Giờ G là gì? Cách chia khung giờ G – An Khang Real

Or you want a quick look: Khái niệm giờ G là gì?

Có lẽ nhiều người đã quá quen thuộc với khái niệm Giờ G là gì cụ thể là những người làm trong lĩnh vực Nhà hàng - Khách sạn. Tuy nhiên đối với một vài người mới tiếp xúc hay đang tìm hiểu về lĩnh vực này thì thuật ngữ này lại khá mới mẻ. Để giúp bạn hiểu tường tận về giờ G chúng tôi sẽ phân tích ngay sau đây. Cùng theo dõi nhé!

Khái niệm giờ G là gì?

Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể gọi giờ G là giờ vàng. Nguyên nhân của cách gọi này do chữ G chính là viết tắt của Gold trong tiếng Anh. Khái niệm này nhằm ám chỉ một khoảng hoặc một mốc thời gian quan trọng sẽ xảy ra sự kiện gì đó mà mọi người cần phải lưu ý.

Có thể trong lĩnh vực quay phim giờ G được dùng để nói về giờ bấm máy, tuy nhiên, nếu sử dụng để nói về giao thông thì đây là giờ cao điểm nhiều người đi lại nhất. Như vậy, đối với hoàn cảnh và ngữ cảnh khác nhau thì giờ G lại có ý nghĩa riêng của nó.

READ  Top 7 Cửa hàng đồ chơi trẻ em tốt nhất ở Biên Hòa, Đồng Nai

Thuật ngữ đặc biệt này được dùng lần đầu vào năm 1917, nó ám chỉ cho giờ phát động một cuộc tấn công quan trọng mang tính quân sự trong Thế chiến thứ Nhất. Trước khi đến giờ G, tất cả mọi người thuộc phe Đồng Minh đều phải chờ đợi lệnh để tiến đánh quân Đức. Chính nhờ có việc đặt ra giờ G mà mọi việc đều có sự chuẩn bị vô cùng sẵn sàng để thực hiện một sự kiện quan trọng.

Thuật ngữ giờ G được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, chỉ thời điểm vàng

Trong lĩnh vực F&B, du lịch, khách sạn các khung giờ G là gì?

Giờ G được xem là giờ cao điểm khi được áp dụng cho ngành nhà hàng - khách sạn. Đây là thời điểm mà lượng khách đến đông nhất và mọi nhân viên cần phải ra sức làm việc nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của thượng đế. Dưới đây là một số khung giờ G được phân chia trong khách sạn, nhà hàng:

Cách chia Giờ G đối với nhà hàng

Khung từ 7 giờ đến 9 giờ sáng: Đây là thời điểm vào buổi sáng mà có nhiều thực khách đến ăn sáng nhất.

Khung 11 giờ đến 13 giờ: Đây là khung giờ buổi trưa cao điểm nhất. Đặc biệt là 12 giờ khi hầu hết các đơn vị, cơ quan đều tan ca sáng thò những nhà hàng thuộc khu vực này sẽ vô cùng đông đúc.

Khung 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày: Đây là giờ ăn tối của đa số thực khách. Tuy nhiên, nếu vào ngày cuối tuần thì giờ G sẽ kéo dài hơn các ngày bình thường khác.

READ  Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

Khung giờ G trong nhà hàng rơi vào thời điểm các bữa ăn

Khung Giờ G trong lĩnh vực khách sạn

Trong lĩnh vực khách sạn thì giờ G là gì? Đây chính là khung giờ check in và check out của khách hàng. Thông thường, giờ check in là 14 giờ còn giờ check out sẽ là 12 giờ hàng ngày. Nhưng vẫn có trường hợp đặc biệt mà giờ check out có thể sẽ sớm hơn và giờ check in muộn hơn bình thường.

Không chỉ vậy, trong các nhà hàng cũng như khách sạn thì giờ G còn có thể là giờ sẽ diễn ra sự kiện quan trọng. Có thể nhắc đến như hội thảo, hội nghị, tiệc cưới, tiệc liên hoan quy mô lớn tại địa điểm này.

Nhằm đảm bảo mọi thứ được tiến hành thuận lợi và suôn sẻ nhất thì ban quản lý của nhà hàng, khách sạn sẽ có kế hoạch cụ thể. Từ đó phân chia công việc cho nhân viên theo đúng chuyên môn để quá trình chuẩn bị chu đáo, kỹ càng và hạn chế tối đa sai sót. Nhờ vậy mà uy tín và chất lượng dịch vụ của đơn vị sẽ gây được ấn tượng tốt cho khách hàng.

Khung giờ G trong lĩnh vực khách sạn tùy thuộc vào giờ check in và check out của khách hàng

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn khái niệm giờ G là gì và cách phân chia khung giờ cao điểm tại các nhà hàng, khách sạn ra sao. Chúc bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để áp dụng vào công việc của mình sau khi đọc bài viết trên.

READ  Mũi trưởng là chức vụ gì?

Mọi thông tin, tin tức xin liên hệ theo địa chỉ bên dưới:

Công ty Cổ phần Tư Vấn và Đầu Tư Bất Động Sản An Khang

Địa chỉ: 88 Vũ Tông Phan, phường An Phú, quận 2, Tp. HCM Hotline: 0822 6789 33 (Kinh doanh) Email: marketing@ankhangreal.vn

Xem thêm SMS Banking là gì? Ikigai là gì?

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply