-mê-tê nổi giận đùng đùng. Ông đã chịu bao đau đớn để mang ngọn lửa đến với con người cho họ cuộc sống văn minh, thế mà họ lại sử dụng lửa để tự hủy diệt mình. Thần quyết định thu hồi ngọn lửa.

Bỗng nhiên, thần Prô-mê-tê ngừng lại vì nghe đâu đó có tiếng cười nói ríu rít. Thần trông thấy phía xa xa có hai chú bé đang ngồi quây quanh đống lửa nhỏ, ánh lửa bừng lên làm hồng ửng hai đôi má lem nhem tro bụi. Giữa cái lạnh mùa đông, hai chú vun lá khô lại, lấy chút lửa tàn từ những gốc cây để sưởi ấm đôi bàn tay đang cứng đờ vì lạnh giá. Vị thần im lặng hồi lâu. Ông quyết định cho loài người thêm một cơ hội. Thần vỗ cánh bay về trời.

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Thần Prô-mê-tê đã làm gì để giúp đỡ con người? (0,5 điểm)

A. Ông lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho con người.

B. Ông phát minh ra ngọn lửa để trao cho con người.

C. Ông cổ vũ con người đánh cắp lửa của thần Dớt.

D. Ông xin thần Dớt ban ngọn lửa cho con người.

Câu 2. Nhờ có sự giúp đỡ của thần Prô-mê-tê, cuộc sống con người thay đổi như thế nào? (0,5 điểm)

A. Con người có một cuộc sống giàu sang, phú quý.

B. Con người có thể xây những tòa nhà cao chọc trời.

C. Con người có thể chinh phục biển khơi rộng lớn.

D. Con người có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.

Câu 3. Vì sao thần Prô-mê-tê lại tức giận khi đi vi hành? (0,5 điểm)

A. Vì ông thấy con người đã dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên.

B. Vì ông thấy con người không dùng ngọn lửa mà ông đã ban cho.

C. Vì ông thấy con người không sử dụng hết giá trị của ngọn lửa.

D. Vì ông thấy con người không ghi nhớ công lao của ông.

Câu 4. Nguyên nhân nào khiến thần Prô-mê-tê thay đổi ý định thu hồi ngọn lửa? (0,5 điểm)

A. Con người van xin thần hãy để ngọn lửa ở lại trần gian.

B. Con người hứa với thần là sẽ không dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên.

C. Thần nhìn thấy hai đứa trẻ ngồi sưởi ấm bên ngọn lửa.

D. Những vị thần khác xin thần Prô-mê-tê để ngọn lửa ở lại.

Câu 5. Em hãy nêu vai trò của ngọn lửa trong cuộc sống. (1,0 điểm)

Câu 6. Nếu được gặp thần Prô-mê-tê, em sẽ nói gì để thần không thu hồi ngọn lửa? (1,0 điểm)

Câu 7. Có thể thay từ “công dân” trong câu dưới đây bằng từ đồng nghĩa nào? (0,5 điểm)

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân.

A. người dân

B. dân tộc

C. nông dân

D. dân chúng

Câu 8. Chọn cặp từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: (0,5 điểm)

Prô-mê-tê … vi hành xuống hạ giới, Thần … thấy ngọn lửa bùng cháy khắp nơi.

A. vừa … đã

B. càng … càng

C. tuy … nhưng

D. không những … mà còn

Câu 9. a) Chọn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết hai câu văn dưới đây: (0,5 điểm)

Nàng Trăng hôm nay lộng lẫy hơn hẳn mọi hôm. …… lặng lẽ kéo chiếc rèm mây xốp như bông gòn, soi mình vào chiếc gương khổng lồ của mặt sông để rồi tỏa sáng vằng vặc.

(Nàng Trăng/ Nàng/ Nó/ Cô ta)

b) Gạch dưới từ ở câu thứ hai được dùng để liên kết với câu thứ nhất. (0,5 điểm)

Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài người.

Câu 10. Hãy trả lời câu hỏi sau bằng một câu ghép. (1,0 điểm)

Vì sao thần Prô-mê-tê quyết định không thu hồi ngọn lửa?

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Sức mạnh của Toán học

Toán học có sức mạnh rất to lớn. Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật kì diệu. Niu-tơn đã tìm ra những định luật kì diệu giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên. La-voa-di-ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại. Cô-péc-nic đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Thậm chí, chỉ bằng tính toán, người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời.

Theo BÁCH KHOA CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI

2. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Hãy đặt mình vào vai bờ biển bị ngập đầy rác thải kể chuyện mình

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 2. Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm

Câu 3. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 4. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm

Câu 5. Gợi ý:

Lửa có vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giúp con người ăn chín, uống sôi, giảm bệnh tật, là nguồn nhiệt năng lượng trong các ngành công nghiệp và nghiên cứu khoa học.

Câu 6. Gợi ý:

Thưa thần, chỉ vì hành động sai trái của một số người mà ngọn lửa đã hủy hoại thiên nhiên, chúng con xin nhận lỗi và hứa sẽ sử dụng ngọn lửa hợp lí và bảo vệ thiên nhiên.

Câu 7. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 8. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 9.

a) Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

– Từ ngữ thích hợp “Nàng”.

Nàng Trăng hôm nay lộng lẫy hơn hẳn mọi hôm. Nàng lặng lẽ kéo chiếc rèm mây xốp như bông gòn, soi mình vào chiếc gương khổng lồ của mặt sông để rồi tỏa sáng vằng vặc.

b) Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài người.

– Từ ngữ liên kết: Ông (thay thế cho từ “Thần Prô-mê-tê” ở câu trước).

Câu 10.

– Viết thành câu theo yêu cầu: 1,0 điểm

– Viết thành câu nhưng dùng từ chưa chính xác: 0,5 điểm

– Viết câu trả lời chưa thành câu: 0 điểm

Gợi ý:

Thần Prô-mê-tê quyết định không thu hồi ngọn lửa vì ông nhìn thấy hai đứa trẻ đang ngồi sưởi ấm.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Tham khảo:

Từng làn sóng vỗ mơn man, tôi khoan khoái cảm nhận cái dịu dàng của mẹ thiên nhiên dành cho mình. Mỗi buổi sáng, tôi đón ánh bình minh như dát bạc tấm thân, buổi tối tôi lại đắm chìm trong ánh sáng nhè nhẹ, huyền ảo của ánh trăng.

Rồi một ngày con người tới đây, họ ùa xuống bãi biển, mân mê những dòng cát mịn hay cảm nhận cái mát lạnh của nước biển. Và người kéo đến mỗi lúc một đông, tiếng cười nói ồn ào không ngớt. Tôi thấy nhớ cái cảm giác yên tĩnh khi màn đêm giăng mắc. Tôi thèm nghe một tiếng sóng vỗ mạn thuyền nhưng đáp lại, tôi chỉ thấy tiếng người cười nói, tiếng cốc chén loảng xoảng của những cuộc ăn uống thâu đêm suốt sáng diễn ra trên chính cơ thể mình. Con người đến rồi đi, tôi không còn nhận ra gương mặt mình nữa. Bờ biển xinh đẹp ngày nào giờ ngập trong rác thải. Vỏ kẹo, vỏ sữa, lon bia vương vãi khắp mọi nơi. Cơ thể tôi mỏi rời vì những cuộc vui bất tận của loài người, và trước khi đi khỏi thì họ cũng kịp xả lại bao nhiêu thứ rác rưởi. Đó là cách mà họ trả ơn cho tôi sao? Những làn sóng biển ào ạt vỗ vào tôi như hờn giận khiến những thứ rác kia càng bị đẩy ra xa tít.

Tôi chẳng còn thấy mình trong sạch như trước. Tôi trở nên xấu xí, thảm hại và tiều tụy. Liệu điều gì có thể cho tôi trở lại vẻ đẹp ngày xưa nữa?

5. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 5


Thời gian: 60 phút

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Câu chuyện về các loài hoa

Một hôm, các loài hoa tranh cãi nhau về việc loài hoa nào được con người yêu quý nhất. Hoa hồng lên tiếng: “Tôi là loài hoa được con người yêu quý nhất vì tôi tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Người ta lấy tôi làm món quà ngọt ngào tặng nhau để khởi đầu cho một mối quan hệ tốt đẹp.”

Hoa đào lên tiếng phản bác: “Tôi mới là loài hoa được yêu quý nhất. Ngày Tết, chẳng nhà nào có thể thiếu hoa đào. Tuy tôi chỉ nở vào mùa xuân nhưng đó là mở đầu của một năm, mang lại cho con người sự sung túc, may mắn.”

Hoa lan lên tiếng: “Các bạn nhầm rồi, các bạn hãy nhìn vào cách con người chăm chút chúng tôi đi. Những giò hoa lan được con người nâng niu, tưới tắm để cho ra những nhành hoa đẹp nhất, tượng trưng cho sự vương giả. Người chơi hoa lan cũng là những người tinh tế. Chúng tôi chính là loài hoa được yêu mến nhất.”

Các loài hoa không ai chịu nhường ai, nhao nhao lên tiếng. Chỉ có một nhành hoa dại là không dám cất lời, bởi nó hiểu thân phận nhỏ bé của mình. Nó không tượng trưng cho tình yêu, cho mùa xuân, cũng không phải sự vương giả, cao quý. Nó chỉ là một khóm hoa nhỏ bé, giản dị mọc ven đường…

Các loài hoa kéo đến nhờ con người giải đáp thắc mắc của chúng. Con người ôn tồn: “Mỗi loại hoa đều có một vẻ đẹp, một ý nghĩa riêng. Có loài hoa tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn, có loài tượng trưng cho tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử. Ngay cả loài hoa dại cũng là biểu tượng cho nghị lực bởi chúng vươn lên từ nơi đất đai cằn cỗi, đầy sỏi đá. Dù không được loài người chăm chút, dù bị mưa nắng dập vùi, nhưng chúng vẫn kiêu hãnh vươn cao.”

Các loài hoa đều vui vẻ với câu trả lời của con người.

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Các loài hoa tranh cãi về chuyện gì? (0,5 điểm

a. Loài hoa nào đẹp nhất.

b. Loài hoa nào được con người yêu quý nhất.

c. Loài hoa nào tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhất.

d. Loài hoa nào kiên cường nhất.

Câu 2. Trong các loài hoa, loài nào không dám lên tiếng? (0,5 điểm)

a. Hoa dại

b. Hoa hồng

c. Hoa đào

d. Hoa lan

Câu 3. Vì sao hoa hồng, hoa đào, hoa lan đều cho rằng mình thắng? (0,5 điểm)

a. Vì những loài hoa ấy đều có màu sắc rực rỡ, rạng ngời.

b. Vì những loài hoa ấy đều được con người chăm bón hàng ngày.

c. Vì những loài hoa ấy đều có hương thơm ngào ngạt.

d. Vì những loài hoa ấy đều tượng trưng cho những điều đẹp đẽ.

Câu 4. Vì sao con người cho rằng loài hoa dại vẫn được tôn vinh? (0,5 điểm)

a. Vì chúng tượng trưng cho nghị lực vượt lên gian khó.

b. Vì chúng tượng trưng cho tình yêu, cho sự khởi đầu hoàn hảo.

c. Vì chúng tượng trưng cho mùa xuân, cho mùa đầu tiên của một năm.

d. Vì chúng tượng trưng cho sự vương giả, giàu sang.

Câu 5. Câu chuyện gợi cho em bài học gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Hãy viết 2-3 câu văn nêu ý nghĩa của một loài hoa mà em thích nhất. (1,0 điểm)

Câu 7. Em hãy chọn cặp từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (0,5 điểm)

(vừa… đã, càng… càng, không những… mà còn, vì … nên)

a. Trời … mưa, đường … trơn.

b. … về đến nhà, nó … gọi mẹ ngay.

c. … trời mưa to … em không đi chơi.

d. Nó … học giỏi … hát hay.

Câu 8. Nối nghĩa của “công” với những từ chứa tiếng “công” mang nghĩa đó. (0,5 điểm)

1. Của nhà nước, của chunga. công nhân, công nghiệp
2. Thợ, khéo tayb. công dân, công cộng, công chúng
3. Không thiên vịc. công bằng, công lí, công minh, công tâm

Câu 9. Điền cặp từ thích hợp vào các chỗ trống dưới đây: (0,5 điểm)

a) Tiếng hót vang đến…, khu rừng rộn rã đến…

b) Trời… hửng nắng, những đóa hoa … đua nhau khoe sắc.

Câu 10. Viết lại hai câu văn dưới đây có sử dụng từ ngữ nối để liên kết. (1,0 điểm)

Hoa đào tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, hạnh phúc. Nó được chọn để trang trí hay đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Nhà bác học Đác-uyn

Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha con miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác- uyn hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?”. Đác-uyn bình thản đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

Khi đã cao tuổi, ông còn học thêm tiếng Đức. Con ông ngỏ ý muốn dịch giúp ông các tài liệu tiếng Đức. Ông gạt đi và nói: “Cha muốn tự mình dịch được các tài liệu này”. Cuối cùng, ông đã đọc thông thạo tiếng Đức và nhiều tiếng nước khác.

(Theo Hà Vị)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Hãy viết một bức thư cho chị Mùa Xuân nói lên tình yêu, lòng mong đợi Mùa Xuân của mình.

5.1. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 5

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5

Thời gian: 60 phút

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 5

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Câu chuyện về các loài hoa

Một hôm, các loài hoa tranh cãi nhau về việc loài hoa nào được con người yêu quý nhất. Hoa hồng lên tiếng: “Tôi là loài hoa được con người yêu quý nhất vì tôi tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Người ta lấy tôi làm món quà ngọt ngào tặng nhau để khởi đầu cho một mối quan hệ tốt đẹp.”

Hoa đào lên tiếng phản bác: “Tôi mới là loài hoa được yêu quý nhất. Ngày Tết, chẳng nhà nào có thể thiếu hoa đào. Tuy tôi chỉ nở vào mùa xuân nhưng đó là mở đầu của một năm, mang lại cho con người sự sung túc, may mắn.”

Hoa lan lên tiếng: “Các bạn nhầm rồi, các bạn hãy nhìn vào cách con người chăm chút chúng tôi đi. Những giò hoa lan được con người nâng niu, tưới tắm để cho ra những nhành hoa đẹp nhất, tượng trưng cho sự vương giả. Người chơi hoa lan cũng là những người tinh tế. Chúng tôi chính là loài hoa được yêu mến nhất.”

Các loài hoa không ai chịu nhường ai, nhao nhao lên tiếng. Chỉ có một nhành hoa dại là không dám cất lời, bởi nó hiểu thân phận nhỏ bé của mình. Nó không tượng trưng cho tình yêu, cho mùa xuân, cũng không phải sự vương giả, cao quý. Nó chỉ là một khóm hoa nhỏ bé, giản dị mọc ven đường…

Các loài hoa kéo đến nhờ con người giải đáp thắc mắc của chúng. Con người ôn tồn: “Mỗi loại hoa đều có một vẻ đẹp, một ý nghĩa riêng. Có loài hoa tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn, có loài tượng trưng cho tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử. Ngay cả loài hoa dại cũng là biểu tượng cho nghị lực bởi chúng vươn lên từ nơi đất đai cằn cỗi, đầy sỏi đá. Dù không được loài người chăm chút, dù bị mưa nắng dập vùi, nhưng chúng vẫn kiêu hãnh vươn cao.”

Các loài hoa đều vui vẻ với câu trả lời của con người.

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Các loài hoa tranh cãi về chuyện gì? (0,5 điểm

a. Loài hoa nào đẹp nhất.

b. Loài hoa nào được con người yêu quý nhất.

c. Loài hoa nào tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhất.

d. Loài hoa nào kiên cường nhất.

Câu 2. Trong các loài hoa, loài nào không dám lên tiếng? (0,5 điểm)

a. Hoa dại

b. Hoa hồng

c. Hoa đào

d. Hoa lan

Câu 3. Vì sao hoa hồng, hoa đào, hoa lan đều cho rằng mình thắng? (0,5 điểm)

a. Vì những loài hoa ấy đều có màu sắc rực rỡ, rạng ngời.

b. Vì những loài hoa ấy đều được con người chăm bón hàng ngày.

c. Vì những loài hoa ấy đều có hương thơm ngào ngạt.

d. Vì những loài hoa ấy đều tượng trưng cho những điều đẹp đẽ.

Câu 4. Vì sao con người cho rằng loài hoa dại vẫn được tôn vinh? (0,5 điểm)

a. Vì chúng tượng trưng cho nghị lực vượt lên gian khó.

b. Vì chúng tượng trưng cho tình yêu, cho sự khởi đầu hoàn hảo.

c. Vì chúng tượng trưng cho mùa xuân, cho mùa đầu tiên của một năm.

d. Vì chúng tượng trưng cho sự vương giả, giàu sang.

Câu 5. Câu chuyện gợi cho em bài học gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Hãy viết 2-3 câu văn nêu ý nghĩa của một loài hoa mà em thích nhất. (1,0 điểm)

Câu 7. Em hãy chọn cặp từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (0,5 điểm)

(vừa… đã, càng… càng, không những… mà còn, vì … nên)

a. Trời … mưa, đường … trơn.

b. … về đến nhà, nó … gọi mẹ ngay.

c. … trời mưa to … em không đi chơi.

d. Nó … học giỏi … hát hay.

Câu 8. Nối nghĩa của “công” với những từ chứa tiếng “công” mang nghĩa đó. (0,5 điểm)

1. Của nhà nước, của chunga. công nhân, công nghiệp
2. Thợ, khéo tayb. công dân, công cộng, công chúng
3. Không thiên vịc. công bằng, công lí, công minh, công tâm

Câu 9. Điền cặp từ thích hợp vào các chỗ trống dưới đây: (0,5 điểm)

a) Tiếng hót vang đến…, khu rừng rộn rã đến…

b) Trời… hửng nắng, những đóa hoa … đua nhau khoe sắc.

Câu 10. Viết lại hai câu văn dưới đây có sử dụng từ ngữ nối để liên kết. (1,0 điểm)

Hoa đào tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, hạnh phúc. Nó được chọn để trang trí hay đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Nhà bác học Đác-uyn

Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha con miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác- uyn hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?”. Đác-uyn bình thản đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

Khi đã cao tuổi, ông còn học thêm tiếng Đức. Con ông ngỏ ý muốn dịch giúp ông các tài liệu tiếng Đức. Ông gạt đi và nói: “Cha muốn tự mình dịch được các tài liệu này”. Cuối cùng, ông đã đọc thông thạo tiếng Đức và nhiều tiếng nước khác.

(Theo Hà Vị)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Hãy viết một bức thư cho chị Mùa Xuân nói lên tình yêu, lòng mong đợi Mùa Xuân của mình.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 2. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm

Câu 3. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm

Câu 4. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm

Câu 5. Gợi ý:

Loài hoa nào cũng mang một ý nghĩa nhất định và đều mang lại hương thơm, màu sắc cho cuộc đời. Con người nên biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp đó của để cuộc đời tươi đẹp hơn.

Câu 6. Gợi ý:

Trong các loài hoa, em thích nhất loài hoa cúc trắng vì hoa cúc trắng tượng trưng cho sự hiếu thảo. Ngày trước, hoa cúc trắng chỉ có ít cánh, nhưng có một cô bé hiếu thảo đã xé nhỏ những cánh hoa cúc để được ở bên mẹ nhiều ngày hơn như số cánh hoa cúc vậy. Hoa cúc trắng nhắc nhở mỗi người luôn hiếu thảo với cha mẹ của mình.

Câu 7. Điền đúng tất cả các cặp quan hệ từ: 0,5 điểm

a. Trời càng mưa, đường càng trơn.

b. Vừa về đến nhà, nó đã gọi mẹ ngay.

c. Vì trời mưa to nên em không đi chơi.

d. Nó không những học giỏi mà còn hát hay.

Câu 8. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

1-b; 2-a; 3-c.

Câu 9. Điền các cặp từ thích hợp: 0,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm); trả lời sai: 0 điểm

a. Tiếng hót vang đến đâu, khu rừng rộn rã đến đó.

b. Trời vừa hửng nắng, những đóa hoa đã đua nhau khoe sắc.

Câu 10:

Gợi ý:

Hoa đào tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, hạnh phúc. Vì vậy, nó được chọn để trang trí hay đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

III. Tập làm văn (8 điểm)

Gửi chị Mùa Xuân!

Khi đặt bút viết cho chị những dòng thư này, em luôn băn khoăn tự hỏi không biết chị Mùa Xuân đã ở đâu trong khi ngoài kia, từng cơn gió lạnh buốt cứ rít qua ô cửa. Bầu trời trong xanh ngày nào giờ trở nên xám xịt với những đám mây nặng nề và ảm đạm. Dưới con đường, từng dòng người lướt qua nhau một cách vội vã, ai ai cũng muốn về nhà thật nhanh để tránh cái rét sắc như dao đang cứa vào da thịt. Không gian vắng lặng vì chẳng còn tiếng hót ríu ran của loài chim bởi chúng cũng bay về phương Nam tránh rét, chỉ có âm thanh khô khốc của những động cơ ô tô, xe máy. Có lẽ, phải trải qua mùa đông giá lạnh thì người ta mới khát khao hơn mùa xuân ấm áp, dịu hiền.

Em nhớ vô cùng những cánh chim én đầu tiên báo hiệu chị Mùa Xuân trở lại. Khi ấy, cả đất trời như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, con người và vạn vật đều tràn đầy sức sống. Trên những cành cây khẳng khiu, trụi lá bắt đầu đâm chồi nảy lộc, đâu đó trong khu vườn vang lên tiếng hót véo von của loài chim sơn ca. Như được bắt nhịp, đồng loạt những chú chim khác cũng cất lên khúc hát mừng mùa xuân trở lại. Những cánh hoa đào, hoa mai chúm chím hé nở như muốn làm dáng làm duyên với nàng Xuân tươi trẻ. Kìa! Trên khắp các nẻo đường, những gương mặt người rạng rỡ đang chúc nhau lời chúc tốt đẹp cho sự khởi đầu của năm mới bình an. Mùa xuân đến khiến lòng người phấn chấn, ai ai cũng như trẻ lại, căng tràn nhựa sống, hòa mình vào không gian ngập tràn sắc xuân. Tự nhiên như vậy, ai cũng yêu mùa xuân…

Chị Mùa Xuân đang ở nơi đâu? Có phải chị đang rong chơi trên những đồng cỏ, những thung lũng bao la hay thả mình trên những đám mây cao tít? Chị hãy trở lại với nơi này, xua tan đi cái lạnh mùa đông đang giăng mắc khắp nơi để mang đến cho chúng em hơi thở ấm áp của chị, để con người và vạn vật lại được đắm say trong hương vị mùa xuân đê mê và quyến rũ.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

See more articles in the category: TIN TỨC
READ  download phần mềm công thức toán học trong word 2003 | Vuidulich.vn

Leave a Reply