Viện chủ và Tự chủ | Vuidulich.vn

Or you want a quick look:

Tự chủ là chỉ cho tăng sĩ có chức trách quản lý chùa. Thời nay gọi tự chủ là trụ trì. Tên gọi này chỉ cho lưu hành trong nội bộ Phật giáo.

Tự chủ là chỉ cho tăng sĩ có chức trách quản lý chùa. Thời nay gọi tự chủ là trụ trì. Tên gọi này chỉ cho lưu hành trong nội bộ Phật giáo. Trải qua các thời kì mà lịch sử tên gọi trụ trì cũng khác. Thời Đông Hán ở Trung Hoa lập chùa Bạch Mã, người quản lý Bạch Mã được gọi là tri sự, sau đó đổi thành tự chủ. Cũng từ nhân duyên hai sa-môn mang kinh đến Trung thổ mà xuất hiện chùa Bạch Mã để cho tăng sĩ ngoại quốc cư trú. Nguỵ thư-Thích Lão chí ghi: “Lẳng lặng như sa-môn Nhiếp-ma-đằng và Trúc-pháp-lan đến thành Lạc Dương vào thời kì Đông Tấn.

Viện chủ và Tự chủ

Viện chủ và Tự chủ

Viện chủ và Tự chủ

Kiến trúc tinh xảo Thánh Thọ trên Bảo Đỉnh được xây vào năm 1174,

trên Bảo Đỉnh có Thiên Phật động (động ngàn vị Phật), là di sản văn minh nhân loại

Trung Hoa có sa-môn từ đây. Từ đó Trung Hoa bắt đầu có sa-môn và pháp quỳ lạy”; ngoài ra, “Sau đó có sa-môn ở Thiên Trúc Đàm-kha-ca-la đến Lạc Dương, tuyên dịch giới luật. Giới luật ở Trung Hoa có từ đây”. Đến thời Đường, tự chủ còn gọi là viện chủ, giám tự. Tục Cao tăng truyện của Luật sư Đạo Tuyên phân tích chức tri sự trong chùa thuộc Thiền tông còn có thêm 6 chức (đô tự, giám tự phó tự, duy-na, điển tọa, trực tuế). Phật học Đại từ điển của Đinh Phúc Bảo soạn, giải thích chữ viện chủ còn gọi là tự chủ, là người có trách nhiệm xem xét việc chùa, xưa kia hay gọi viện chủ hoặc tự chủ.

Trong văn bia “Phục Ngưu sơn Vân Nham tự ký” được viết bằng chữ triện của tiến sĩ thời Minh Kiều Tấn (乔縉), phần sau văn bia liệt kê cụ thể nhiều đời trụ trì chùa Vân Nham (Vân nham nghĩa là mây vờn bay trên tảng đá, “Mù sương vơn đọng am nhà, lan xuyên thâm thấm sơn cốc ») trên núi Phục Ngưu (hành trạng kỳ đặc của Thiền sư Tự Tại lên núi hoang tu luyện, trên đường đi gặp trâu điên và đã “Lấy dây mũ cột trâu, bắt trâu nằm rạp xuống đất », nên nhân gian gọi núi này là núi Phục Ngưu).

READ  Sam Biển &039món ngon cực phẩm&039 không thể bỏ lỡ - HaloTravel

Văn bia ghi cụm từ: ‘am chủ’, ‘công đức chủ’. Am chủ (庵主) tức là người chủ chùa, cũng là trụ trì. Thời Tùy gọi am chủ là đạo tràng, thời Đường gọi là tự (chùa), quan thần trong triều phần nhiều gọi là tự, kế nữa gọi là viện, gọi chung là chủ thủ (主首). Đến năm Tuyên Hòa thứ 3 thời Bắc Tống thì cấm không gọi ‘chủ’, mà đổi thành Quản câu (管勾 ). Am chủ cũng là trụ trì, nhưng vào đầu năm Kiến Viêm thời Nam Tống, triều đình đổi thành trụ trì.

Nhưng đối với ở Việt Nam hiện nay lại có khác đôi chút. Trụ trì là chỉ cho tăng sĩ quản lý chùa. Viện chủ là vị trụ trì sau khi tuổi già sức yếu, « niên cao lạp trưởng » (tuổi cao Tăng lạp nhiều », sẽ giao hẳn chức trụ trì cho vị đệ tử Tăng nhân, rồi bản thân làm viện chủ. Tuy trên lý thuyết chùa là của thập phương bá tánh, nhưng trụ trì tức là đã tiến hành thủ tục hành chánh hợp pháp tư sản, trở thành toàn quyền điều hành chùa.

Và cũng tùy theo phước duyên và trình độ kiến trúc thẩm mỹ của vị trụ trì mà chùa được kết cấu quy mô và thanh nhã không. Các chùa ở miền Trung, đa phần sau khi vị trụ trì viên tịch, trong môn phái sẽ lập ra ban quản trị chùa, rồi kính mời một vị tăng có thẩm quyền hoặc đức cao trọng vọng trong môn phái làm viện chủ. Với quan niệm là nương uy đức viện chủ để chùa được yên ổn và thịnh vượng, bên cạnh đó, còn suy cử một vị tăng làm giám tự để thường trực quản lý chùa, chăm lo đời sống tăng chúng hoặc hướng dẫn tín đồ tu tập Phật pháp.

READ  TOP 8 Dòng Gà Tre Cảnh Đẹp Nhất Thế Giới Từ Trước Tới Nay

Tổ sư Thiên Thai tông thứ 17 đại sư Tri Lễ lúc còn sống có quy định bất kỳ tăng sĩ nào hoằng truyền sâu thẳm giáo quán Thiên Thai và đóng góp kiệt xuất cho Thiên Thai đều được làm trụ trì chùa Diên Khánh (Diên Khánh tổ đình Thiên Thai, là đạo tràng trùng hưng giáo nghĩa Thiên Thai). Tri lễ còn dạy đệ tử tâm đắc Quảng Trí lập ngay văn bia trong chùa và ghi lại tâm nguyện của mình để làm chứng cứ vĩnh viễn, ngõ hầu làm rạng sáng tổ đình Thiên Thai, khiến cho mạch pháp Thiên Thai chảy mãi. Văn bia nổi tiếng này, có tên là « Sử thiếp Diên Khánh tự » (使帖延庆寺).

Văn bia có những đoạn như: « ...Vĩnh viễn làm trụ trì mười phương, chuyển diễn giáo quán Thiên Thai của ngài Trí Khải, an Tăng tu đạo, tự lần lượt vậy. Chủ trì viện sự, tập trung học đồ, giảng tập giáo pháp Thiên Thai ». « ...Vĩnh viễn làm trụ trì mười phương. Tức là không giới hạn đồ đệ kế tục, thường phải là Tăng danh đức kế thừa diễn giảng », «Tập trung học đồ ở các nơi, là Tăng có đức hạnh, mới kế tục trụ trì truyền giáo». Văn bia nhấn mạnh nhiều lần câu «Trụ trì tăng mười phương», chúng ta có thể thấy được di chí của bậc cao đức luôn ẩn chứa nguồn «tâm trong suốt như ngọc bích như tuyết trắng » (白玉冰心 bạch ngọc băng tâm),[1]mà không nghiêng nặng về tôn đồ tông phong pháp phái hoặc huyết thống bà con gia đình.

READ  [HOT] Công Dụng Bất Ngờ Mặt Nạ Tảo Biển Hàn Quốc Flawless

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, tuy có khác nhau về tên gọi viện chủ, tự chủ, am chủ, công đức chủ, nhưng có cùng một chức trách là phụng hiến Tam bảo tôn. Trong biến cách ngôn ngữ dịch thuật cũng vậy, dịch khác danh xưng nhưng cùng ý nghĩa. Điển tịch duy thức của ngài Huyền Trang dịch,bản Tam thập tụng (Triṃśikā) của Huyền Trang dịch chữ ‘thức’ (識) là năng biến (能變), còn điển tịch của ngài Chân Đế (Paramārtha) lại dịch chữ ‘thức’ là năng duyên (能緣). Khác nhau nhiều giữa năng biến và năng duyên, bởi do “Năng biến chủ yếu là tồn tại luận, cho đến ý vị vũ trụ luận. Năng duyên chủ yếu mang ý vị nhận thức luận”.[2]Hoặc giả Huyền Trang dịch chữ pariṇāmaḥ là “thử năng biến (此能變” hoặc “thử năng biến duy tam” (此能變唯三),[3]trong Chuyển Thức luận của Chân Đế lại dịch chữ triṃśikā là năng biến.[4] Trong việc truy tìm ấn tích các đời trụ trì chùa cổ nổi tiếng, các nhà khảo cứ hoặc nhà viết sử cũng dựa trên tên gọi theo thời kì và niên đại mà định luận. Bộ sử thư Tục đăng Chánh thống gồm 42 quyển của Thiền sư Biệt Am soạn, cho rằng Thiền sư Nguyên Lượng khai sơn chùa Thánh Thọ trên núi Bảo Đỉnh, nhưng dựa theo văn bia “Lâm Tế chánh tông ký” ghi, thì Thánh Thọ không phải do Nguyên Lượng khai sơn mà chỉ là một đời trụ trì.[5] Suy ra, cũng do nguyên nhân thời gian tác giả khi viết bộ này, nhưng vẫnchưa có duyên gặp đọc văn bia này.

Bà Rịa - Vũng Tàu

Hạ an cư, 2018

***

[1] “Bạch ngọc băng tâm» được thấy trong bài thơ Xuân dạ cảm hoài của pháp sư Bạc Thường sống vào thời Thanh. 4 chữ này cũng là tượng trưng cho trong veo như nước.

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply