Or you want a quick look: Lịch sử chùa Thập Tháp
Chùa Thập Tháp hay Thập Tháp Di Đà Tự , là ngôi chùa được xây dựng rất lâu từ thế kỷ 17 ở tỉnh Bình Định. Là công trình kiến trúc có ý nghĩa lịch sử , cũng là điểm đến mang giá trị tâm linh.
Trải qua hơn 3 thế kỷ với bề dày lịch sử , hiện ngôi chùa này đang là điểm đến thu hút khách du lịch của tỉnh.
Đây cũng chính là ngôi chùa cổ xưa nhất ở đây , nếu bạn ghé dịp ghé thăm mảnh đất Bình Định , đừng bỏ lỡ điểm đến thú vị này.
Lịch sử chùa Thập Tháp
Chùa được xây dựng từ năm 1683 , bởi nhà sư Nguyên Thiều , một nhà tu hành , người gốc tỉnh Quảng Đông , Trung Quốc.
Xem thêm: Tổng hợp các địa điểm du lịch đẹp nhất Quy Nhơn
Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu , nhưng vẫn giữ được nét cổ kính vốn có của ngôi chùa hàng trăm năm tuổi .
Chùa Thập Tháp đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích cấp Quốc gia vào năm 1990.
Chùa Thập Tháp ở đâu?
Chùa Thập Tháp tọa lạc ở một vị trí rất yên tịnh, thuộc thôn Vạn Xuân, xã Nhơn Thành, thị xã An Nhơn , tỉnh Bình Định.
Đường đi đến Chùa Thập Tháp khá dễ dàng. Du khách có thể đi theo quốc lộ 1A từ Quy Nhơn đi ra hướng Bắc, qua khỏi thị trấn Đập Đá sẽ thấy cầu Vạn Thuận, nhìn phía bên tay trái sẽ có con đường nhỏ dẫn vào chùa , đi khoảng 200m sẽ tới nơi.
Chỉ dẫn trên Google map nhé
Nguồn gốc của tên gọi “Chùa Thập Tháp”
Chùa Thập Tháp , cái tên gọi này bắt nguồn từ việc ngôi chùa này được xây dựng trên nền gạch đổ của 10 ngôi tháp Chăm.
Có nguồn khác cho rằng ngôi chùa này có 10 ngôi tháp Chăm , nhưng theo thời gian , một số tháp đã bị sụp đổ , không còn nguyên vẹn và dần mất tích .
Nơi đây được biết đến là một ngôi chùa linh thiêng . Vào mỗi dịp lễ Tết , các Phật tử từ các nơi khác đều háo hức về chùa để vãn cảnh , cúng bái .
Khám phá nét đẹp của Chùa
Từ ngoài đi vào , phía trước chùa là một hồ sen lớn , tạo cho du khách cái nhìn rất thoải mái .
Đây là một địa điểm du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm mảnh đất này . Đặc biệt nơi này còn có một sự tích ly kỳ về “hòn đá oán hờn” hay còn gọi là “hòn đá chém”.
Khi du khách đến đây sẽ không chỉ được ngắm cảnh, nghe giảng về Phật pháp , mà còn được người dân nơi đây kể những câu chuyện thú vị được truyền từ đời này qua đời khác về những chuyện kỳ lạ xảy ra ở ngôi chùa này .
Hồ sen vào mùa hè , thay vì trồng sen thì hồ này dùng để thả cá .Cổng chùa là hai cột trụ cao , có tạc hai tượng sư tử ngồi uy nghi .
Cổng chính vào chùa
Cổng này theo mình biết thì chỉ mở cửa vào các dịp lễ , còn ngày thường thì chúng ta đi vào theo cổng phụ, đường thẳng vào cây vông đồng.
Bên hông chùa có một cây vông đồng (người dân địa phương hay gọi dông đồng) nhiều năm tuổi, rợp bóng mát . Đây cũng là chỗ nghỉ chân , tránh nắng của người dân khi đi làm đồng .
Cảnh quan bên trong Chùa Thập Tháp
Khuôn viên chùa khá rộng và yên tịnh . Đi từ cổng vào , về phía bên tay phải sẽ là hòn non bộ của chùa .
Một số hình ảnh về khuôn viên phía bên phải của ngôi chùa .
Từ cổng phụ đi vào , phía bên phải là khu chính điện .Đây là một trong những công trình kiến trúc chính của Chùa Thập Tháp
Ngoài các kiến trúc chính , chùa Thập Tháp còn có khu vườn tháp cổ với nhiều tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc phong phú .
Trải qua nhiều lần trùng tu , chùa Thập Tháp đã có sự giao thoa giữa kiến trúc cũ và mới , tạo nên một tổng thể hài hòa , nhưng vẫn giữ được nét cổ kính , thanh tịnh , hấp dẫn du khách ghé thăm .
Hòn Đá Chém chùa Thập Tháp
Du khách đến thăm chùa Thập Tháp , bên cạnh việc vãn cảnh chùa , còn được nghe kể về hòn đá chém của chùa
Theo như tìm hiểu , Hòn đá chém cao 0,38m , dài 1,58m , rộng 1,3m , toàn thân láng như hòn đá mài . Trải qua thời gian , hòn đá chém chứa đựng nhiều câu chuyện ly kỳ , huyền bí được người trong vùng truyền tụng đời này qua đời khác khiến không ít người phải dựng tóc gáy khi nghe kể .
Sự tích hòn đá chém
Chuyện kể rằng : Khi chúa Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn và lên làm Hoàng Đế , lấy niên hiệu là Gia Long , lập ra nhà Nguyễn . Với nỗi oán hờn và căm phẫn về nhà Tây Sơn , ông đã đuổi cùng giết tận những ai mang dòng dõi của nhà Tây Sơn .
Thành Hoàng Đế khi ấy là kinh đô vương triều của nhà Tây Sơn , ông đã cho san bằng thành cổ và ông đã cho mở một cuộc trả thù vô cùng tàn khốc.
Khám phá bảo tàng triều đại Tây Sơn - Bảo Tàng Quang Trung
Kinh đô oai hùng thời vua Quang Trung đã nhanh chóng bị tàn phá . Tương truyền , vua Nguyễn Ánh ra chiếu thư kêu gọi những người trong hoàng tộc và thân tộc nhà Tây Sơn ra đầu hang , và lời hứa hẹn sẽ không sát hại trả thù.
Rất nhiều người tin vào lời chiêu dụ đã ra trình diện , vua Gia Long ngay lập tức trở mặt , cho quân chém đầu tất cả số người này , không phân biệt già , trẻ , gái , trai.
Hòn đá được vua nhà Nguyễn dùng để chém đầu dòng dõi Tây Sơn khi ấy chính là Hòn Oán Hờn , hay còn gọi là Hòn Đá Chém bây giờ.
Khuôn viên với nhiều sắc hoa
Bên cạnh những thắng cảnh, những bảo tháp cổ kính , hay những sự tích linh thiêng , thì chùa Thập Tháp còn trồng rất nhiều hoa hoa thơm cỏ đẹp , tạo nên một khung cảnh nên thơ .
Bên cạnh những di tích lịch sử như Chùa Thập Tháp , thì còn có các di tích lịch sử khác như Thành Hoàng Đế hay Tháp Cánh Tiên. Cả hai di tích này đều nằm trên tuyến đường đến Chùa Thập Tháp . Nếu có dịp du khách cũng có thể ghé qua để chiêm ngưỡng.
Xem thêm: Chùa Ông Núi Bình Định - Tượng phật ngôi cao nhất Đông Nam Á
Chùa Thập Tháp Di - Đà đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Đây được xem như ngôi tổ đình danh tiếng xếp vào hàng bậc nhất ở miền Trung.
Nếu có dịp đến với mảnh đất Bình Định, hãy thử một lần đến thăm nơi này để có thể hiểu hơn về văn hóa - lịch sử của người dân ở mảnh đất này .