TRIỀU ĐÌNH HAI NHỰT.
Hôm qua, Trương Huy San viết bài “DANH SÁCH CỦA ANH HAI” kể chuyện, năm 2001, khi Hai Nhựt (Lê Thanh Hải) thay ông Võ Viết Thanh. Bí thư Nguyễn Minh Triết bị bệnh và cũng không mặn mà thiết lập quyền lực ở nơi mà ông biết chỉ là một trạm dừng. Lê Thanh Hải củng cố nhân sự, những người được chọn, tạm gọi là “Danh sách của anh Hai’.
Tôi thấy “Danh sách của anh Hai” cũng giống “Triều đình Hai Nhựt”. Ngày 18/5/2001, Lê Thanh Hải được bầu làm chủ tịch và phải làm việc với 5 phó của ông Võ Viết Thanh là: Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Hùng Việt (7 Việt), Mai Quốc Bình, Huỳnh Thị Nhân, Nguyễn Thành Tài (Tư Huy).
Trong 5 người chỉ có Tư Huy là đệ ruột Hai Nhựt, vì hồi làm phó chủ tịch thường trực, anh Hai đã kéo Tư Huy từ chủ tịch Q.4 lên phó rồi chánh văn phòng UBND TP. Việc đầu tiên, Hai Nhựt đưa Nguyễn Văn Đua từ bí thư Q.3 chuyên bắt bia ôm sang làm Trưởng Ban Quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Sau đó, Hai Nhựt mời báo chí đi theo đội cưỡng chế giải tỏa nhà xây trái phép ở P.12 Gò Vấp và P.15 Tân Bình và cưa nhà vượt tầng trái phép đường Lê Lai - Phạm Ngũ Lão, đánh trực tiếp vào trách nhiệm của phó chủ tịch Bảy Việt có bằng TS ngoại và giám đốc Sở XD là KTS Võ Văn Tuấn.
Cuối năm 2002, Bảy Việt biết thân phận viết đơn xin thôi giữ chức PCT. Võ Văn Tuấn bị cách chức về dạy Đại học Kiến trúc. Ngày 10/1/2003, HĐND TP chấp thuận đơn xin thôi giữ chức Phó Chủ tịch của ông Vũ Hùng Việt, bầu Nguyễn Văn Đua giữ chức Phó Chủ tịch, phụ trách xây dựng, đô thị mà không có bằng chuyên môn. Hai Nhựt cũng cử Út Dũng, chủ tịch Củ Chi (không có bằng xây dựng) làm GĐ sở XD thay thế KTS Tuấn.
Sau Bảy Việt, tháng 10/2003 Phó Chủ tịch Huỳnh Thị Nhân không cùng ê kíp cũng xin thôi giữ chức PCT, để ra làm thứ trưởng Bộ Tài chính. Bà Nhân vào ủy viên Trung ương rồi làm thứ trưởng LĐ&TBXH, đến ngày 11/12/2008, Bộ Chính trị điều bà Nhân về giữ chức Phó Bí thư Thành ủy TP HCM. Dù có ủy viên TW, bà phải ngồi chơi xơi nước, vì chức phó bí thư thường trực, Hai Nhựt đã giao Ba Đua nắm từ 19/11/2006.
Bà Nhân không cửa vào “triều đình Hai Nhựt”, ngày 12/11/2010, Bộ Chính trị điều bà giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng phụ trách phía Nam đến ngày hưu trí. Sau bà Nhân, năm 2006 Mai Quốc Bình cũng xin thôi giữ chức PCT ra làm Phó Tổng thanh tra Chính phủ, rồi cuối cùng Nguyễn Thiện Nhân cũng xin thôi giữ chức PCT ra làm bộ trưởng GD&ĐT.
Sau 5 năm làm chủ tịch rồi lên bí thư thành ủy, Hai Nhựt đã “thay máu” thành công, chỉ còn Nguyễn Thành Tài và lần lượt “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa”: đưa đệ ruột: Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Trung Tín… lên thay. Đặc biệt, Hai Nhựt ba lượt giới thiệu hai đệ ruột: 3 Đua, 4 Huy vào ủy viên TW, nhưng đều bị đại hội cho trượt vỏ chuối!.
Nhớ lại, Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC cháy vào trưa ngày 29/10/2002, kế bên trụ sở Hai Nhựt 86 Lê Thánh Tôn, nhưng phải đến 3 giờ chiều, Hai Nhựt mới sai đệ ruột Tư Huy ra chỉ huy dập lửa. Tài xế xe Tư Huy chạy tấp vô lề NKKN (ngang hông dinh Gia Long) quẹt xe sau làm bung cảng sau xe PCT.
Tư Huy đi bộ tới ngã tư NKKN - Lê Thánh Tôn, thì bà Trương Thị Ánh (Chủ tịch Q.1) cùng ban bệ Q.1, Lê Tấn Bửu (đội trưởng P cảnh sát PCCC) cùng ban ngành vây quanh 4 Huy, bắt tay chứng minh sự hiện diện của mình. Tư Huy biết mẹ gì chỉ đạo, rốt cuộc 60 người chết, có 10 người cháy đen không nhận dạng được.
Tư Huy chỉ đạo một việc duy nhất, cho phép quàng 10 quan tài không nhận diện được tại nhà tang lễ Lê Quý Đôn cho đến khi có kết quả thử nghiệm ADN và được chôn ở Nghĩa trang TP - Linh Trung. Lúc đó, nhà tang lễ xây sắp xong chưa cắt băng khánh thành. Nhờ Tư Huy mở hàng, nhà tang lễ làm ăn rất phát đạt.
Năm 2002 kết thúc tang thương, nên Hai Nhật đưa ra chủ đề cho năm 2003 là “Trật tự kỷ cương, văn minh đô thị” xin HĐND TP biểu quyết.
Chúc mừng 4 cựu phó chủ tịch bị loại khỏi “triều đình Hai Nhựt”
P/S: Anh 7 Việt đã trắng, tóc bạch kim giống như Tây, nghe đồn trước khi mất chức anh đi Nhật, có ra tiệm hớt tóc lim dim ngủ, thợ hớt hóc hỏi nhuộm đen kô, anh kô biết tiếng Nhật vô tình gật đầu, chừng thức dậy thấy đầu đen thui, phe Hai Nhựt đồn nhuộm tóc là điềm xấu, không biết 5 Tín, 4 Huy bị bắt có phải do điềm 2 Nhựt khóc như cha chết?
MAI BÁ KIẾM
Triều đại nhà Lê ở Sài Gòn…
Ngồi ghế Chủ tịch TP HCM từ năm 2001 nhưng đến đầu năm 2002, Lê Thanh Hải (Hai Nhựt) bắt đầu gom binh và củng cố quyền lực. Không như sau này, lúc đó ông Sáu Phong, người từ Bình Dương về thay ông Tư Sang ít được chào đón rồi lo chữa bệnh cũng như ông Sáu biết sẽ lại ra TƯ nên Hai Nhựt dễ bề xoay xở.
Trong số 4 Phó CT mà ông Bảy Thanh để lại thì chỉ có mình Tư Huy (Nguyễn Thành Tài vừa bị bắt hôm thứ 7- 9/12) là đệ tử thân tín. Còn lại ông Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Hùng Việt (Bảy Việt), Mai Quốc Bình, Huỳnh Thị Nhân thì Hai Nhựt và đồ đệ lên lịch tiễn từng người một.
Năm 2003, Bảy Việt bị đánh tơi bời vụ xây nhà trái phép, vượt tầng rồi biết thân biết phận tự động xin nghỉ để Ba Đua (Nguyễn Văn Đua) lên thay ghế béo bở nhất: PCT phụ trách quản lý đô thị. Trước đó Ba Đua vốn là Bí thư Thành đoàn lên dần với thành tích được nhiều người biết nhất là xách xe 67 chạy vòng vòng bắt bia ôm và là đệ tử ruột của Hai Nhựt. 3 Đua từng được nhiều ngưỡng mộ từ khi còn là Bí thư Q3 3 Đua tạo hình ảnh mẫu mực, liêm khiết, tích cực đầy nhiệt huyết dẹp cave đẹp vô cùng.
Cùng năm 2003, Bà Nhân không trụ được ra HN làm Thứ trưởng Bộ LĐTBXH đến 2008 quay lại làm Phó Bí thư nhưng cũng ngồi ngắm cán bộ là chủ yếu vì ghế trực Thành ủy Hai Nhựt đã đẩy Ba Đua lên nắm. Ngồi riết rồi dính vụ ông chồng, đến 2010 bà Nhân sang làm Phó VP TƯ Đảng phụ trách phía Nam cho đến ngày về hưu.
Ông Hai Nhân với Sáu Bình trụ lâu hơn cũng được đến 2005, 2006, người ra làm Bộ trưởng GD ĐT, người về làm Phó Tổng TTCP. Trước khi lên làm Bí thư SG, Hai Nhựt đã lần lượt cài Tư Huy, Năm Tín, Trung Tín, Thị Hồng… rồi sau này là 6 Cang vô những vị trí béo bở, quyền lực nhất.
Năm 2006, Hai Quân từ Đồng Nai về ngồi ghế Chủ tịch thật ra là thỏa hiệp của Hai Nhựt với TƯ hồi đó chứ ghế này ông ta định nhắm cho Ba Đua hoặc Tư Huy.
Nhiệm kỳ đầu Hai Quân mang danh là Chủ tịch nhưng mọi thứ ở SG chủ yếu do Bí thư Lê Thanh Hải và đàn em quyết hết. Dần dà Hai Quân cũng phải đi theo vì không còn con đường nào khác và trở thành người của Hai Nhựt hồi nào không hay. Từ đây nổi lên bộ tứ Hải Quân Đua Tài sau này thêm Cang Tín thành Hải Quân Cang Tín Đua Tài khiến SG nát bấy như bây giờ.
Hai Nhựt từng tính đưa 3 Đua, 4 Huy vô TƯ đề ngồi ghế Chủ tịch TP nhưng mưu bất thành. Tuy nhiên đau nhất là em Lê Tấn Hùng lẫn con Lê Trương Hải Hiếu rớt BCH Thành ủy nhiệm kỳ này ngay khi “vua” Lê chuẩn bị thoái vị. Đợi mãi đến khi ông Thăng về làm BT SG thì Hải Hiếu mới được “vớt” vô nhưng đến giờ thì đường tiến thân đã bị chặn. Riêng ông em Tấn Hùng từng bị đồn đoán bắt giam mấy lần.
Tính từ 2003 đến ngày về hưu 2016 thì triều nhà Lê ở SG kéo dài 13 năm với bao oan khuất ngút trời ở Thủ Thiêm, hàng loạt công sản khắp nơi biến thành tư sản và TP ngày càng chật chội, kẹt xe, ngập nước nhiều hơn.
Công của “Vua” Lê Thanh Hải và đám quần thần kể ra cũng có nhưng so với tội thì 1 chứ 2,3 lò giờ đốt cũng không hết. Đến nay, với đồ đệ 6 Cang đang chờ “lò đốt” thì xem như triều Lê ở SG đã chấm dứt. Còn dân vẫn chờ hoan ca xem số phận vua Lê như thế nào.
HÀ PHAN